Ông Lê Quang Thưởng: Những kẻ ‘cơ hội chính trị’ rất thiếu trung thực, giỏi xun xoe, nịnh bợ
Nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Lê Quang Thưởng cho rằng những kẻ ‘cơ hội chính trị’ rất thiếu trung thực, giỏi xun xoe, nịnh bợ để mình được để ý, cất nhắc đề bạt, đưa vào quy hoạch cán bộ.
Ngày 4/11, tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Dứt khoát không đưa vào Quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ, tham nhũng tiêu cực, cơ hội chính trị như “con lươn, con chạch”.
Bình luận với VTC News về vấn đề này, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Quang Thưởng cho rằng nếu để lọt những kẻ cơ hội chính trị vào bộ máy lãnh đạo sẽ là khiếm khuyết của công tác cán bộ và điều này rất nguy hại.
Ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương.
- Việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược cho Đại hội XIII có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Thông thường mấy năm một lần người ta làm lại quy hoạch cán bộ, đấy là việc thông thường. Sắp tới chuẩn bị Đại hội XIII thì phải chuẩn bị nhân sự để chuẩn bị cho Đại hội.
Phải chuẩn bị tốt quy hoạch thì công tác cán bộ, công tác đề bạt cán bộ mới có cơ sở để thực hiện tốt được. Thường quy định những người được đưa vào diện đề bạt bổ nhiệm là phải có trong quy hoạch, trường hợp đặc biệt mới ở ngoài quy hoạch. Làm quy hoạch để những năm sắp tới người ta đề bạt bổ nhiệm cán bộ dựa vào cái quy hoạch đấy.
- Vì sao lần này việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là làm trực tiếp cho khóa sắp tới chứ không phải cho nhiều khoá, thưa ông?
Làm nhiều khóa thì nhiều khi không chính xác. Vì cán bộ có thể thay đổi thường xuyên, hôm nay người đó tốt, ngày mai có thể không tốt. Ngược lại, hôm nay chưa tốt thì ngày mai có thể lại tốt, đấy là chuyện lẽ thường ở đời.
Cho nên, tôi cho rằng nếu làm quy hoạch 2 – 3 nhiệm kỳ thì có khi không chính xác. Làm từng nhiệm kỳ một thì sẽ chính xác hơn.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, có quan điểm lêch lạc, gây mất đoàn kết nội bộ, tham nhũng tiêu cực, đặc biệt những kẻ cơ hội chính trị. Kẻ cơ hội chính trị được hiểu thế nào, thưa ông?
Những kẻ cơ hội chính trị có thể được hiểu là những người không trung thực, những người này chỉ xun xoe, nịnh bợ, “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Xun xoe để mình được để ý, cất nhắc đề bạt, đưa vào quy hoạch. Kẻ cơ hội chính trị là những người không trong sáng, không trung thực.
Những kẻ này nếu đưa vào quy hoạch thì chỉ là những kẻ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, không phải là vì Đảng, vì tập thể, vì nhân dân mà chỉ vì cá nhân thôi. Đưa vào quy hoạch những kẻ cơ hội chính trị sẽ làm cho công tác cán bộ gặp khuyết điểm.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nói những kẻ cơ hội chính trị “như con lươn, con trạch, uốn éo rất khéo”. Vậy nhận diện những kẻ cơ hội chính trị có khó không, thưa ông?
Khó chứ. Bởi vì nó thuộc vấn đề tư tưởng, nhận thức, thuộc vấn đề quan hệ xã hội chứ nó không biểu hiện thẳng ra như việc hoàn thành nhiệm vụ hay không hoàn thành nhiệm vụ, tham nhũng hay không tham nhũng.
Ở đây kẻ cơ hội chính trị là cơ hội, là lươn lẹo, ẩn mình để mang lại lợi ích cá nhân nên nhân diện sẽ khó hơn.
Nhưng “ở lâu thì sẽ biết đêm dài”, người ta theo dõi nhiều năm thì người ta sẽ hiểu, ai là người trung thực hay là cơ hội, thì họ sẽ biết thôi.
Kẻ cơ hội chính trị là kẻ hôm nay nói thế này, mai lại nói thế khác, gặp người này nói thế này, gặp người khác lại nói thế khác. Đấy là biểu hiện rõ nhất.
- Những khoá trước, những kẻ cơ hội chính trị chắc hắn phải có, thậm chí là có không ít thì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mới nhắc đến như vậy?
Video đang HOT
Lúc nào cũng có chuyện này chuyện khác, nhưng những kẻ cơ hội thì không bao giờ nhiều cả, nó là số ít thôi.
Những kẻ này không phải vì lợi ích của Đảng của nhân dân mà họ vì lợi ích của cá nhân họ, của dòng họ, gia đình họ nên phải cảnh giác với những người này.
