“Ông lớn” bất động sản bất ngờ báo lỗ, hàng loạt sàn địa ốc phải “ngủ đông”
“Ông lớn” Vinaconex báo lỗ sau nhiều năm, dòng tiền kinh doanh âm nặng; chưa kịp hồi sức lại vấp đợt dịch mới, 80% sàn bất động sản tạm đóng cửa…
là những thông tin bất động sản nổi bật tuần qua.
“Ông lớn” Vinaconex báo lỗ sau nhiều năm, dòng tiền kinh doanh âm nặng
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex ( mã chứng khoán: VCG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II năm nay với nhiều con số đáng lưu ý.
Báo cáo cho thấy, doanh thu thuần trong kỳ của Vinaconex đạt 1.408 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu lũy kế 6 tháng đạt 2.360 tỷ đồng, giảm khoảng 7% so với cùng kỳ.
Bất ngờ, quý II Vinaconex báo lỗ gần 66 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi tới 349,3 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, Vinaconex lãi 279,4 tỷ đồng, lao dốc 34% so với cùng kỳ.
Không chỉ báo lỗ trong quý II, doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm lũy kế nửa năm, một điểm đáng lưu ý khác trong báo cáo của Vinaconex là dòng tiền lưu chuyển sử dụng vào hoạt động kinh doanh âm tới 2.676 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ con số này là 58 tỷ đồng.
Năm 2021 Vinaconex đặt mục tiêu tham vọng với doanh thu hợp nhất đạt 12.230 tỷ đồng, tăng 41% so với kết quả thực hiện năm 2020, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng.
Chưa kịp hồi sức lại vấp đợt dịch mới, 80% sàn bất động sản tạm đóng cửa
Trong báo cáo thị trường bất động sản quý II năm nay vừa công bố, Bộ Xây dựng đã thông tin cụ thể về lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng.
Bộ Xây dựng cho biết, từ cuối tháng 4, đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, kéo dài và diễn biến phức tạp hơn những lần trước đã có những tác động đến thị trường bất động sản.
“Các sàn giao dịch bất động sản chưa kịp phục hồi hoàn toàn từ những lần trước, do đó chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề hơn. Tính đến thời điểm này, hầu như chỉ có các sàn giao dịch bất động sản thuộc những doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và trực tiếp làm chủ đầu tư dự án mới tiếp tục duy trì hoạt động. Còn lại khoảng 80% các sàn giao dịch bất động sản chỉ làm trung gian môi giới hầu như phải tạm dừng hoạt động “, Bộ Xây dựng thông tin.
Video đang HOT
Thị trường khó khăn vì dịch bệnh, nhiều sàn môi giới tạm thời đóng cửa.
Nhà rẻ hơn 40% giá thị trường, người mua cần cẩn trọng những điều này
Theo giới buôn bất động sản, ở Hà Nội có rất nhiều nhà đầu tư đi “săn” nhà. Chỉ cần thấy nhà hợp lý, họ sẵn sàng đặt cọc ngay tại chỗ. Sau đó, họ sẽ sửa và bán lại với giá cao. Vì thế, người mua để ở rất khó tiếp cận được những căn nhà như vậy.
Tuy nhiên, các căn nhà giá rẻ hơn mặt bằng chung của thị trường vẫn có không ít. Nhưng nếu mua, khách hàng sẽ phải chấp nhận những lỗi mà căn nhà này gặp phải.
Theo anh Hoàng Anh (Đống Đa, Hà Nội), một người môi giới bất động sản, yếu tố đầu tiên của các căn nhà giá rẻ hơn so với thị trường là vị trí nằm trong ngõ ngách. Nhà rẻ thường nằm trong ngõ chỉ có xe máy có thể đi lại, hai xe máy tránh nhau được cũng đã có giá khác. Nhà trong ngõ này cũng sẽ bí và thiếu ánh sáng do nhà xung quanh thường xây đua ra ở các tầng trên.
Nhà giá rẻ thường ở trong ngõ sâu (Ảnh minh họa).
Xấu, đẹp bên trong ngôi nhà 2 tầng tốn nhiều tiền vẫn bị ví như lồng sắt
Chia sẻ về ngôi nhà mới xây của gia đình mình, Vương (20 tuổi, Quảng Bình) nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều trong cách thiết kế.
