Ông lão U70 nhiều năm làm công việc “cướp cơm” trẻ em ở Sa Pa
” Thưa toàn thể quý du khách đang tham quan và du lịch trên toàn thị xã Sa Pa. Tổ công tác chúng tôi kính mong toàn thể quý du khách khi đi tham quan và du lịch trên toàn địa bàn thị xã Sa Pa hãy vui lòng thực hiện không mủi lòng cho tiền trẻ nhỏ, không mua hàng trẻ nhỏ địa phương ” – đây là tiếng loa quen thuộc, từ người đàn ông “cướp cơm” của tụi trẻ ăn xin tại Sa Pa.
Ông Trần Văn Thơ trong một tối làm việc. (Ảnh: Dân Việt)
Theo thông tin từ báo Dân Việt, ông Trần Văn Thơ (người đàn ông phát loa) đã làm công việc này nhiều năm, từ sáng tới tận đêm khuya. Ông Thơ chia sẻ, mục đích của công việc này không phải làm cho oai mà xuất phát từ việc thương cảm cho những đứa trẻ người đồng bào lẽ ra được vui chơi, đến trường thì lại phải ra ngoài mưu sinh.
Video được một du khách hiếu kỳ rồi quay lại. (Nguồn: Hoàng Anh)
Sa Pa là địa điểm du lịch có tiếng trong nước, thu hút cả khách nước ngoài. Vì vậy, nhiều người lớn đã lợi dụng điều này, đưa trẻ con ra đường để “mua” lòng thương hại. Tụi trẻ mới lớn vì muốn có những ngày bình yên, no đủ nên đành phải chèo kéo, đu bám khách để được cho tiền. Đặc biệt, dù phải ở ngoài đường cả ngày để xin ăn nhưng tụi nhỏ lại không được chăm sóc đàng hoàng. Hầu hết số tiền xin được du khách sẽ bị bố mẹ lấy hết, “nướng” vào những thú vui khác.
Trẻ em tại Sa Pa phải đi xin ăn giữa tiết trời lạnh. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
” Nhìn những đứa trẻ ngày đông giá buốt bị ép đi ăn xin, bán hàng từ sáng tới đêm khuya, chưa kể những ngày mưa nắng… Tôi không cầm được lòng ” – ông Thơ tâm sự. Chính vì vậy, thay vì cho tiền, ông đã chọn cách tuyên truyền để du khách không mua hàng của các em bé. Có tâm với công việc, người đàn ông ngoài 60 tuổi này chọn cách tự đọc trực tiếp từ sáng tới tối, thay vì thu âm sẵn. Bởi vì, ông cho rằng hành động đó nên xuất phát từ trái tim, việc đọc trực tiếp cũng giúp câu chuyện trở nên gần gũi và dễ dàng được đón nhận hơn.
Video đang HOT
Công việc của ông đều đặn từ 8 giờ sáng đến 22 giờ khuya. (Ảnh: Tiền Phong)
Làm việc tốt là vậy nhưng hành động của ông Thơ bị không ít người chửi vì “cướp cơm” của những đứa trẻ con. Thậm chí, có người nhiều lần còn có ý định dùng vũ lực để ông dừng lại hoạt động này. Thế nhưng, bất chấp hiểm nguy, “phát thanh viên” bất đắc dĩ của quảng trường Sa Pa vẫn đều đặn làm việc từ 8 giờ sáng đến 22 giờ khuya. Nhờ hành động đó, nhiều đứa trẻ đã được đi học, đến trường thay vì lang thang dưới tiết trời lạnh giá.
Nhiều du khách sẵn sàng cho các em bé thêm tiền vì thấy chúng đáng thương. (Ảnh: Chụp màn hình)
Tấm lòng tử tế và hành động đẹp của ông Thơ được rất nhiều du khách ủng hộ. Chị Quỳnh Ch. (Vĩnh Phúc) chia sẻ: ” Vài năm trước, khi đến Sa Pa, mình vừa xót xa vừa khó chịu khi bị các em nhỏ chèo kéo mua đồ. Hứng thú du lịch cũng vì vậy mà giảm đi một nửa. Nhưng mới đây trở lại, mình thấy khá bất ngờ vì các em nhỏ ăn xin đã ít đi rất nhiều, để ý mới thấy tiếng loa của bác đó. Giọng của ông rất ấm, truyền cảm và hay nên mình nghĩ du khách sẽ để tâm nhiều hơn “.
Bạn Thanh Tr. (Quảng Nam) khen ngợi: ” Đúng là “cướp cơm” thật mà nhưng lại rất dễ thương. Chỉ có những người có tâm mới làm được như vậy thôi. Hi vọng du khách khi tới đây nên hiểu rằng việc cho tiền chỉ khiến các em khổ hơn thôi. Vậy nên hãy xây dựng một môi trường du lịch lành mạnh, giúp các em đi học thay vì phải ra đường xin ăn thế này “.
