Ông Lê Hoàng Châu: Thị trường bất động sản đang khởi sắc, sẽ bật mạnh trở lại nếu chính sách được tháo gỡ
Các chuyên gia, doanh nghiệp BĐS đều có chung dự báo khả năng phục hồi của thị trường sau thời điểm dịch sẽ mạnh mẽ trở lại khi đang có những nền tảng khá tốt ở thời điểm này.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) cho rằng, trong tháng 5/2020 thị trường BĐS đang bật dậy, tỉ lệ dự án đưa ra thị trường tăng lên, khoảng gần 6 lần, tỉ lệ tiêu thụ cũng tăng lên 15% so với tháng 4/2020. Dù mới được tháo gỡ về giãn cách ly xã hội mà thị trường BĐS đã quay trở lại tốt như vậy thì nếu được tháo gỡ về chính sách, thủ tục còn sẽ bật dậy mạnh mẽ hơn.
Theo ông Châu, hiện các NĐT đang quay trở lại để đón dòng vốn từ nước ngoài về. Mặc dù dòng vốn này ở thời điểm này còn hạn chế. Vị chuyên gia này chỉ ra những nền tảng tốt để thị trường BĐS Tp.HCM kì vọng sức đua trở lại trong thời gian tới. Trong đó hàng loạt dự án hạ tầng đã và đang được triển khai trong năm nay là điểm nhấn rõ nét nhất.
Cụ thể, triển khai đường vành đai 3, khép kín vành đai 2, đề xuất làm tuyến đường sắt chuyên chở hàng hóa từ ga Sóng Thần đến cảng Cái Mép, nối từ cảng Cát Lái qua KCN Tân Thuận…Hay, làm tuyến đường cao tốc từ ngã ba Biên Hòa (Đồng Nai) đi cảng Cái Mép; cao tốc từ ngã tư Dầu Giây đi Phan Thiết, lên sân bay Liên Khương (Lâm Đồng); rồi cầu Cát Lái từ Q.2 qua Nhơn Trạch, và dự kiến sẽ đầu tư một cây cầu từ Q.9 qua Nhơn Trạch…
Lượng khách quay lại thị trường tìm hiểu dự khả quan sau thời điểm dịch
Theo Chủ tịch HoREA đó là những yếu tố sẽ tác động rõ nét đến thị trường BĐS. Dù trải qua những khó khăn về nguồn cung, dịch bệnh, vị chuyên gia này khẳng định vẫn có niềm tin rất lớn rằng BĐS sẽ phục hồi trở lại nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu nhà ở còn rất lớn trên thị trường.
Video đang HOT
Về câu chuyện giá BĐS, liệu có sự kì vọng có đợt giảm giá BĐS sau thời điểm này, ông Châu BĐS khẳng định, không có chuyện giảm giá BĐS. Có chăng, giá BĐS chỉ giảm nhẹ trên thị trường thứ cấp do một số NĐT không chịu nỗi áp lực về dòng tiền. Còn riêng thị trường sơ cấp không giảm. Nếu NĐT nào mua được giá gốc mà doanh nghiệp bán ra vẫn hưởng mức lợi khá tốt. “Hiện nay các doanh nghiệp phát triển dự án cũng đã đưa ra mức lợi nhuận hợp lý thay vì siêu lợi nhuận như trước đây, chia sẻ lợi nhuận với NĐT thứ cấp, người mua ở…”, ông Châu nhấn mạnh.
Còn theo ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục phát triển nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho hay, hiện nay rất nhiều chủ trương chính sách của Chính phủ, các ban ngành được ban hành để hỗ trợ cho thị trường BĐS nói riêng, nền kinh tế nói chung.
Cụ thể, Chính phủ đang sửa đổi, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội. Khi nhà ở xã hội phát triển tốt sẽ hỗ trợ thị trường phát triển ổn định.
Tiếp theo, trong thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết khuyến khích nhà ở thương mại giá thấp. Nhà nước sẽ điều tiết bằng cách tăng ưu đãi cho những doanh nghiệp tham gia vào phân khúc căn hộ thương mại giá thấp diện tích dưới 75 m2, giá dưới 20 triệu đồng/m2. Dự kiến trong quý 3/2020 sẽ có dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ.
Đồng thời, Bộ xây dựng tiếp tục rà soát để sửa đổi Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS góp phần giải quyết những khâu vướng mắc không đáng có trong quá trình đầu tư, phát triển dự án.
Theo ông Ninh, về Nghị định 100/2018/NĐ-CP liên quan đến BĐS, sắp tới, có 5 vấn đề lớn phải sửa đổi để trình Chính phủ xem xét: Điều chỉnh lại việc bố trí quỹ đất 20% phát triển nhà ở xã hội; các quy định liên quan đến lựa chọn, ưu đãi cho NĐT làm nhà ở xã hội; phương thức xác định giá, thẩm định giá; quản lý nguồn vốn ưu đãi, vốn vay; các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ sẽ cắt giảm tinh gọn.