Phải theo dõi để biết được họ cơ hội hay không cơ hội. Nó thể hiện ở việc làm được gì nói đến đấy thôi, họ không nịnh bợ ai, không đứng trước người này lại nói xấu người khác vì những chuyện đấy chính là biểu hiện của cơ hội.
Những kẻ cơ hội chính trị có thể được hiểu là những người không trung thực, những người này chỉ xun xoe, nịnh bợ, “thấy người sang bắt quàng làm họ”.
Ông Lê Quang Thưởng Nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
- Nếu những kẻ cơ hội có thể lọt được vào Trung ương gây nguy hại thế nào cho đất nước?
Nếu kẻ cơ hội chính trị vào Trung ương mà không vì Đảng vì nước, vì nhân dân, làm không đúng những công việc được giao, làm ít kể thành tích nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp chung.
Những những kẻ, giấu giếm khuyết điểm, sai sót sẽ làm cho những người làm việc cùng họ sẽ không tin cậy nữa.
Những kẻ này dứt khoát cũng không được tín nhiệm.
-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng lưu ý, trong quy hoạch, bên cạnh nhấn mạnh đến tiêu chuẩn cũng cần tính đến cơ cấu. Đặc biệt, không quá nặng nề về quy trình hay số phiếu cao thấp, bởi trên thực tế có những người chạy phiếu. Thực tế việc chạy phiếu này như thế nào, thưa ông?
Lúc nào cũng có người chạy phiếu. Những người không có năng lực thực tế, nhưng lại “chạy” người này người khác để mà gây cảm tình và giới thiệu họ vào các cương vị lãnh đạo.
Cái “chạy” này rất nguy hiểm. Việc chạy chức, chạy quyền, chạy tiền là những biểu hiện. Họ không thực chất, không có năng lực và trình độ nhưng lại muốn “chạy” để người ta lưu ý đến họ.
- Yêu cầu đặt ra đối với công tác chuẩn bị nhân sự cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2016-2021 là gì, thưa ông?
Như Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước đã nhấn mạnh “yêu cầu đặt ra là làm thận trọng, chặt chẽ, tập trung nhưng dân chủ, dân chủ nhưng tập trung, công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, không được có lợi ích gì ở đây cả, tuyệt đối tránh. Vì nó dính đến công tác chuẩn bị nhân sự, mà nhân là nhân sự cấp cao nên phải giữ gìn, làm phải có bước đi chặt chẽ, chu đáo, cẩn thận”
Do vậy, trong quy hoạch, cấp ủy phải đưa ra để mà đả thông chức năng nhiệm vụ tổ chức, bộ máy rồi yêu cầu tiêu chuẩn của cán bộ.
Yêu cầu những người có liên quan lấy phiếu tín nhiệm, cấp ủy tập hợp những phiếu ấy để trao đổi xem những phiếu đó có đúng, có chính xác không, nếu cảm thấy nó không chính xác thì phải lấy ý kiến lại, phải báo cáo lên cấp quản lý cấp trên và cuối cùng thống nhất đưa vào danh sách quy hoạch.
Phải thực sự dân chủ. Không có lợi ích cá nhân, không thiên vị.
Quan trọng đối với con người là người đó có hoàn thành tốt nhiệm vụ không, đạo đức của họ thế nào, họ ăn ở với gia đình, người quen, xã hội ra sao.
- Các cán bộ cấp chiến lược 2016-2021 phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì, thưa ông?
Trong tiêu chuẩn cán bộ có nhiều điểm, nhưng tập trung nhất là những vấn đề về chính trị về tài năng và đức độ, đó là những vấn đề quan trọng nhất.
Về mặt chính trị, phải tuyệt đối trung thành với Đảng với Tổ quốc và nhân dân, phải kiên định lý tưởng XHCN.
Về năng lực phải có kiến thức và kinh nghiệm để làm những việc tổ chức giao, nếu kiến thức không đủ thì không thể làm việc được. Kiến thức ở đây không có nghĩa là bằng cấp, bằng cấp là quan trọng nhưng không phải là quyết định, quan trọng là sự hiểu biết của người đó như thế nào, họ có nhanh nhạy trong công việc không, họ có nắm bắt được tình hình không..
Về mặt đạo đức, họ có trong sáng không, họ có cá nhân chủ nghĩa không, gia đình họ có vấn đề gì không.
- Ông vừa nói đến kiến thức của những cán bộ được quy hoạch, trong đó có kiến thức về lý luận?
Đúng vậy. Tôi phải nhắc lại cái tiêu chuẩn hàng đầu của cán bộ là về chính trị. Tiêu chuẩn quan trọng thứ hai chính là kiến thức, năng lực.
