‘Ông lớn’ ACV lãi hơn trăm tỷ đồng, các hãng hàng không lỗ nặng
Khoản tiền lãi ngân hàng hơn 541 tỷ đồng trong khi các chi phí giảm mạnh khiến ACV lãi sau thuế hơn 138,5 tỷ đồng.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với lợi nhuận sau thuế hợp nhất 138,5 tỷ đồng, riêng công ty mẹ là 141 tỷ đồng. Như vậy, sau quý II lỗ nặng, ACV đã có lãi trở lại.
ACV lãi trở lại trong khi VNA, VJ thua lỗ do COVID-19.
Doanh thu thuần ACV trong quý là 1.443 tỷ đồng, giảm gần 69% so với cùng kỳ, trong đó giảm mạnh nhất là doanh thu cung cấp dịch vụ hàng không từ 3.667 tỷ đồng xuống còn 1.061 tỷ đồng.
Trong bối cảnh kinh doanh tiếp tục khó khăn, điểm sáng của ACV quý này nằm ở hoạt động kinh doanh tài chính. Theo đó, quý III, ACV thu về hơn 579 tỷ đồng từ doanh thu tài chính, trong đó tiền lãi từ ngân hàng hơn 541 tỷ đồng.
Do phát sinh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ hơm 255,4 tỷ đồng nên chi phí tài chính của ACV tăng vọt hơn 800% lên 287 tỷ đồng.
Tuy vậy các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm mạnh, lần lượt ghi nhận gần 28,5 tỷ đồng và hơn 185 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tính chung 9 tháng đầu năm, ACV ghi nhận doanh thu thuần ở mức gần 6.083 tỷ đồng giảm 55%, trong khi lãi ròng giảm 77% về mức hơn 1.369 tỷ đồng.
Hiện ông lớn ngành hàng không đang có hơn 33.396 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 12 tháng.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương hơn 2.847 tỷ đồng, trong khi dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm hơn 2.364 tỷ đồng.
Trong khi ACV báo lãi thì hai thương hiệu hàng không lớn nhất Việt Nam là Vietnam Airlines, Vietjet kinh doanh ảm đạm, lỗ cả nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất quý III cho thấy Vietnam Airlines lỗ sau thuế gần 4.000 tỷ đồng sau thuế.
Doanh thu trong kỳ của Vietnam Airlines cũng chỉ đạt gần 7.621 tỷ đồng, giảm mạnh so với hơn 25.630 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân khiến doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh do dịch COVID-19 khiến kinh doanh đình trệ, đa số máy bay phải nằm sân.
Tương tự, Vietjet lỗ gần 925 tỷ đồng sau 9 tháng. Doanh thu giảm 64% xuống còn khoảng 13.780 tỷ đồng.
Riêng quý III, Vietjet ghi nhận doanh thu 2.809 tỷ đồng, giảm gần 80% so với cùng kỳ năm 2019 và lỗ 971 tỷ đồng. Tổng số chuyến bay nội địa của hãng trong quý III chỉ đạt hơn 15.000 chuyến, giảm 35% so với cùng kỳ.
Lèo lái bởi chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn, Sasco báo lãi quý III giảm 35% do ảnh hưởng từ dịch
Là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, UPCoM: SAS) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch HĐQT đã có 3 quý liên tiếp phải ghi nhận sụt giảm ở cả doanh thu và lợi nhuận.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Sasco tiếp tục báo lãi quý III sụt giảm 35%
Tiếp tục đà sụt giảm từ đầu năm 2020, doanh thu quý III của Sasco chỉ đạt 105 tỷ đồng, giảm gần 85% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, kinh doanh hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế - nguồn thu chủ yếu của Sasco trong những năm trước giờ lại là mảng kinh doanh kém hiệu quả nhất (doanh thu 18,5 tỷ đồng trong quý III/2020) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lợi nhuận gộp của Sasco giảm hơn 88% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận 37,9 tỷ đồng trên báo cáo tài chính quý III/2020.
Sau khi tiết giảm tối đa các loại chi phí trong kỳ, Sasco thu về hơn 41 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III, mức giảm so với cùng kỳ là hơn 35%.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Sasco không tránh khỏi sự sụt giảm. Cụ thể, doanh thu lũy kế đạt hơn 688 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, lợi nhuận sau thuế lũy kế cũng giảm hơn 70%, thu về vỏn vẹn 94 tỷ đồng.
Phía Sasco cho biết, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam làm các đường bay thương mại quốc tế đưa khách đi và đến Việt Nam đều phải tạm dừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của công ty.
Ban lãnh đạo của Sasco có vẻ như đã dự kiến được tình hình hoạt động không mấy khả quan của doanh nghiệp này trong năm 2020 khi đề ra kế hoạch kinh doanh khiêm tốn với doanh thu thuần mục tiêu là 1.202 tỷ đồng (bằng 38,94% mức thực hiện của năm 2019), lợi nhuận sau thuế chỉ kỳ vọng 22 tỷ đồng.
Như vậy, 9 tháng đầu năm, Sasco đã hoàn thành 57% kế hoạch doanh thu và vượt kế hoạch về lợi nhuận.
Tổng tài sản của Sasco tại ngày 30/9/2020 đã giảm 19% so với đầu kỳ, đạt giá trị 1.895 tỷ đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn giảm 28%, đạt giá trị 1.066 tỷ đồng tại cuối quý III/2020.
Tổng nợ phải trả của Sasco giảm 45% so với đầu năm, chỉ còn ghi nhận 414 tỷ đồng tại báo cáo tài chính quý III. Tổng nợ vay của Sasco sau khi giảm mạnh ở cuối quý II/2020 (so với đầu năm) thì ở cuối quý III vẫn duy trì ở mức 5,5 tỷ đồng.
Hiện cổ đông lớn nhất của công ty này là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, nắm giữ hơn 65 triệu cổ phần tương ứng 49,07% vốn điều lệ.
Hai cổ đông lớn khác là Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu châu với tỷ lệ nắm giữ là 15,39%; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) với tỷ lệ nắm giữ là 24,94%.
Bên cạnh 2 công ty trên, có 2 công ty khác cũng đang sở hữu lượng lớn cổ phần tại Sasco là Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh với tỷ lệ sở hữu 4,93% và Công ty TNHH Thương Mại Duy Anh với tỷ lệ sở hữu 2,21%.
4 công ty này đều được chi phối bởi gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Tổng tỷ lệ sở hữu của 4 công ty là 47,47%.
ACV: Lợi nhuận năm 2020 giảm 9.497 tỷ đồng Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh vừa làm việc với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch năm 2020 và các dự án sắp tới của ACV. Tác động không lường trước Ông Vũ Thế...