Ông Thơ cùng nụ cười hiền hậu được mọi người quý mến. (Ảnh: Dân Việt)
Câu chuyện về ông Thơ và những đứa trẻ ăn xin ở Sa Pa vẫn đang là đề tài được dân tình quan tâm, bình luận. Nhiều người cho rằng, hành động đẹp này cần nhân rộng tại nhiều điểm du lịch, tạo điều kiện giúp trẻ em được sống, vui chơi đúng với độ tuổi.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
Tượng Nữ thần tự do ở Sa Pa sẽ sửa thành người H'Mông cầm khèn
Những ngày gần đây, dư luận đang dành sự quan tâm đặc biệt đến bức tượng Nữ thần tự do phiên bản "đột biến" ở Sa Pa. Sau nhiều ngày gây ồn ào, chủ nhân điểm du lịch có bức tượng này đã có những động thái chỉnh sửa.
Theo thông tin trên Vietnamnet, ông Nguyễn Ngọc Đông, chủ điểm du lịch có bức tượng Nữ thần tự do cho biết, đơn vị sẽ tiến hành sửa bức tượng theo hướng gần gũi hơn với văn hóa bản địa. Cụ thể, ý tưởng được đưa ra là chỉnh sửa thành hình ảnh người đàn ông H'Mông cầm khèn.
Bức tượng Nữ thần tự do gây ra nhiều tranh cãi. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Phần vương miện của bức tượng cũ sẽ được thay thế bởi chiếc mũ nồi đặc trưng của đàn ông H'Mông. Ngoài ra, đuốc trên tay Nữ thần tự do sẽ chuyển thành chiếc khèn, một loại nhạc cụ dân tộc gắn liền với truyền thống, văn hóa địa phương.
Nói về điều này, ông Đông chia sẻ: "Điểm check-in của tôi đặt ở Sa Pa, nơi có tỷ lệ đồng bào H'Mông chiếm số đông. Vì vậy, việc chỉnh sửa bức tượng từ Nữ thần Tự do sang hình ảnh một người đàn ông người H'Mông gần gũi, phù hợp với văn hóa bản địa".
Hình ảnh người đàn ông thổi khèn gắn liền với văn hóa người H'Mông (Ảnh: Văn hóa)
Tuy nhiên ông Đông cũng khẳng định rằng, việc khu du lịch quyết định chỉnh sửa bức tượng không phải vì bị dư luận ném đá mà là muốn nơi đây được hoàn thiện, đẹp đẽ hơn . "Nếu chỉ vì lời khen chê mà tôi phải chỉnh sửa thì chẳng khác nào 'đẽo cày giữa đường'", ông cho hay.
Trước đó, khi hình ảnh bức tượng Nữ thần tự do tại khu du lịch này lan truyền trên mạng, nhiều ý kiến đã cho rằng nó không có chút thẩm mỹ nào. Về những "gạch đá" này, ông Đông tâm sự trên Tuổi trẻ: "Điểm du lịch này là giấc mơ của tôi. Tôi như ông bố nghèo khó mãi không sinh được đứa con trai, đến khi sinh hạ thì có biết đâu nó là quỷ sứ. Sinh con có ai không muốn con mình xinh đẹp, ai chẳng muốn 'thân em vừa trắng lại vừa tròn', nhưng 'rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn'.
Những người thợ địa phương làm cho tôi tay nghề chỉ có thế. Nhưng xấu đẹp còn do mắt nhìn từng người. Nên thấy mọi người ném đá nhiều quá thì tôi rất đau lòng."
Toàn cảnh khu du lịch. (Ảnh: Zing)
Được biết, trong khu du lịch này còn có khá nhiều bức tượng khác, mô phỏng lại các kỳ quan của thế giới như tháp nghiêng Pisa, tháp Eiffel, phố cổ Nhật Bản,... Từ khi bức tượng Nữ thần tự do bị khen chê trái chiều, ông Đông cho biết mình khá mệt mỏi. Dù vậy, ông vẫn cố gắng thực hiện ước mơ làm du lịch, góp phần tạo nên một điểm đến đẹp cho Sa Pa.
Trước thông tin tượng Nữ thần tự do sẽ được chuyển thành tượng người đàn ông H'Mông cầm khèn, dư luận cũng đã bày tỏ nhiều quan điểm trái chiều. Trong khi nhiều người lo ngại không biết bức tượng mới có trở thành trò cười một lần nữa không thì cũng có một số ý kiến cho rằng thái độ cầu thị, biết lắng nghe của chủ cơ sở là đáng hoan nghênh. Việc bức tượng trong tương lai như thế nào mọi người nên chờ đợi và đón nhận với một cái nhìn cởi mở, không quá khắt khe.
Không biết sắp tới hình hài bức tượng mới sẽ ra sao? Hãy cùng YAN đón chờ nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Chủ bức tượng Nữ thần tự do Sa Pa: "Mọi người ném đá tôi rất đau lòng" Thay vì phải đi nửa vòng trái đất để check-in với tượng Nữ thần tự do ở Mỹ, ngay tại Sa Pa (Lào Cai) cách đây không lâu cũng xuất hiện một phiên bản "chị em sinh đôi" khiến dân tình không khỏi xôn xao, chú ý. Tuy nhiên, thay vì nhận được những lời khen ngợi, tác phẩm này lại bị "ném...