Những người không nói năng gì, không bộc lộ cái nhận thức của mình, giấu bản thân mình thì đó là những người không trung thực. Đó cũng chính là biểu hiện của những kẻ cơ hội.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
"Cán bộ ngày nay giàu lên bằng tham nhũng rất phổ biến"
Phân tích những khác biệt khi Trung ương Đảng xem xét đề án xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược với thời làm Nghị quyết về chiến lược cán bộ 20 năm trước, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Quang Thưởng khẳng định, thời nay không có Bộ trưởng nào nghèo...
Không Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh nào nghèo!
Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược vừa được trình Trung ương để xem xét thảo luận trong hội nghị lần thứ 7 đang diễn ra, sau tròn 20 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về "chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Là người tham gia xây dựng những quy định đã áp dụng 20 năm qua, ông thấy đề án lần này có gì khác biệt?
- Thực ra nhiệm kỳ nào, Trung ương cũng có đề án về công tác cán bộ, hoặc do Trung ương, hoặc do Bộ Chính trị ban hành, tức lúc nào cũng quan tâm việc này. 20 năm qua, chúng ta không sửa nội dung nào so với nghị quyết - "chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" thời chúng tôi làm ngày trước. Hồi đó, chính tôi cùng anh Nguyễn Phú Trọng và một đồng chí nữa làm dự thảo nghị quyết này, chúng tôi đi khảo sát rồi viết và trình Trung ương.
Ông Lê Quang Thưởng - nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Đề án lần này cũng chỉ cụ thể, chi tiết hơn và sát với thực tiễn bây giờ. Chúng tôi ở thời kỳ bao cấp, mọi quan hệ xã hội đơn giản lắm, không phức tạp như bây giờ. Vậy nên đề án lần này đưa thêm nhiều dự đoán về các trường hợp cụ thể phát sinh để ngăn chặn.
Ông có góp ý gì với các nội dung đưa ra trong đề án trình Trung ương lần này?
- Mới đây tôi cũng được lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương mời góp ý cho dự thảo đề án. Tôi có lưu ý về 2 điểm.
Thứ nhất, trong công tác cán bộ, chú ý đến cấp chiến lược là đúng nhưng phải đồng thời quan tâm cả cán bộ cấp sơ sở vì đó là cấp gần dân, mọi việc đều qua tay họ hết, từ thuế má đến quản lý hộ khẩu, hộ tịch, an ninh trật tự... Cán bộ cơ sở mà không vững vàng, không hăng hái thì trên có đề ra bao nhiêu việc thì cũng trôi đi hết.
Sau nữa, tôi đề nghị không nên quan niệm cán bộ cấp chiến lược rộng như Ban Tổ chức TƯ nêu ra (khoảng 600 người), bao gồm cả Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh... Tôi cho rằng, cấp chiến lược là cấp Trung ương, cấp đề ra các đường lối chính sách và kiểm tra thực hiện. Còn lớp cán bộ như Bí thư, Chủ tịch tỉnh là cấp trung gian triển khai thực hiện đường lối chính sách.
Cấp chiến lược chỉ nên khuôn ở nhóm cán bộ thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Chủ tịch - Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng - Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng/Phó các ban đảng ở TƯ, Chủ tịch các cơ quan đoàn thể Trung ương. Đó là những người trực tiếp "đụng" đến vấn đề đường lối chính sách.
Điều ông nói một phần phản ánh nhận xét của Tổng Bí thư nêu ra tại phiên khai mạc hội nghị Trung ương 7: "cán bộ của chúng ta đông nhưng không mạnh". Đã từng làm công tác tổ chức, ông nhận xét gì về công tác cán bộ hiện nay so với thời ông còn công tác?
- Thời nào thì cũng có những cán bộ tích cực, cán bộ bình thường và cán bộ yếu kém. Thời nay khác xưa ở chỗ, cơ chế thị trường hiện đang tác động sâu sắc vào đời sống, nó làm hoạt động kinh tế xã hội sôi động lên, cạnh tranh mạnh mẽ hơn nhưng nó cũng sử đụng đồng tiền chi phối mọi hoạt động. Mua chức bằng tiền, mua ghế cũng bằng tiền... Đồng tiền làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp. Và những người không vững vàng, không liêm khiết đã dùng đồng tiền để mua chuộc và làm hỏng các quan hệ bình thường trong xã hội.
Quan chức giàu lên nhiều lắm. Ngày xưa, như tôi, làm được cái nhà là tiền gia đình "bỏ ống" cả thôi chứ kiếm đâu ra. Trong khi bây giờ làm cán bộ, giàu lên bằng tham nhũng là phổ biến, không phải ít đâu. Thử nhìn xem, Chủ tịch tỉnh hay Bộ trưởng có ai nghèo không? Tôi khẳng định là chẳng ai nghèo cả. Thời chúng tôi cán bộ cũng như dân thôi, không có gì, ngoài đồng lương ra, nếu nhà có vườn tược, cố gắng làm kinh tế gia đình thì có thêm chút thôi chứ ngoài ra không có gì đâu.