Một số người cho rằng, với việc sử dụng quá nhiều thanh sắt khiến ngôi nhà hơi bị “rối”, thậm chí cái “lồng sắt”. Căn nhà rộng với diện tích sàn lên tới vài trăm m2 nhưng chỉ có 3 phòng ngủ, giếng trời quá lớn… Thậm chí có bình luận cho rằng, ngôi nhà với chi phí 4 tỷ đồng này có phần quá đắt so với giá trị thực tế…
Bên cạnh đó, cũng khá nhiều lời khen dành cho ngôi nhà như thoáng sáng, rộng rãi… Đặc biệt thiết kế nội thất trong căn nhà được đánh giá khá “chill”.
Đáp lại mọi lời khen chê, Vương cho biết không có gì hoàn hảo. Cậu nhận góp ý tất cả từ mọi người và những gì thấy cần thay đổi sẽ lắng nghe, tiếp thu.
Ngôi nhà trắng với thiết kế khá thoáng đãng, duy chỉ có điểm nhấn quá nhiều thanh sắt khiến tầng 2 có cảm giác hơi rối (Ảnh: NVCC).
Dự án VIP Đồng Văn ở Hà Nam: Người dân mong sớm giải quyết dứt điểm vụ việc
Khi biết tin Thanh tra Chính phủ (TTCP) ra quyết định rà soát một số vụ việc khiếu nại kéo dài, trong đó có vụ tranh chấp đất đai liên quan dự án Khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II, rất nhiều người dân mua đất tại dự án này mong muốn cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm những tồn tại, sai phạm xung quanh dự án này.
Dự án Khu nhà ở phục vụ khu công nghiệp Đồng Văn II được phân lô, bán nền cho nhiều người nhưng đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ.
Năm 2017 – 2018, mặc dù Dự án Khu nhà ở phục vụ khu công nghiệp Đồng Văn II khi được phê duyệt với mục đích xây dựng nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II, và dù chưa đủ điều kiện kinh doanh cũng như không được phép phân lô, bán nền nhưng chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển Hà Nam (Công ty HNC) vẫn quảng cáo phân lô, bán nền, ký hợp đồng chuyển nhượng đất với khách. Thậm chí, các khách hàng còn được cam kết làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho khách mua đất. Tuy nhiên, đến nay, những người mua này vẫn không nhận được sổ đỏ như cam kết.
Anh Nguyễn Văn Cường, một người mua đất tại dự án này cho biết: “Tôi đã mua đất ở dự án này được 3 năm nay, nhưng đến bây giờ vẫn chưa có sổ. Tôi rất mong chờ các cơ quan chức năng sớm giải quyết minh bạch, đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho người dân chúng tôi”.
Đại gia bất động sản CEO lỗ đậm
Đặt mục tiêu lãi 80 tỷ đồng năm nay song sau 6 tháng, Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO báo lỗ sau thuế gần 165 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Tập đoàn CEO (CEO, mã chứng khoán: CEO), vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021.
Lỗ gần 165 tỷ đồng sau 6 tháng
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý II của CEO đạt 140,6 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2020, song tính lũy kế 6 tháng vẫn giảm hơn 32%.
Doanh thu tăng nhưng do giá vốn hàng bán cũng tăng, quý II năm nay, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của CEO là - 28,8 tỷ đồng. Hay nói cách khác, quý II, CEO lỗ gộp 28,8 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 20,2 tỷ đồng cùng kỳ 2020. Sau 6 tháng, CEO lỗ gộp hơn 12,4 tỷ đồng về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp quý II và 6 tháng đều giảm song quý II năm nay, CEO vẫn lỗ sau thuế hơn 126,7 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 112 tỷ đồng cùng kỳ 2020. Trong đó, công ty mẹ chịu lỗ 76 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, CEO lỗ 164,7 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 110 tỷ đồng cùng kỳ 2020. Trong đó, công ty mẹ chịu lỗ hơn 94 tỷ đồng.
Tập đoàn CEO có nửa năm làm ăn không mấy hiệu quả (Ảnh minh họa: CEO).
Năm 2021 này, CEO đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.600 tỷ đồng, tăng gần 21%, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 80 tỷ đồng. Song thực tế, một nửa chặng đường đã trôi qua, công ty vẫn lỗ.
