Ông Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật do sai phạm liên quan Vạn Thịnh Phát, AIC
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.
Trong các ngày 6-7/5, tại kỳ họp thứ 41, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND TP và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng ở các dự án do Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ở các gói thầu, dự án do Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) thực hiện; Nhiều tổ chức Đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự.
Những vi phạm nêu trên gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước và nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền thành phố đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Kỳ họp thứ 41 Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ, trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015; Ban cán sự Đảng UBND thành phố các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và các ông Lê Thanh Hải, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND TP.HCM.
Ngoài ra, còn có các ông Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong, nguyên ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND thành phố và một số tổ chức Đảng, đảng viên khác.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021; Đảng ủy các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ 2015-2020; Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2010-2015.
Khiển trách Đảng ủy các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Nguyễn Toàn Thắng, thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban thường vụ Thành ủy, Ban cán sự đảng UBND TP.HCM lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra; xem xét, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có vi phạm theo thẩm quyền.
'Bí ẩn' 147 triệu USD Trương Mỹ Lan mua cổ phần khu đô thị Sing Việt
Bị cáo Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD thông qua Công ty Vivaland mua cổ phần của các cổ đông sở hữu Công ty Amaland PTE.LTD và chỉ định 3 cá nhân nắm giữ vốn góp tại Công ty TNHH đô thị Sing Việt.
Trong vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng, HĐXX tuyên giao SCB tiếp tục quản lý, xử lý đối với 1.121 mã tài sản đang được thế chấp cho ngân hàng này để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh NHẬT THỊNH
Ngoài ra, HĐXX cũng đề nghị Bộ Công an tiếp tục làm rõ, trong 147 triệu USD mà bị cáo Lan chi thông qua Công ty Vivaland để mua cổ phần tại Công ty Amaland PTE.LTD, thì có dùng tiền của SCB hay không.
Theo bản án sơ thẩm, khu đô thị và khu tái định cư Sing Việt (H.Bình Chánh, TP.HCM) do Công ty TNHH đô thị Sing Việt làm chủ đầu tư. Trong đó, Công ty Amaland PTE.LTD tại Singapore sở hữu 100% cổ phần tại Công ty TNHH đô thị Sing Việt. Hiện cả hai dự án này chưa được triển khai xây dựng do chưa được cấp phép.
Ngày 5.4.2020, Công ty Amaland PTE.LTD chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH đô thị Sing Việt cho Công ty CP đầu tư Singapore - Việt Nam (gọi tắt SVIC). Giá trị hợp đồng 170 triệu USD, đã thanh toán trước 16,5 triệu USD; 100 triệu USD được chuyển 2 lần vào tài khoản tạm khóa và đề nghị Công ty Amaland PTE.LTD chuyển giao cổ phần. Hợp đồng không hủy ngang.
Tuy nhiên, bị cáo Trương Mỹ Lan dùng 147 triệu USD thông qua Công ty Vivaland mua cổ phần của các cổ đông sở hữu Công ty Amaland PTE.LTD và Công ty Amaland PTE.LTD đã ủy quyền cho 3 cá nhân do bị cáo Lan chỉ định nắm giữ vốn góp tại Công ty TNHH đô thị Sing Việt.
Hiện Công ty SIVC khởi kiện Công ty Amaland PTE.LTD tại TAND TP.HCM. Theo HĐXX, bị cáo Lan dùng rất nhiều tiền của SCB để mua bất động sản, nhưng việc bị cáo Lan có dùng tiền của SCB thông qua Công ty Vivaland để mua cổ phần tại Công ty Amaland PTE.LTD hay không thì chưa được làm rõ. Do đó, HĐXX đề nghị Cơ quan CSĐT - Bộ Công an tiếp tục điều tra để có căn cứ thu hồi số tiền này từ Công ty Amaland PTE.LTD, đảm bảo nghĩa vụ khắc phục của Trương Mỹ Lan cho vụ án.
'Núi' tài sản liên quan Trương Mỹ Lan bị xử lý như thế nào?
Trước đó, ngày 11.4, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan án tử hình vì gây thiệt hại cho SCB hơn 677.000 tỉ đồng và buộc bị cáo này bồi thường toàn bộ cho SCB. 85 bị cáo đồng phạm còn lại, HĐXX tuyên từ 3 năm tù treo đến tù chung thân.
Ngày 4.5, bị cáo Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, 21 bị cáo đồng phạm kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (54 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo này 8 năm tù về hành vi chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng của Trương Mỹ Lan.
'Núi' tài sản liên quan Trương Mỹ Lan bị xử lý như thế nào? Ngoài 1.122 mã tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan được tòa sơ thẩm tuyên giao SCB xử lý thu hồi nợ, thì bị cáo Trương Mỹ Lan còn 1.237 bất động sản bị kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho toàn bộ vụ án, bao gồm vụ án ở các giai đoạn tiếp theo. Ngày 11.4, TAND TP.HCM...