Còn theo hầu hết các doanh nghiệp BĐS, hiện nay lượng khách quay trở lại thị trường tìm hiểu dự án đã khá khả quan, thậm chí, ở một số phân khúc, sản phẩm vượt sự kì vọng của doanh nghiệp. Nếu những nút thắt về pháp lý được tháo gỡ thì nguồn cung ra thị trường sẽ dồi dào, người mua sẽ có nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng ở khu kinh tế đặc biệt
Tiềm năng, thị trường ở những khu vực này còn dư địa phát triển rất lớn do khả năng khai thác dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng cao và có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi...
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 khiến thị phần khách quốc tế giảm, nhưng xu thế tất yếu là sự gia tăng của thị phần du lịch nội địa, mở ra nhiều cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, nhất là tại các khu kinh tế đặc biệt trong tương lai như Vân Đồn, Phú Quốc...
Những khu vực này được đánh giá là có quy hoạch đồng bộ, tầm nhìn dài hạn, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tiềm năng, thị trường ở những khu vực này còn dư địa phát triển rất lớn do khả năng khai thác dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng cao và có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi thuế...
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhận xét với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và bờ biển dài, chính trị-an ninh ổn định, an toàn, bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển.
Nhiều dự án tầm cỡ khu vực và thế giới, đạt tiêu chuẩn cao cấp đã được xây dựng tại các địa phương trên cả nước, đặc biệt những tỉnh, thành phố ven biển, như Đà Nẵng, Phú Quốc và gần đây nhất là Vân Đồn, ông Hà dẫn chứng.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tổng nguồn cung bất động sản du lịch năm 2019 đạt 18.425 sản phẩm, lượng giao dịch thành công đạt 6.700 sản phẩm.
Nhiều dự án bất động sản du lịch có quy mô lớn với tổ hợp dịch vụ khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế và được đầu tư bởi các chủ đầu tư uy tín, do các tập đoàn nước ngoài có thương hiệu quản lý vận hành, được các nhà đầu tư quan tâm, tỷ lệ hấp thụ đạt trên 70%...
Với chủ trương đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2025 thu hút ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu khách trong nước, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt khoảng 80 tỷ USD, mức tăng trưởng bình quân 13-14%/năm thì chắc chắn nhu cầu về bất động sản du lịch sẽ còn nhiều dư địa để phát triển, ông Hà phân tích.
Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các yếu tố tạo nên lợi thế cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là hạ tầng giao thông, cảnh quan thiên nhiên đẹp, sản phẩm truyền thống, di sản văn hóa, tự nhiên và thời tiết, khí hậu...
Xu hướng đầu tư tổ hợp nghỉ dưỡng tại các khu kinh tế trong tương lai phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang phân hóa, cơ hội và điều kiện tuy có nhiều nhưng khó khăn, thách thức cũng tồn tại như một thực tế hiện nay. Để có thể phát triển và tạo được những sản phẩm thắng lợi trong tương lai, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là việc lựa chọn sản phẩm.
Hiện nay Phú Quốc và Vân Đồn là hai địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi, với lợi thế "đi sau." Vân Đồn là điển hình bởi bây giờ bắt đầu mới xây từ đầu và đây chính là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư, cơ quan quản lý để triển khai bài bản, làm hình mẫu phát triển. Với hành lang pháp lý hiện thời, Vân Đồn đã đủ cơ sở, tiềm lực để phát triển bất động sản du lịch cũng như kinh tế ban đêm.
Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, đề xuất cần khoanh vùng các khu vực có tiềm năng để phát triển kinh tế ban đêm, đặc biệt là phục vụ khách nước ngoài, khách du lịch. Cùng đó, cần điều chỉnh các tiêu chí sao cho phù hợp vì điều kiện cơ sở hạ tầng, môi trường tự nhiên.
Tại khu thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng và khu dân cư là khác nhau nên cần có sự phân biệt rõ ràng hơn. Đặc biệt, cần phát triển đồng bộ, hài hòa kinh tế ban đêm, phát triển các sản phẩm dịch vụ đi kèm để thu hút, giữ chân khách du lịch...
Tuy nhiên, cần có sự đồng hành của cơ quan quản lý Nhà nước để tránh xuất hiện những sản phẩm không đồng bộ, "méo mó," xấu xí, lạc hậu bất cập...
Muốn vậy, cơ quan quản lý phải nhanh chóng đặt ra quy hoạch, tiêu chuẩn hợp lý. Nếu chậm trễ trong bối cảnh thị trường đang vận động mạnh mẽ như hiện nay thì rất dễ xảy ra tình trạng làm bừa rồi sau đó phải trả giá khắc phục sửa sai./.
Doanh nghiệp BĐS không xin hỗ trợ bằng tiền, kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ 10 vướng mắc về cơ chế chính sách Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ 10 kiến nghị tháo gỡ các ách tắc, vướng mắc về cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hồi phục và tăng trưởng trở lại, sau đại dịch CoViD-19. Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh...