Ông lớn ngân hàng lại kêu thiếu tiền
Lãnh đạo các ngân hàng đề xuất cho phép được giữ lại cổ tức để tăng vốn, thay vì nộp ngân sách nhà nước.
Để đảm bảo tỉ lệ hệ số an toàn vốn (CAR), là thước đo quan trọng để đo mức độ an toànhoạt động của ngân hàng (NH) theo tiêu chuẩn Basel II, nhu cầu tăng vốn của các tổ chức tín dụng là rất lớn, đặc biệt đối với các NH thương mại nhà nước. Nếu không khẩn trương tăng vốn, khả năng tăng trưởng của các ông lớn NH sẽ chững lại, rất khó khăn đối với việc tăng trưởng tín dụng để phục vụ nền kinh tế.
“Thiếu vốn là vấn đề rất cấp bách”
Bốn NH thương mại nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank liên tục kêu thiếu vốn. Mới đây nhất, tại hội nghị liên quan tới xử lý nợ xấu, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho hay: Đối với các NH thương mại nhà nước, việc tăng vốn là cấp bách hơn bao giờ hết. Lý do là hiện nay, hệ số an toàn vốn dù chưa áp dụng theo Basel II nhưng đã chạm ngưỡng thiếu an toàn. Nếu áp dụng theo tiêu chuẩn trên, tỉ lệ này đã vi phạm ngưỡng an toàn.
“Tăng vốn là một trong những nhiệm vụ cấp bách của các tổ chức tín dụng, do đó kiến nghị Chính phủ cho phép bổ sung vốn điều lệ cho các NH thương mại nhà nước thông qua việc cho phép được giữ lại cổ tức hằng năm để tăng vốn. Đồng thời đề nghị Chính phủ rà soát cơ chế vừa tuân thủ pháp luật để vừa đảm bảo quyền lợi cổ đông, vừa triển khai được hiện hữu trong thực tế” – ông Thành đề nghị.
Không chỉ Vietcombank mà ba ông lớn khác là Agribank, VietinBank và BIDV cũng cần tăng vốn. Theo ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch HĐQT Agribank, hiện Agribank là NH thương mại 100% vốn nhà nước, do đó việc tăng vốn điều lệ dựa vào ngân sách nhà nước là chính. Vốn điều lệ hiện nay của NH là 30.000 tỉ đồng.
“Đây là mức thấp nhất trong nhóm bốn NH thương mại nhà nước. Điều này dẫn tới năng lực tài chính hạn chế, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp làm ảnh hưởng việc triển khai hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn” – ông Khánh cảnh báo.
Để khắc phục tình trạng trên, các ngân hàng đều cho biết đã tìm nhiều cách như bán bớt phần vốn nhà nước, cấu trúc lại danh mục tài sản có… nhưng vẫn thiếu vốn.
Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh Thanh tra, giám sát NH thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát NH Nhà nước, khẳng định: Các NH thương mại quốc doanh đang gặp nhiều khó khăn trong việc nâng vốn điều lệ.
“Nguyên nhân là do nghị quyết của Quốc hội không cho phép sử dụng ngân sách để cấp vốn cho NH thương mại. Nguồn ngân sách để tăng vốn cho các NH này cũng không có trong danh sách đầu tư trung hạn” – ông Du cho hay.
Việc tăng vốn cho các ngân hàng quốc doanh đang cấp thiết hơn bao giờ hết. Ảnh: TL
Sẽ có ngay 6.000 tỉ đồng nếu…
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH, cho rằng việc hướng đến các chuẩn mực an toàn theo Basel II là cần thiết đối với hệ thống NH Việt Nam. Có điều là để đạt được chuẩn Basel II như mục tiêu đề ra, vấn đề mấu chốt là Nhà nước phải chấp thuận cho các NH thuộc khối quốc doanh được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn điều lệ.
Nghĩa là thay vì chia cổ tức tiền mặt thì cho phép các ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo tính toán, nếu phương án giữ lại lợi nhuận để tăng vốn điều lệ được Nhà nước thông qua, riêng ba NH gồm VietinBank, Vietcombank và BIDV sẽ có thêm khoảng 6.000 tỉ đồng để tăng vốn ngay lập tức.
Video đang HOT
Ngoài ra, để tăng thêm vốn chủ sở hữu, các NH quốc doanh có thể phát hành các chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn trên năm năm. Bên cạnh đó, cần phải giảm tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước tại các NH quốc doanh này xuống mức 51%.
“Bởi chừng nào Nhà nước vẫn nắm giữ vốn với tỉ lệ đủ để chi phối các hoạt động nhưng lại không thể bơm vốn vào cho những NH này thì họ sẽ khó có khả năng đáp ứng được hệ số an toàn vốn theo Basel II. Điều này giống như vòng bế tắc, không có lối thoát” – ông Hiếu phân tích.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh Cơ quan Thanh tra, giám sát NH Nhà nước, cho biết NH Nhà nước đã kiến nghị Chính phủ nâng cao năng lực tài chính cho các NH quốc doanh, đáp ứng được yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II. Đồng thời NH Nhà nước kiến nghị Chính phủ chấp thuận về chủ trương, kế hoạch vốn và phương án tăng vốn cho các NH thương mại nhà nước của từng năm tài chính giai đoạn 2018-2020 và cơ chế tăng vốn để bù đắp mức thiếu hụt vốn dự kiến theo từng năm tài chính của các NH theo các thứ tự ưu tiên.
Mới đây, tại hội nghị liên quan đến xử lý nợ xấu, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng nhìn nhận việc tăng vốn với các NH quốc doanh là cấp bách và cần thực hiện ngay. Chính phủ cũng đang tìm giải pháp để tăng vốn cho bốn NH.
Cũng theo Phó Thủ tướng, ngoài Agribank đang chuẩn bị cho quá trình chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, việc tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ của Vietcombank và BIDV cần được triển khai ngay trong năm nay.
Nhu cầu tăng vốn đang hết sức bức thiết
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, vấn đề đáp ứng đủ mức vốn pháp định của nhóm NH thương mại nhà nước hiện hết sức bức thiết. Theo số liệu từ cơ quan này, hệ thống NH Việt Nam cần tăng vốn gấp 1,8-2 lần so với hiện tại để đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn theo quy định.
Chuyên gia tài chính NH Nguyễn Trí Hiếu cũng nhận định: Nếu các NH thương mại nhà nước trên không tăng được vốn sẽ làm hạn chế hoạt động cấp tín dụng cho cả hệ thống NH, kéo theo nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.
“Giả sử nếu có NH vẫn cố tình vượt rào để cấp tín dụng khi đã chạm giới hạn đỏ của hệ số an toàn cũng sẽ đặt cả hệ thống vào rủi ro. Vì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NH và tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của NH” – ông Hiếu phân tích.
KHÁNH MAI
Theo plo.vn
Chứng khoán 24h: Cổ phiếu châu Á khởi sắc nhờ đàm phán thương mại đang được nối lại
Thị trường chứng khoán châu Á phiên 13/9 khá tích cực sau thông tin Mỹ cố gắng khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật tăng 0,96% lên mức 22.821,32 điểm. Đồng thời, chỉ số chứng khoán Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,54%, đóng cửa ở mức 27.014,49 điểm.
Chứng khoán chiều 14/9: Cơ hội nhen nhóm ở một số cổ phiếu
So với phiên sáng, các cổ phiếu lớn vẫn đi ngang hoặc thậm chí giảm nhẹ khiến cho VN-Index suýt nữa đã đóng cửa trong sắc đỏ. Tuy nhiên, trên thị trường lại xuất hiện một số mã tích cực như HDB, HSG, BVH giúp thị trường bớt đi sự đơn điệu.
Cà phê Thương Phú (CTP) phát hành gần 1,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức
Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua mới đây, CTCP Cà phê Thương Phú (mã CTP) đã thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả 10% cổ tức cho cổ đông. Theo đó, Thương Phú sẽ phát hành thêm gần 1,1 triệu cổ phiếu CTP với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết ngày 31/12/2017 (34,4 tỷ đồng). .
Baovietbank: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm giảm gần 57% so với cùng kỳ
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, Baovietbank chỉ ghi nhận lợi nhuận trước thuế ở mức khá khiêm tốn là hơn 24 tỷ đồng, giảm tới 56,8% so với con số hơn 56 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm trước. ..
Cổ phiếu Nhà sách Phương Nam tiếp tục bị kiểm soát đặc biệt
Ngày 13/2/2018, sở có quyết định số 52/QĐ-SGDHCM đưa cổ phiếu PNC vào diện kiểm soát kể từ ngày 27/02/2018 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2016 là âm 39,35 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2017 là âm 66,51 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2017 là âm 105,86 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016 và 2017. ..