Nói "nếu nghèo, không ai muốn làm Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh" là ngụy biện. Phải làm vì tình yêu nước, vì trách nhiệm với dân chứ nếu vì làm giàu mà phấn đấu thế thì hỏng rồi. Theo tôi, không ai nghĩ ngay chuyện làm Chủ tịch tỉnh để mà làm giàu đâu nhưng quá trình làm việc nó tạo cơ hội cho người ta. Cứ đem quà cáp, phong bì đến nhà người ta ào ào ấy, nếu họ không nhận thì vợ họ nhận, vậy thôi.
Tổ chức ban đầu không chọn lầm người...
Như ông nói, mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến công tác cán bộ nên mới làm nảy sinh những thứ "chạy" như chạy chức, chạy quyền, chạy ghế, chạy luân chuyển... Một giải pháp được đưa ra trong đề án trình Trung ương, coi tiêu chí đầu tiên với các bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là phải trong sạch, không tham nhũng, không "chạy", không vun vén cho người thân, gia đình, thậm chí là không có tham vọng quyền lực. Ông đánh giá thế nào về giải pháp này?
- Xác định thế là đúng, nhưng trước hết, về tiêu chuẩn cán bộ, nói như Bác Hồ, phải chú trọng cả "tài" và "đức", không có "tài" không làm được cán bộ nhưng "đức" là gốc để phát huy cái "tài". Tổng Bí thư đương nhiệm đã nêu câu hỏi trước Trung ương, "đức", "tài" cái nào quan trọng hơn và khẳng định cả hai cùng quan trọng.
Giờ để làm tốt việc này thì vẫn phải giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên, phải bổ sung những thể chế luật pháp như quy định cụ thể để kiểm soát quyền lực, để cán bộ có muốn "hư hỏng" cũng không được, và phải dựa vào nhân dân, phát động nhân dân tham gia công tác cán bộ thì mới làm được.
Người dân ta sát cán bộ lắm. Bất cứ người cán bộ nào cũng phải ở chỗ nào đó, việc sinh sống thế nào, quan hệ với cộng đồng thế nào, vợ chồng, con cái ra sao, nhà có nhiều xe ô tô, nhiều người đến để gửi quà hay không... người dân đều biết hết.
Và sau cùng, phải siết công tác quản lý cán bộ thì mới bảo đảm được cán bộ trong sạch.
Quy định xây dựng luôn chặt chẽ, không thiếu các tầng nấc kiểm soát nhưng thực tế qua các khóa, chúng ta vẫn để lọt vào hệ thống nhiều cán bộ cấp cao không xứng đáng?
- Nói về cán bộ cấp cao thì như tướng Phan Văn Vĩnh, tôi thấy không phải lúc chọn vào là ông ấy đã kém đâu. Ông ấy đã từng là Anh hùng, có công trong cuộc chiến chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự cho người dân, rồi ông ấy đã trưởng thành dần, từ cán bộ chuyên môn lên tới Giám đốc Công an Nam Định rồi mới đưa về Bộ Công an. Đó thì là quá trình phát triển rất tốt của một cán bộ chứ không phải tổ chức chọn lầm người đâu.
Nhưng do có những diễn biến, tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường làm cho con người lung lay, khi có quyền rồi thì cán bộ tha hóa chứ không phải những cán bộ đó sinh ra đã hư hỏng đâu.
Khái quát thì vẫn phải nói đa số cán bộ của ta là tốt, người hư hỏng chiếm tỷ lệ thấp thôi. Xưa hay nay thì vẫn có tiêu cực, sai phạm nhưng giờ kinh tế thị trường tác động mạnh, anh nào không vững vàng thì anh đó lung lay thôi.
Cũng có ý kiến cho rằng cần nhìn cả quá trình, nhìn vào công là chính mà bỏ qua khuyết điểm đi, chỉ trừ trường hợp khuyết điểm nghiêm trọng thì buộc phải xử lý. Chắc phải vậy thật, chứ lãnh đạo giờ ai mà chẳng nhà cao cửa rộng, cứ làm tốt công việc thì cũng phải cho qua chứ sao.
Xin cảm ơn ông!
Theo P.Thảo (Dân trí)
Không được tín nhiệm thì nên từ chức Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng, cho rằng nếu cán bộ cấp cao không còn gương mẫu, không hoàn thành nhiệm vụ, không có phẩm chất tốt thì nên từ nhiệm, từ chức Phóng viên: Thưa ông, tại kỳ họp thứ 6 này, Quốc hội (QH) sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với...