“Ông lớn” Amazon bị châu Âu phạt 887 triệu USD
Cơ quan giám sát quyền riêng tư của châu Âu vừa tuyên phạt Tập đoàn thương mại điện tử Amazon 746 triệu EUR (tương đương 887 triệu USD) vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu.
Amazon bị phạt 887 triệu USD vì không tuân thủ quy định về bảo vệ dữ liệu (Ảnh: Getty).
Trong một hồ sơ gửi cơ quan chứng khoán, Amazon tiết lộ, khoản tiền phạt này được ban hành từ 2 tuần trước bởi Ủy ban bảo vệ dữ liệu quốc gia Luxembourg (CNPD).
Theo cơ quan này, Amazon bị phạt vì quá trình xử lý dữ liệu cá nhân của “ông lớn” này không tuân thủ quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (GDPR). CNPD đã yêu cầu Amazon phải sửa đổi các phương thức kinh doanh bí mật hiện hành.
Tuy nhiên, Amazon đã phủ nhận cáo buộc này và cho rằng không vi phạm bất kỳ quy tắc của GDPR.
Một người phát ngôn của Amazon nói với CNBC rằng: “Duy trì bảo mật thông tin của khách hàng và sự tin tưởng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.
Video đang HOT
“Không có vi phạm dữ liệu nào và cũng không có dữ liệu của khách hàng được tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào”, phát ngôn viên của Amazon khẳng định.
Amazon cho biết, họ hoàn toàn không đồng ý với phán quyết của CNPD và dự định sẽ kháng cáo.
Hiện CNPD vẫn chưa có bình luận gì về vấn đề này.
Năm 2018, CNPD đã bắt đầu mở cuộc điều tra sau khi một nhóm bảo vệ quyền riêng tư của Pháp đệ đơn kiện Amazon với cáo buộc tự ý thu thập dữ liệu cá nhân để sử dụng cho quảng cáo.
Theo quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu, các cơ quan giám sát quyền riêng tư ở châu Âu có khả năng phạt các công ty tới 4% doanh số toàn cầu hàng năm của họ.
Do vậy, dù Amazon bị phạt lên đến hàng trăm triệu USD nhưng con số này vẫn tương đối nhỏ so với kết quả kinh doanh của họ.
Theo đó, Amazon vừa công bố kết quả kinh doanh quý III, với doanh thu vượt mốc 100 tỷ USD quý thứ 3 liên tiếp, tăng 27% so với cùng kỳ đạt mức 113,08 tỷ USD.
WHO và EU phối hợp đánh giá vaccine Sputnik V vào tháng 5
Các chuyên gia kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ phối hợp với Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) bắt đầu vòng đánh giá tiếp theo đối với vaccine Sputnik V của Nga vào ngày 10/5 tới.
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 22/4, WHO nêu rõ quá trình đánh giá sẽ kéo dài từ trung tuần tháng 5 tới tuần đầu của tháng 6. Một nhóm các chuyên gia của WHO và EMA đang đánh giá thực hành lâm sàng tốt (GCP) liên quan đến vaccine Sputnik V. GCP là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn cho việc thiết kế, tổ chức triển khai, thực hiện, giám sát, kiểm tra, ghi chép, phân tích và báo cáo về thử nghiệm lâm sàng vaccine nhằm bảo đảm tính tin cậy, chính xác của dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu, bảo vệ quyền, sự an toàn và bảo mật thông tin của đối tượng nghiên cứu.
Về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của vaccine Sputnik V, WHO cho biết tổ chức này vẫn đang tiếp nhận thông tin của nhà sản xuất.
Trước đó, Thứ trưởng Y tế Nga Sergei Vershinin đã có các cuộc thảo luận với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Geneva (Thụy Sĩ). Sau cuộc gặp, trên mạng xã hội Twitter, Tổng Giám đốc Ghebreyesus đã hoan nghênh các nỗ lực của Nga trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn để đưa vaccine Sputnik V vào Danh sách Sử dụng khẩn cấp.
Cùng ngày, người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri cho biết Nga đã chấp thuận trên nguyên tắc về đề nghị cung cấp vaccine Sputnik V cho quốc gia Đông Nam Á này. Chi tiết về số lượng vaccine, giá cả và thời gian giao hàng sẽ được quyết định trong các cuộc thảo luận tiếp theo giữa công ty nhập khẩu vaccine và Bộ Y tế Thái Lan.
Tại Ấn Độ, công ty phân phối Dr. Reddys Laboratories cho biết nước này sẽ nhận được vaccine Sputnik V vào cuối tháng 5, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu và điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ tiêm phòng của nước này.
Dự kiến vaccine Sputnik V sẽ được sản xuất tại Ấn Độ trong vài tháng tới. Nước này đã đặt mục tiêu có vaccine sản xuất trong nước từ quý II.
Theo báo cáo ngày 22/4 của Bộ Y tế Ấn Độ, nước này đã ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 trong một ngày đều tăng cao nhất từ khi đại dịch bùng phát. Trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Á này ghi nhận 314.835 ca nhiễm và 2.104 ca tử vong. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ có tổng cộng 15.930.965 ca nhiễm và 184.657 ca tử vong do COVID-19.
Tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Choi Ki-young cho biết nước này có thể phát triển một loại vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay.
Phát biểu tại một phiên họp quốc hội, Bộ trưởng Choi Ki-young đánh giá khả năng phát triển một loại vaccine nội địa ngừa COVID-19 trong năm nay vẫn còn rất cao. Ông nêu rõ các công ty dược Hàn Quốc đang phát triển một số loại vaccine ngừa COVID-19 và giai đoạn thử nghiệm thứ ba của một loại vaccine nội địa có thể diễn ra vào cuối năm nay. Sản phẩm này dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào đầu năm tới.
Đầu năm nay, Bộ trưởng Choi Ki-young từng nhấn mạnh Hàn Quốc cần công nghệ vaccine nội địa để nhanh chóng đối phó với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vaccine nước ngoài nhập khẩu.
Hàn Quốc đã bảo đảm có đủ vaccine của các hãng nước ngoài để tiêm cho 79 triệu người trong khi dân số nước này là khoảng 52 triệu người. Tính đến ngày 21/4, có gần 2 triệu người đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, nước này đang gặp khó khăn về nguồn cung do mới chỉ chốt được lịch giao vaccine AstraZeneca và Pfizer/BioNTech.
Mỹ áp thêm trừng phạt với Myanmar Bộ Tài chính Mỹ áp lệnh trừng phạt với hai doanh nghiệp nhà nước Myanmar để làm suy giảm nguồn thu của chính quyền quân sự. Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/4 ra tuyên bố cho biết họ đã đưa công ty gỗ Myanmar Timber Enterprise (MTE) và công ty ngọc trai Myanmar Pearl Enterprise vào danh sách đen. Lệnh trừng phạt này...