Ông Kim Jong-un xa rời chính sách ‘ưu tiên cho quân đội’?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho đang quay lưng với chính sách “ưu tiên hàng đầu cho quân đội” mà cả cha và ông nội của ông đều chú trọng, cùng lúc cũng xem nhẹ việc tôn sùng cố lãnh đạo.
Ông Kim Jong-un (áo trắng, quay mặt về phía màn hình) bên trong nhà ga sân bay mới – Ảnh: Reuters
Báo Munhwa Ilbo của Hàn Quốc phát hiện ra rằng bên trong nhà ga hoành tráng mới được khai trương của Triều Tiên không hề có treo hình nhà lãnh đạo lập quốc Kim Nhật Thành, chuyện lạ ở một đất nước xưa nay cực kỳ tôn sùng lãnh đạo như Triều Tiên. Hình ảnh của ông Kim Nhật Thành và Kim Jong-il (ông nội và cha của nhà lãnh đạo Triều Tiên hiện nay) chỉ có ở bên ngoài nhà ga sang trọng.
Không hề tìm thấy hình ảnh ông Kim Nhật Thành hay Kim Jong-il trong nhà ga mới – Ảnh: Reuters
Còn báo Herald Business thì cho biết trong buổi biểu diễn âm nhạc cấp quốc gia hồi đầu tuần không hề thấy bóng dáng hình ảnh của cả ông Kim Nhật Thành cũng như ông Kim Jong-il. Ban nhạc nữ số 1 ở Triều Tiên là Moranbong trình diễn trong sự kiện này.
Video đang HOT
Các hình ảnh về sân bay mới do chính quyền Kim Jong-un cung cấp trông rất sang trọng, hoành tráng – Ảnh: Reuters
Trước đây, dưới thời ông Kim Jong-il, trong các sự kiện như thế này, hình ảnh được chiếu trên màn hình đi kèm buổi biểu diễn lúc nào cũng in đậm dấu ấn của nhà lãnh đạo lập quốc. Nhưng trong buổi biểu diễn hôm 13.7 vừa qua, hình ảnh được chiếu kèm chỉ có ông Kim Jong-un.
Thêm một dấu hiệu khác cho thấy ông Kim Jong-un đã hủy bỏ chính sách sùng bái cố lãnh đạo: từ tháng 6 vừa qua, ông không còn đeo huy hiệu in hình chân dung cha và ông nội của ông nữa.
Người dân Bình Nhưỡng đi dự lễ khai trương sân bay mới – Ảnh: Reuters
Quân đội bị ‘thất sủng’
Ngoài ra, báo Munhwa Ilbo cũng dẫn một nguồn tin giấu tên ở Triều Tiên cho rằng việc nhà lãnh đạo trẻ tuổi hiện nay ở Triều Tiên thường xuyên thay đổi các lãnh đạo cao cấp trong quân đội cho thấy ông không còn theo đuổi chính sách ưu tiên hàng đầu cho quân đội mà cha ông, nhà lãnh đạo Kim Jong Il đặc biệt chú trọng.
Nguồn tin kể trên phân tích rằng, việc ông Kim Jong Un lúc nào cũng đòi hỏi quân đội phải thể hiện sự trung thành tuyệt đối, thêm các đợt thanh trừng liên tục của ông thể hiện rõ chính sách muốn làm suy yếu vai trò của quân đội trong hệ thống nhà nước Triều Tiên.
Trong khi cả ông Kim Nhật Thành và Kim Jong-il đều muốn ưu tiên xây dựng quân đội hùng mạnh, ông Kim Jong-un muốn rút bớt quyền lực của quân đội – Ảnh: AFP
Theo thông tin từ chính quyền Hàn Quốc, từ khi lên lãnh đạo Triều Tiên vào năm 2012, ông Kim thường xuyên sa thải các lãnh đạo trong quân đội. Đến nay tới 40% thành phần quân đội đã bị thay đổi. Theo đánh giá của lãnh đạo Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc, ông Lee Byung-ho, đó là một trong những bằng chứng cho thấy ông Kim muốn làm suy yếu quyền lực của quân đội, trái hẳn với chính sách ưu tiên xây dựng quân đội hùng mạnh của cha và ông nội ông.
Một nhà nghiên cứu cao cấp tại Học viện Sejong (Hàn Quốc) là Jeong Sung-jang là cho biết nhiều chức vụ lãnh đạo trong quân đội Triều Tiên hiện do các quan chức dân sự nắm giữ.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Triều Tiên in thêm chân dung Kim Jong-un lên huy hiệu
Giới chức Triều Tiên đang tiến hành việc in thêm các huy hiệu mới có chân dung Kim Jong-un bên cạnh hình ảnh cha và ông nội của nhà lãnh đạo trẻ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP
Một công ty ở quận Pyongchon, Bình Nhưỡng, đang sản xuất các huy hiệu in hình ảnh ba nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Kim Jong-il và Kim Nhật Thành nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động vào tháng 10 tới, theo Chosun Ilbo. Ước tính đợt đầu có khoảng 3.000 chiếc được sản xuất dành cho các quan chức cấp cao trong đảng và các thành viên cấp cao thuộc đoàn thanh niên.
"Đây là minh chứng cho việc hoàn tất quá trình kế vị của gia tộc họ Kim. Đó cũng là một nỗ lực nhằm nhấn mạnh tính hợp pháp của chế độ Kim Jong-un và báo hiệu một thời đại mới bắt đầu", Giáo sư Nam Sung-wook thuộc Đại học Hàn Quốc đánh giá.
Các huy hiệu mới sẽ được phát cho những người có địa vị trước nhằm tạo ấn tượng rằng họ được tin cậy và nắm đặc quyền. Ở Triều Tiên, huy hiệu được xem là biểu trưng cho địa vị xã hội, thường gồm hai mẫu thiết kế dành cho người thuộc tầng lớp trên và người bình thường. Nhiều người Triều Tiên muốn đeo huy hiệu vào các dịp lễ cưới hoặc những sự kiện lớn nhằm phô trương về vị trí xã hội của mình.
Hồi năm 2012, lúc mới nắm quyền lãnh đạo đất nước, sau khi ông Kim Jong-il qua đời, Kim Jong-un cũng yêu cầu sản xuất huy hiệu có riêng hình ảnh mình để phát cho các quan chức hàng đầu.
Khánh Lynh
Theo VNE
Ba người phụ nữ quan trọng đứng sau Kim Jong Un Đó là ba người phụ nữ tạo nên một phần then chốt của chính quyền Triều Tiên, luôn trung thành đứng sau anh, em và chồng để đẩy lùi mọi thách thức chống lại chính quyền của Jong Un. Chosun Ilbo cho biết, ba người phụ nữ đó là vợ, chị gái cùng cha khác mẹ và em gái của Kim Jong Un....