Ông Lê Đức Thọ ‘mổ xẻ’ cố vấn Mỹ ở bàn đàm phán Paris

Theo dõi VGT trên

“Ông Thọ ở Paris đã mổ xẻ tôi bằng những con dao rất nhọn, với tay nghề của một nhà phẫu thuật”, cố vấn tổng thống Mỹ Kissinger đã thừa nhận.

Kéo dài 5 năm (1968-1973), cuộc đấu trí bằng ngoại giao để đi đến ký kết hiệp định Paris đã diễn ra căng thẳng, khốc liệt không kém cuộc chiến trên mặt trận quân sự. Đưa B52 ồ ạt tấn công vào Bắc Việt Nam và thủ đô Hà Nội, Mỹ âm mưu đưa nơi đây về thời kỳ đồ đá, buộc đoàn đàm phán tại Paris phải ký kết hiệp định với điều khoản có lợi cho Mỹ.

Nhưng Tổng thống Nixon đã nhầm. Mỗi đợt bay của phi công Mỹ vào Bắc Việt Nam không phải một cuộc dạo chơi. Pháo cao xạ, tên lửa, không quân… của Việt Nam đã hợp đồng tác chiến, tạo nên một trận địa lửa, sẵn sàng bắn rơi bất cứ B52 nào xâm phạm. Với thiệt hại nặng nề và không làm Hà Nội nao núng, Mỹ phải tuyên bố dừng ném bom miền Bắc, trở lại bàn đàm phán, ký hiệp định Paris.

40 năm trôi qua, ông Lưu Văn Lợi, thư ký của cố vấn Lê Đức Thọ dù tuổi đã cao, nhưng vẫn không thể nào quên được những ngày đấu tranh ngoại giao ở Paris. Ông kể, khi đoàn xuất phát năm 1968, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn đã dặn ông Lê Đức Thọ là “Anh sang bây giờ sẽ là tư lệnh ở mặt trận ngoại giao. Làm thế nào thì làm nhưng anh phải đạt được là Mỹ cút, quân ta ở lại”.

Ông Lê Đức Thọ mổ xẻ cố vấn Mỹ ở bàn đàm phán Paris - Hình 1

Cố vấn Lê Đức Thọ và cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, tiến sĩ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt. Ảnh tư liệu.

Thời điểm đó Trung Quốc muốn Việt Nam tiếp tục đánh, chưa đàm phán vội, mà đàm thì phải có điều kiện, còn Liên Xô thì khuyên nên sớm ký hiệp định nếu có lợi để chấm dứt chiến tranh. Khi đoàn của cố vấn Lê Đức Thọ qua Pháp dừng lại ở Bắc Kinh, họ phê phán là Việt Nam vội quá, nhượng bộ Mỹ nhiều quá và nếu họp, đáng lẽ phải họp ngay trong vùng như Campuchia, Myanmar hay Lào.

Ông Lợi nhớ, các phiên họp riêng giữa ông Xuân Thủy, Lê Đức Thọ và Kissinger (cố vấn của Tổng thống Mỹ Nixon) đều là những ngày làm việc dài, có ngày tới 13 tiếng, lấn sang cả đêm. Ông Lê Đức Thọ sinh năm 1911, khi ấy đã hơn 60 tuổi, nhiều hơn Kissinger gần một giáp. Cố vấn Mỹ vào đầu cuộc họp riêng thường đưa những chuyện dài lê thê, chiều tối mới đưa việc chính ra tranh cãi. Đó là lúc ông ta nghĩ rằng “ông già” kia mệt mỏi rồi, dễ ừ, dễ gật.

Thế nhưng đàm phán càng muộn ông Lê Đức Thọ càng tỉnh táo, làm cho đối phương phải thốt lên: “Ông Thọ ở Paris đã mổ xẻ tôi bằng những con dao rất nhọn, với tay nghề của một nhà phẫu thuật. Có những lúc ông ấy nói hàng tiếng liền, tôi bảo tôi đã nghe nhiều lần thì ông Thọ bảo nghe nhiều lần nhưng chưa thuộc, tôi nói lại”.

Tháng 10/1972, Mỹ nhượng bộ không đòi quân Bắc Việt Nam rút, chỉ yêu cầu có một số biểu hiện như hồi hương một ít, di chuyển quân tượng trưng để máy bay Mỹ chụp ảnh, chứng minh cho người dân Mỹ thấy rằng cũng đòi được quân Bắc Việt Nam rút lui.