Môt lãnh đạo Chứng khoán Thiên Việt đăng ký bán hết cổ phiếu đang nắm giữ
CTCP Chứng khoán Thiên Việt (mã TVS) vừa thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ trên HoSE.
Theo đó, ông Đỗ Việt Hùng, Trưởng Ban kiểm soát công ty đăng ký bán hết lượng cổ phiếu đang nắm giữ là 26.970 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,04%. .
Petrolimex dự kiến bán tối đa 60 triệu cổ phiếu quỹ trên sàn HOSE
Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX, Petrolimex) đang trong quá trình làm thủ tục để tiến hành bán cổ phiếu quỹ. Petrolimex dự kiến bán tối đa 60 triệu cổ phiếu quỹ trên sàn HOSE tùy theo điều kiện và diễn biến của thị trường chứng khoán. Thời điểm triển khai sớm nhất có thể trong quý IV/2018, sau khi được Bộ Công Thương chấp thuận và có sự đồng ý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Lãi ròng Chiếu xạ An Phú vượt kế hoạch sau nửa năm
Theo BCTC soát xét 6 tháng 2018, CTCP Chiếu xạ An Phú (APC) ghi nhận doanh thu thuần 79,3 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp cũng tăng 25% lên 56,8 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng trong kỳ ở mức 3 tỷ đồng, cao hơn so với con số 866 triệu đồng nửa đầu 2017, đây cũng là khoản ghi nhận chênh lệch cao nhất trong các chỉ tiêu của APC. Chi phí quản lý tăng 24% lên gần 10 tỷ đồng.
Sau VinaCapital, đến lượt Dragon Capital chuyển nhượng cổ phần TCB
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) từ nhóm Dragon Capital vào ngày 11/9.
Cụ thể, 9 quỹ có liên quan đến Dragon Capital đã chuyển nhượng 3 triệu cổ phiếu TCB cho 3 quỹ ngoại khác là Vietnam Growth Stock Income Mother Fund (nhận 1,8 triệu cp), Cam Vietnam Mother Fund (900.000 cổ phiếu) và FC Global (300.000 cổ phiếu).
Phiên 13/9: Khối ngoại bán ròng gần 60 tỷ đồng GEX
Ảnh hưởng từ giao dịch bán thỏa thuận 2 triệu cổ phiếu GEX, khối ngoại chuyển sang rút ròng gần 96,8 tỷ đồng trên HOSE. Thận trọng hơn, khối này cũng bán ra nhẹ hơn 800 triệu đồng trên HNX và mua ròng 3,5 tỷ đồng trên UpCoM.
Trên HOSE, khối ngoại thực hiện mua vào 526 tỷ đồng, chiếm hơn 13,7% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 622 tỷ đồng. Như vậy, khối này đã trở lại bán ròng nhẹ hơn 96,8 tỷ đồng, tương ứng 2 triệu cổ phiếu trong phiên hôm nay. ..(Xem tiếp).
Phó Tổng Giám đốc Ocean Group đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu OGC
Bà Nguyễn Thị Dung, Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group - mã chứng khoán OGC) vừa thông báo đăng ký bán bớt 2 triệu cổ phiếu trong tổng số 3,2 triệu cổ phiếu OGC đang sở hữu (tỷ lệ 1,07%) để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh từ 7/9 đến 13/10/2018.
Chứng khoán châu Á
Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật tăng 0,96% lên mức 22.821,32 điểm. Diễn biến đến sau khi Nhật thông báo lượng đơn đặt hàng máy móc thiết bị tháng 8 tăng 11% so với tháng 7.
Đồng thời, chỉ số chứng khoán Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,54%, đóng cửa ở mức 27.014,49 điểm. Tại Trung Quốc, Shanghai composite tăng 1,15% lên 2.686,58 điểm trong khi Shenzen composite tích cực trở lại với mức tăng 0,71% lên 1.413,57 điểm.
Tại Australia, ASX 200 giảm 0,76% xuống còn 6.128,7 điểm với ngành tiện ích giảm 2,15%.
MAI HƯƠNG
Theo Trí Thức Trẻ
Mở rộng diện thu thuế để tăng thu ngân sách Đây là khuyến cáo được các chuyên gia đưa ra tại Báo cáo đánh giá tình hình tài chính cho phát triển bền vững tại Việt Nam, được công bố vào chiều 11-9, tại Hà Nội. Báo cáo này được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đặt hàng và do một nhóm chuyên gia biên soạn, với mục...