Trước đó, năm 2020, doanh nghiệp sở hữu hàng loạt dự án lớn, chủ yếu là bất động sản nghỉ dưỡng, trải dài khắp các tỉnh thành cả nước như Hà Nội, Quảng Ninh, Phú Quốc... đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến cho kế hoạch này không thể hoàn thành khi mà năm 2020, công ty chỉ đạt 1.324 tỷ đồng doanh thu, giảm mạnh 70% so với 2019, lỗ 103 tỷ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm
Đáng chú ý trong báo cáo tài chính hợp nhất quý II của CEO là lưu chuyển tiền thuần trong kỳ đến 30/6 là - 144,4 tỷ đồng với việc lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - 91,1 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư - 37 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính - 16,1 tỷ đồng. Cùng kỳ năm 2020, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của CEO vẫn là hơn 31 tỷ đồng.
Trong nghiệp vụ kế toán, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm phản ánh dòng tiền thu vào nhỏ hơn tổng dòng tiền chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang giảm sút.
Theo giới phân tích, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm thể hiện sự khó khăn của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ... Còn ngược lại, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính không bắt buộc cần dương. Bởi lẽ, trong một số trường hợp, việc các chỉ số này âm còn thể hiện năng lực, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển hoặc doanh nghiệp tăng được nguồn tài trợ bên trong hoặc không có nhu cầu cần tài trợ nên huy động vốn từ nhà cung cấp giảm xuống.
Tiền và các khoản tương đương tiền, một trong những chỉ số quan trọng trên bảng cân đối kế toán, phản ánh toàn bộ số tiền, tương đương tiền của doanh nghiệp, sau 6 tháng cũng giảm mạnh.
Cụ thể, đến 30/6, tiền mặt tại quỹ của CEO tăng từ 19,6 tỷ đồng lên 24,9 tỷ đồng (tăng 27%). Tuy nhiên, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn lại giảm từ 194,6 tỷ đồng thời điểm 1/1 năm nay về còn 44,8 tỷ đồng đến 30/6, tương đương giảm gần 77%. Tính chung lại, tiền và các khoản tương đương tiền của CEO sau 6 tháng đạt gần 84,2 tỷ đồng, giảm 63% so với mức 228,6 tỷ đồng thời điểm 1/1/2021.
Về hàng tồn kho, một trong những chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp ngành bất động sản, tính đến 30/6, tồn kho của CEO giảm 5,8% về 625,8 tỷ đồng. Tại CEO, sau 6 tháng, tồn kho hàng hóa và tồn kho chi phí xây dựng dở dang - 2 cấu phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục hàng tồn kho, lần lượt là 3,9 tỷ đồng và 574,2 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm.
Theo giới phân tích, trong bất động sản, tồn kho bao gồm nhiều cấu phần song quan trọng nhất vẫn là tồn kho thành phẩm (hàng hóa, thành phẩm đã hoàn thiện), bán thành phẩm (bất động sản, sản xuất kinh doanh dở dang). Tồn kho thành phẩm tăng sẽ tiềm ẩn nỗi lo và nguy cơ. Song nếu tồn kho bán thành phẩm giảm cũng chưa hẳn đã tốt.
Về tình hình vay nợ, đến hết 30/6, CEO đang vay ngắn hạn 721,8 tỷ đồng, tăng so với mức 532,6 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ tại BIDV là 328 tỷ đồng (đầu năm 174,5 tỷ đồng), VietinBank 252 tỷ đồng (đầu năm 181 tỷ đồng)...
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CEO đóng cửa phiên 30/7 với giá 8.600 đồng/cổ phiếu. So với mức đỉnh 14.300 đồng/cổ phiếu đạt được hồi tháng 1, giá CEO đã giảm gần 40%.
Nở rộ chiêu bán cắt lỗ, xuất hiện lời khuyên lạ của giới buôn bất động sản Nở rộ chiêu trò bán cắt lỗ căn hộ chung cư trong mùa dịch; Lời khuyên kỳ lạ của dân buôn bất động sản, đi xem nhà vào ngày mưa lớn... là những thông tin bất động sản nổi bật trong tuần. Nhà đầu tư lãnh hậu quả sau một thời "sốt" đất, rao cắt lỗ xuất hiện ở đâu Theo Hội môi...