Nguyên trưởng đoàn đàm phán Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình tâm sự, vào cuối năm 1972, tình hình so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho Việt Nam. Trong lúc đó nội bộ Mỹ mâu thuẫn gay gắt giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, vấn đề bầu cử tổng thống Mỹ đang cận kề. Bộ Chính trị chỉ thị cho đoàn đàm phán ở Paris đấu tranh để buộc Mỹ đi vào giải quyết thực chất vấn đề chiến tranh Việt Nam.

Bà cho biết, các cuộc họp riêng giữa ông Lê Đức Thọ và cố vấn Kissinger diễn ra dồn dập trong những ngày đầu tháng 10/1972. Đến 20/10 hai bên căn bản nhất trí trên văn bản dự thảo Hiệp định Paris do phía Việt Nam đưa ra. Tổng thống Nixon gửi công hàm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoan nghênh thiện chí của ta và đề nghị ngày 31/10/1972 sẽ ký kết.

Ông Lê Đức Thọ mổ xẻ cố vấn Mỹ ở bàn đàm phán Paris - Hình 2

Video đang HOT

Bà Nguyễn Thị Bình ký hiệp định Paris. Ảnh tư liệu.

Nhưng ngày 22/10, Tổng thống Nixon lại gửi công hàm nêu khó khăn với Nguyễn Văn Thiệu nên chưa thể ký kết hiệp định như đã thỏa thuận. “Chúng tôi ở Paris lúc đó hiểu ngay là Mỹ lật lọng muốn kéo dài đàm phán để vượt qua bầu cử”, bà Bình nói. “Quả thật, sau ngày 7/11, Tổng thống Nixon được tái cử, trong cuộc họp ngày 23/11 giữa ta với Mỹ, Kissinger trắng trợn đòi sửa lại 60 điều trong văn bản thỏa thuận”.

Tối ngày 18/12/1972, máy bay B52 của Mỹ bắt đầu dội bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và nhiêu nơi khác. Tại cuộc họp bốn bên thường lệ ở Trung tâm hội nghị quốc tế Kleber, đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tuyên bố ngừng họp để phản đối hành động tráo trở và leo thang chiến tranh của Mỹ.

“Thực tế cuộc tập kích bằng B52 của Mỹ làm anh chị em chúng tôi tại hai đoàn đàm phán ở Paris hết sức lo lắng, không biết chúng ta sẽ đối phó ra sao. Nhưng khi được tin chiếc B52 đầu tiên bị bắn hạ, chúng tôi vô cùng sung sướng”, bà Bình nói.

Sau 12 ngày đêm ném bom dữ dội xuống Hà Nội và các tỉnh, 34 máy bay B52 của Mỹ bị hạ, âm mưu hủy diệt Hà Nội và Bắc Việt Nam không thành. Mỹ không những thất bại nặng nề về quân sự mà cả về chính trị, ngoại giao. Cả thế giới lên án Mỹ. Cả Anh, đồng minh thân cận nhất của Mỹ, cũng lên tiếng phản đối. Vài ngày sau chính quyền Nixon gửi công hàm đề nghị họp lại và chấp nhận hoàn toàn dự thảo Hiệp định đã thỏa thuận hồi tháng 10/1972.

“Như vậy có thể nói Mỹ muốn dùng cuộc tập kích bằng B52 uy hiếp chúng ta. Nhưng thắng lợi to lớn của trận Điện Biên Phủ trên không của quân dân ta đã đánh bại âm mưu của Mỹ, buộc họ phải chấp nhận những đòi hỏi cơ bản của nhân dân Việt Nam vì độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia”, vị trưởng đoàn đàm phán khẳng định.

Ông Lý Văn Sáu, người phát ngôn của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị Paris cho biết, trong cuộc đấu tranh ngoại giao kéo dài 5 năm ấy, điều quan trọng nhất là giữ bí mật. Paris là nơi dư luận chú ý, cũng là nơi gián điệp chú ý. Thời đó, tuy chưa có điện thoại di động, chưa có phương tiện ghi âm như bây giờ, nhưng gián điệp cũng có đủ phương tiện để hành nghề.

“5 năm ở Paris, chúng ta giữ được bí mật về đường lối, chính sách, về chủ trương, lập trường, phải nói đấy là một thành công rất lớn”, ông Sáu nói.

