Ông lớn Hòa Phát tính thắng trong nuôi lợn?
Hòa Phát chỉ đơn thuần đầu tư tài chính. Họ lấn sang lĩnh vực thức ăn chăn nuôi “đã kinh”, chứ ít ai nghĩ đến việc Hòa Phát đầu tư nuôi cả lợn.
Từ một doanh nghiệp sản xuất thép, Hòa Phát chuyển sang nuôi lợn
Sự kiện Tập đoàn Hòa Phát- một doanh nghiệp chuyên về sản xuất thép, nhập 500 con lợn giống đầu tiên từ Đan Mạch về Việt Nam, chính thức đánh dấu việc tập đoàn này đặt chân vào nông nghiệp sau một thời gian âm thầm chuẩn bị.
Tháng 4.2015, Tập đoàn Hòa Phát đã chi 300 tỉ đồng để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) tại Hưng Yên với tham vọng sẽ tham gia vào thị trường TACN trong nước. Tại thời điểm đó, nhiều ý kiến cho rằng, Hòa Phát chỉ đơn thuần đầu tư tài chính. Họ lấn sang lĩnh vực thức ăn chăn nuôi “đã kinh”, chứ ít ai nghĩ đến việc Hòa Phát đầu tư nuôi cả lợn.
Lý giải cho việc đầu tư sang lĩnh vực chăn nuôi, trả lời trên báo chí, ông Trần Tuấn Dương-Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cho rằng, về thức ăn chăn nuôi, nhu cầu ở Việt Nam luôn đạt mức tăng khoảng 10%/năm, với nhu cầu dự báo đến năm 2015 là 18-20 triệu tấn thức ăn công nghiệp, doanh số lên tới 6 tỷ USD. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận không cao, song ngành thức ăn chăn nuôi lại có quy mô lớn và rất tiềm năng. Đặc biệt, theo ông Dương, nếu hiệu quả, sau 10 năm, doanh thu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi của Hòa Phát sẽ tương đương với thép hiện nay.
Video đang HOT
Việc Hòa Phát nhập 500 con lợn giống đầu tiên từ Đan Mạch, có thể hình dung, doanh nghiệp này đang hướng tới mô hình chăn nuôi khép kín theo kiểu của C.P và nhiều doanh nghiệp khác. Theo đó, đầu tiên cung cấp thức ăn, con giống, sau đó thiết lập các trang trại chăn nuôi, xây dựng nhà máy chế biến và mạng lưới phân phối, tạo thành chuỗi khép kín.
Theo thông báo của Tập đoàn Hòa Phát, dự kiến, sau khoảng 10 tuần nữa, Hòa Phát sẽ tiếp tục nhập đợt heo giống thuần chủng thứ hai về để nhân đàn, sinh sản. Dự kiến, Hòa Phát sẽ bắt đầu cung cấp lợn thịt, lợn giống từ đầu năm 2018 và đặt mục tiêu đạt 650.000 đầu lợn vào năm 2021.
Đánh giá về việc Tập đoàn Hòa Phát đầu tư vào nuôi lợn, ông Tống Xuân Chinh- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết: “Bây giờ đã có nhiều công ty, tập đoàn, các tổ chức tư nhân đầu tư vào chăn nuôi, một số tổ chức đã có truyền thống đầu tư chăn nuôi, cũng có một số tổ chức từ các lĩnh vực khác như ngân hàng, xây dựng, thép… chuyển sang đầu tư cho chăn nuôi. Đây là một tín hiệu mừng khi ngành chăn nuôi được đánh giá là khó khăn khi hội nhập sâu vào sân chơi quốc tế, song các doanh nghiệp vẫn thấy rằng ngành chăn nuôi vẫn có tiềm năng lớn để phát triển, nên họ mới đầu tư và chúng tôi rất ủng hộ xu hướng này”.
Theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, việc “đại gia” Hòa Phát đầu tư vào nuôi lợn đánh dấu sự thành công trong việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. “Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, từ 2 năm nay Bộ NNPTNT đã có chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tạo thành đầu tàu dẫn dắt chuỗi giá trị. Đây chính là tín hiệu đáng mừng của ngành nông nghiệp nước ta”- TS. Tuấn nói.
Thị trường TACN và chăn nuôi Việt Nam hiện đang rất sôi động với sự tham gia của hàng loạt tên tuổi lớn như C.P. Cargill… và gần đây là Massan, Hòa Phát, NutiFood, đó là chưa kể 2 đại gia trong chăn nuôi bò là TH và Hoàng Anh Gia Lai. Theo thống kê của Bộ NNPTNT, tổng sản lượng lợn hơi xuất chuồng trong nước năm 2015 đạt gần 3,5 triệu tấn, đó là chưa kể lượng thịt nhập khẩu từ nước ngoài.