Ông kể, hai đoàn luôn giữ được độc lập, nhưng cũng kết hợp chặt chẽ, thống nhất làm việc. Đoàn của Chính phủ cách mạng lâm thời có khoảng 40 người, chia làm nhiều ban. Ban nghiên cứu, bàn và tham mưu, Ban tiếp xúc, đi gặp gỡ bạn bè Pháp và quốc tế, gặp gỡ kiều bào, Ban báo chí và Ban Hậu cần, bộ phận nào biết việc bộ phận ấy. Ngay cả những cuộc họp công khai cũng giữ bí mật đến cùng.

“Tại Paris, mỗi đoàn có một phòng hội nghị, nguyên tắc không trao đổi với nhau. Phòng họp của từng đoàn thiết kế rất đặc biệt, làm tường hai lớp, có một loạt loa phóng thanh ở xung quanh. Ta vào trong, đóng cửa lại rồi phát nhạc. Trong này mình nói chuyện với nhau, bên ngoài chỉ nghe thấy nhạc”, ông Sáu cho biết.

Sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, bốn bên tham chiến tại Việt Nam gồm Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa phải ngồi vào bàn đàm phán khi chưa bên nào giành thắng lợi bằng quân sự. Đoàn miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) do ông Xuân Thủy làm trưởng đoàn, ông Lê Đức Thọ là cố vấn. Đoàn miền Nam (Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) lúc đầu do ông Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, về sau do bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao, làm trưởng đoàn.

Hiệp định Paris, đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam

Kết thúc thắng lợi sau gần 5 năm đàm phán, Hiệp định Paris là kết quả của cuộc đấu tranh khốc liệt trên chiến trường và mặt trận ngoại giao.

Sáng 25/1, lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Nguyên trưởng đoàn đàm phán Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình khẳng định Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, dẫn đến đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

"Đây là kết quả của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm lâu dài và gian khổ, đầy hy sinh thử thách của nhân dân ta, tiến hành trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của đường lối độc lập tự chủ cùng với sự tranh thủ đoàn kết quốc tế rộng rãi", bà Bình nói.

Bà Bình chia sẻ, cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị trên chiến trường tạo thế cho cuộc đấu tranh về ngoại giao. Trong hơn 4 năm 8 tháng đàm phán, có 174 cuộc họp công khai tại Trung tâm hội nghị Quốc tế Kléber - Paris, mấy chục cuộc gặp riêng giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với ông Kissinger, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Nixon (Mỹ).

Hiệp định Paris, đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam - Hình 1

Hai đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ảnh: Hoàng Thùy.

Theo bà Bình, việc Mỹ phải chấp nhận đàm phán với sự có mặt của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại hội nghị bốn bên ở Paris là thắng lợi chính trị, ngoại giao bước đầu trên bàn hội nghị. Qua việc này, Mỹ đã thừa nhận một thực tế ở miền Nam: các tầng lớp nhân dân, mà đại diện chân chính duy nhất là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, đang đấu tranh chống lại sự có mặt của Mỹ và chính quyền thân Mỹ. Điều này cũng bác bỏ luận điệu của Mỹ là miền Bắc xâm lược miền Nam.

Tại cuộc đàm phán, hai đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã làm rõ trước thế giới lập trường: Mỹ đưa quân vào Việt Nam gây chiến tranh, vì vậy Mỹ phải rút quân vô điều kiện. Mục tiêu trước sau như một là độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc, nước Việt Nam là một, người Việt Nam dù ở miền Nam hay miền Bắc đều có quyền và nghĩa vụ chiến đấu chống xâm lược.

"Những lý lẽ trên đã tỏa đi khắp các nước, khơi dậy tình cảm mến phục đối với một dân tộc nhỏ dám đứng lên chống lại nước lớn để bảo vệ quyền được sống trong độc lập, tự do", bà Bình nói và cho hay một phong trào đoàn kết quốc tế rộng lớn đã hình thành bao gồm không chỉ người cộng sản mà còn là những người yêu chuộng hòa bình, kể cả người "có thành kiến với cộng sản", "không tán thành chủ nghĩa xã hội". Một số chính phủ nước tư bản cũng đứng về cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam.

Năm 1972, khi tương quan lực lượng trên chiến trường nghiêng về quân giải phóng, cố vấn Lê Đức Thọ đã trao cho Kissinger bản dự thảo hiệp định không đòi hỏi giải quyết cả gói "quân sự và chính trị" như trước mà tập trung vào việc đòi Mỹ phải rút quân, các vấn đề miền Nam sẽ do các bên miền Nam tự giải quyết.

Mỹ đã tìm nhiều cách để không chấp thuận yêu cầu chính đáng của Việt Nam, trong đó có cuộc không kích tàn bạo bằng B52 trong 12 ngày đêm xuống Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố của miền Bắc cuối tháng 12/1972. Thế nhưng, đòn đánh cuối cùng của Mỹ đã thất bại thảm hại, B52 liên tiếp bị bắn rơi và có nguy cơ tuyệt chủng trên bầu trời Hà Nội.

Theo nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, bị phản đối trong nước, cô lập trên trường quốc tế, lại thiệt hại lớn về không lực, Mỹ không thể buộc Việt Nam thay đổi lập trường nên phải chấm dứt chiến dịch vào ngày 30/12/1972, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris và ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở dự thảo mà cố vấn Lê Đức Thọ đã đưa ra trước đó. Theo đó Mỹ phải rút đi hoàn toàn, quân giải phóng ở lại tại chỗ, các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam phải được đảm bảo, Việt Nam là của người Việt Nam.

Hiệp định Paris, đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam - Hình 2

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Ảnh: Hoàng Thùy.

"Cuộc chiến đấu không dùng súng đạn mà bằng đấu trí, đấu lý, nhưng cũng vô cùng khó khăn, nhất là những cuộc đàm phán bí mật. Động lực chính giúp chúng tôi kiên trì đấu tranh và hoạt động tích cực, đó là vì lợi ích tối cao của dân tộc, là niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến của nhân dân ta", bà Bình cho hay.

Tham dự lễ kỷ niệm, bà Hélène Luc, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Pháp - Việt cho biết, đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Pháp ngày 10/5/1968, đúng vào lúc Pháp đang sôi sục phản đối chiến tranh. Dưới chân tháp Eiffel, đông đảo công nhân và sinh viên cùng hô vang "Ho, Ho, Hồ Chí Minh" để chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược. Là bí thư thị ủy Choisy le Roi, bà đã sắp xếp chỗ ăn ở, đi lại cho đoàn đàm phán của Việt Nam.

Bà kể, tướng De Gaulle (dù muộn) đã ý thức được sai lầm của Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ nên cảnh báo với Tổng thống Mỹ rằng Mỹ sẽ không thể thắng. Tướng De Gaulle và sau này là Bộ trưởng Ngoại giao Maurice Schuman đã hỗ trợ Việt Nam bằng cách tạo thuận lợi cho các cuộc gặp chính thức cũng như bí mật giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Kissinger tại biệt thự trên phố Darthé.

Bà Hélène Luc nhớ, sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, dẫu bị buộc ngồi vào bàn đàm phán, Tổng thống Mỹ vẫn hy vọng sẽ giữ được miền Nam Việt Nam nên mặc cả "Hãy ngừng cung cấp lương thực và vũ khí cho các lực lượng chiến đấu ở Việt Nam, đổi lại chúng tôi sẽ ngừng ném bom". Nhưng đoàn Việt Nam thì kiên trì nhắc đi nhắc lại: "Dân tộc Việt Nam là một, cần phải chấp nhận thực tế ấy". Còn Bộ trưởng Xuân Thủy luôn khẳng định "chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ, Bắc Nam chắc chắn sẽ thống nhất".

"Ở Choisy le Roi chúng tôi cũng tổ chức kỷ niệm ngày ký Hiệp định Paris. Chúng tôi sẽ kể cho các thế hệ trẻ nghe về chủ nghĩa anh hùng của các bạn, về tình hữu nghị gắn bó sâu sắc của hai dân tộc chúng ta. Tòa thị chính Choisy le Roi sẽ tham gia sản xuất bộ phim tư liệu kể về quá trình đàm phán hiệp định, trình chiếu trước ngày 21/3 tại thành phố của chúng tôi, trên truyền hình Pháp và truyền hình Việt Nam", bà Hélène Luc nói.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Hiệp định Paris là sự minh chứng hùng hồn cho chân lý "đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo", củng cố niềm tin của nhân dân yêu chuộng hòa bình và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Thắng lợi đó, trước hết bắt nguồn từ thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với những nỗ lực phi thường, quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do, thống nhất đất nước của quân và dân trên các chiến trường, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, phải xuống thang và cuối cùng phải ký Hiệp định Paris.