Theo Danviet
Lãnh đạo Đà Nẵng cam kết hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư
Chiều 18/5, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã đến thăm 2 nhà máy trên địa bàn quận Liên Chiểu là Công ty TNHH TCIE Việt Nam và Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh mong muốn nắm bắt được khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tại buổi gặp gỡ, Bí thư Xuân Anh một lần nữa khẳng định Đà Nẵng sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ nhà đầu tư hết sức khi đến đầu tư và hoạt động tại thành phố Đà Nẵng.
Tại Công ty TNHH TCIE Việt Nam (công ty thành viên của Tập đoàn Tan Chong của Malaysia, chuyên sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe ô tô nhãn hiệu Nissan), Bí thư Nguyễn Xuân Anh cho biết mục đích của chuyến thăm là muốn nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của công ty, những khó khăn trong hoạt động sản xuất cũng như biết được công ty có được các cấp ngành của TP Đà Nẵng hỗ trợ hay không, có dự định mở rộng sản xuất hay không. Ông Xuân Anh chia sẻ, bản thân rất phấn khởi khi nghe công ty đưa ra kế hoạch đóng góp khoảng 500 tỉ đồng cho ngân sách trong năm 2016.
Ông Ho Wah Juan - Chủ tịch Công ty TCIE Việt Nam, cho biết hoạt động sản xuất của công ty đã luôn được các cấp ngành của thành phố quan tâm tạo nhiều kiện. Ông Ho Wah Juan thông tin, Tan Chong là một tập đoàn lớn, có tất cả 4 công ty ở các nước với khoảng 15.000 nhân viên. Khi đến TP Đà Nẵng đầu tư, công ty TCIE đã mua 4 lô dất với diện tích hơn 127.000 m2. Điều đó thể hiện lãnh đạo công ty muốn đầu tư lâu dài ở Đà Nẵng, muốn trở thành một phần của Đà Nẵng. Ông Ho Wah Juan cũng nói thêm, công ty TCIE Việt Nam bắt đầu sản xuất vào tháng 6/2013, mặc dù chưa sản xuất nhiều nhưng cũng đóng góp vào ngân sách TP Đà Nẵng khoảng 800 tỉ đồng. Hiện nay, dù công ty vẫn đang bị lỗ nhưng sẽ quyết tâm bám trụ. Ông Ho Wah Juan cho biết, hiện nay vốn điều lệ của công ty ở TP Đà Nẵng cũng đã tăng lên 60 triệu triệu USD, gấp 10 lần so với ban đầu.
Lãnh đạo công ty TCIE cho hay vừa qua, thực hiện chiến lược phát triển, mở rộng sản xuất, công ty đã làm việc với Bộ Công thương để xin cấp phép được nhập thiết bị lắp ráp xe thì gặp một số vướng mắc về cơ chế. Ông Ho Wah Juan kiến nghị và mong muốn được chính quyền TP Đà Nẵng hỗ trợ góp thêm tiếng nói trong việc này. "Nếu tăng công suất thì sẽ đóng góp được nhiều hơn nữa. Chúng tôi hy vọng sẽ trở thành một "Thaco Đà Nẵng", ông Ho Wah Juan chia sẻ.
Trong buổi chiều, Bí thư Nguyễn Xuân Anh cũng đã đến thăm Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.
Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát ông Trần Đình Long cho biết hết sức vui mừng khi được lãnh đạo thành phố quan tâm đến thăm. Ông Long cho hay Tập đoàn có nhiều công ty ở nhiều địa phương nhưng không ở đâu "tuyệt vời" như TP Đà Nẵng. Ông Long cho biết vướng mắc lớn nhất của công ty chính là việc xin phép được mở rộng thêm 1,5 ha đất để sản xuất thì đã được TP Đà Nẵng chấp thuận vào buổi sáng cùng ngày.
Lãnh đạo Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát cũng thông tin thêm cho biết, trong năm 2015, công ty đạt doanh thu hơn 1.300 tỉ đồng, riêng quý I-2016 là khoảng 400 tỉ đồng, kế hoạch năm 2016 sẽ đạt 1.700 tỉ đồng. Hiện nay, số lượng công nhân ban đầu từ 50-60 người nay đã tăng lên hơn 500 người.
Cũng tại buổi gặp gỡ, Bí thư Nguyễn Xuân Anh cam kết cá nhân ông và lãnh đạo TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ cho nhà đầu tư đồng thời nhấn mạnh công ty hoạt động phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, cố gắng hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hòa Phát phải nhập khẩu hơn 1,6 triệu tấn quặng sắt Dự kiến trong năm 2016, khối lượng quặng sắt nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn và năm 2017 có thể tăng 3 triệu tấn. Xuất phát từ nguồn nguyên liệu quặng sắt thế giới dồi dào, giá rẻ, Công ty CP Thép Hòa Phát, công ty con của tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã làm việc với nhiều đối tác trên thế giới...