Theo Chủ tịch nước, thắng lợi này mang đậm dấu ấn và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh có sự đóng góp từ những nỗ lực hết mình của các cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước mà trực tiếp là cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris, cuộc đấu trí thể hiện bản lĩnh kiên cường, thông minh, sáng tạo của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam với một nền ngoại giao nhà nghề, sừng sỏ.

"Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, mặt trận ngoại giao tại Hội nghị Paris đã phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận chính trị, quân sự phát huy thắng lợi trên các chiến trường, giữ vững thế chủ động trong đàm phán, liên tục tiến công", Chủ tịch nước khẳng định.

Người đứng đầu nhà nước đúc rút, Hội nghị Paris và Hiệp định Paris để lại nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa lớn trong tình hình hiện nay. Trước hếtlà bài học về sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mở ra mặt trận ngoại giao, bài học về kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc, bài học về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, xây dựng lực lượng...

"Kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris, chúng ta ghi lòng tạc dạ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, chúng ta ghi nhớ công lao của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh... Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn chân thành các nước xã hội chủ nghĩa anh em, bạn bè quốc tế, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ đã ủng hộ, cổ vũ cho cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta vì độc lập, tự do, hòa bình và công lý", Chủ tịch nước nói.

Sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, bốn bên tham chiến tại Việt Nam gồm Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa phải ngồi vào bàn đàm phán khi chưa bên nào giành thắng lợi bằng quân sự. Phía ta có 2 đoàn: Đoàn miền Bắc, tức là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do ông Xuân Thủy làm trưởng đoàn, ông Lê Đức Thọ là cố vấn, thay mặt Bộ chính trị. Đoàn miền Nam, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc đầu do ông Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, về sau do bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao, làm trưởng đoàn.

Tại lễ kỉ niệm 40 năm ngày kí kết hiệp định Paris, hai đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam được nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024
Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành
13:20:19 21/11/2024
Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân
13:56:55 22/11/2024

Tin đang nóng

Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024

Tin mới nhất

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

10:30:25 22/11/2024
Khi đến địa điểm trên đã tông vào trụ điện và tông trúng bà Phạm Thị Quốc (SN 1950, trú phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đang đứng trong lề đường. Xe khách tiếp tục lao xuống rãnh thoát nước bên đường.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

10:28:08 22/11/2024
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm

Ẩm thực

16:41:44 22/11/2024
Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp...

IAEA thông qua nghị quyết yêu cầu Iran cải thiện hợp tác hạt nhân

Thế giới

16:23:27 22/11/2024
Trước đó, ngày 20/11, Iran và IAEA đã tái khẳng định cam kết tiếp tục đối thoại và tương tác để giải quyết bất đồng cùng những vấn đề khác trong chương trình nghị sự song phương.

Doãn Quốc Đam hé lộ điều bất ngờ khi kết thúc Độc đạo gây chú ý

Phim việt

16:20:35 22/11/2024
Ở bản án cuối dành cho Tân, anh ta chỉ phải nhận mức án 36 tháng tù vì tội giết người, đồng thời phải chi trả viện phí và bồi thường cho Lê Vũ Hồng . Vì vậy, nhiều khả năng Hồng đã được cấp cứu kịp thời và sống sót.

Xôn xao bức tượng con hàu khổng lồ ở Quảng Ninh: Sự thật ngỡ ngàng

Netizen

16:01:28 22/11/2024
Mới đây trên MXH xuất hiện hình ảnh một bức tượng hình con hàu khổng lồ được đặt giữa phố với tiêu đề như: Biểu tượng của tỉnh Quảng Ninh .

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.

Những chiếc áo sơ mi, áo thun.... giúp che khuyết điểm bắp tay

Thời trang

14:11:53 22/11/2024
Những chị em đang sở hữu phần vai hay bắp tay to luôn có xu hướng giấu chúng dưới những chiếc váy có phần tay bèo hay nhiều lớp nhưng điều này lại hoàn toàn phản tác dụng .

Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng

Sao châu á

14:05:58 22/11/2024
Theo giáo sư Lim Myung Ho, vì không thể sở hữu những món đồ xa xỉ nên họ thường ngưỡng mộ những người giàu có và trở thành người hâm mộ của họ. Do vậy, khán giả tẩy chay Song Ji A vì họ thấy bị lừa dối.