Ông Kim Jong-un: Vũ khí hạt nhân là thành quả xương máu của Triều Tiên
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 7/10 khẳng định vũ khí hạt nhân là thành quả quý báu của Triều Tiên trong công cuộc bảo vệ đất nước trước mối đe dọa lâu nay của Mỹ.
Ông Kim Jong-un phát biểu tại phiên họp của đảng Lao động Triều Tiên ngày 7/10 (Ảnh: Reuters)
Theo hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA), nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 7/10 đã tham dự và phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ban chấp hành trung ương đảng Lao động Triều Tiên. Trong phiên họp, ông Kim Jong-un một lần nữa nhắc lại vai trò quan trọng của chương trình vũ khí hạt nhân trong việc đối phó với mối đe dọa từ Mỹ.
“Vũ khí hạt nhân là thành quả quý báu, đạt được nhờ sự hy sinh xương máu của nhân dân Triều Tiên trong công cuộc bảo vệ vận mệnh và chủ quyền của đất nước trước các mối đe dọa hạt nhân từ xưa đến nay của Mỹ”, KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un phát biểu tại phiên họp.
Là Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong-un khẳng định chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, thể hiện qua nhiều vụ thử tên lửa cũng như bom nhiệt hạch trong năm nay, là nhằm “bảo đảm hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á”.
Theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, tham vọng hạt nhân của nước này đã tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, bất chấp các lệnh trừng phạt do “đế quốc Mỹ và lực lượng chư hầu” áp đặt hòng buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình vũ khí.
Toàn cảnh phiên họp toàn thể của Ban chấp hành trung ương đảng Lao động Triều Tiên ngày 7/10 (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Ông Kim Jong-un nhấn mạnh, tình hình hiện nay đã cho thấy chính sách phát triển song hành cả vũ khí hạt nhân và kinh tế của Triều Tiên là “hoàn toàn đúng đắn”.
“Kinh tế quốc gia đã tăng trưởng trong năm nay, bất chấp lệnh trừng phạt ngày càng tăng”, ông Kim nói, đề cập tới các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm răn đe Triều Tiên sau một loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa.
Trong vài tháng gần đây, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản và thực hiện vụ thử hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay. Giới chuyên gia nhận định Bình Nhưỡng đã tiến gần đến việc chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn đầu đạn hạt nhân với tầm phóng vươn tới lục địa Mỹ.
Gần đây, sau cuộc gặp cấp cao với giới chức Triều Tiên tại Bình Nhưỡng từ ngày 2-6/10, ông Anton Morozov, thành viên Ủy ban đối ngoại Hạ viện Nga cho biết Triều Tiên sắp thử một tên lửa tầm xa được cho là có khả năng bắn tới bờ Tây của Mỹ.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Chuyên gia: Mỹ tấn công Triều Tiên là mắc bẫy Kim Jong-un
Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường cấm vận, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể phải buộc Mỹ cho Bắc Kinh và Moscow thấy tầm quan trọng của Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) mới đây đã đăng tải nhận định của Bob Savic, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chính sách Toàn cầu (Global Policy Institute) ở London, Anh, về chiến lược của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ông Savic cho rằng, nếu có một thỏa thuận giữa Triều Tiên và Mỹ, do Nga làm trung gian thì điều đó cũng không ngăn được hai nước tiếp tục mâu thuẫn với nhau về chương trình hạt nhân và chế tạo tên lửa tầm xa.
Triều Tiên lần đầu tuyên bố phát triển vũ khí hạt nhân sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Geogre W. Bush đưa nước này vào "trục ma quỷ" và chỉ một tháng sau khi Mỹ tấn công Iraq.
Năm 2006, Triều Tiên lần đầu tiên thử vũ khí hạt nhân. Phải đến 3 năm sau, nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đó là Kim Jong-Il mới ra lệnh thử hạt nhân lần 2.
Kể từ khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng áp dụng chiến thuật tương tự. Ông Kim ra lệnh thử hạt nhân vào năm 2013 và 3 năm sau mới đẩy mạnh chương trình chế tạo vũ khí hủy diệt.
Chuyên gia Bob Savic nhận định, lý do là sự thất vọng của Triều Tiên khi không được đồng minh Trung Quốc quan tâm.
Cuối năm 2015, có những thông tin nói nhà lãnh đạo Kim Jong-un được mời đến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Triều Tiên coi đây là cơ hội để thúc đẩy quan hệ với đồng minh truyền thống.
Động thái khiêu khích Mỹ của Triều Tiên đã khiến hai nhà lãnh đạo Nga-Trung Quốc phải chú ý.
Nhưng rồi lời mời như vậy đã không bao giờ trở thành hiện thực, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho đến nay vẫn chưa gặp ông Tập.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đẩy mạnh quan hệ với Hàn Quốc, nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh tế chiến lược. Điều này càng nới rộng thêm khoảng cách giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Chuyên gia Savic cho rằng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên nắm quyền hồi tháng 5 năm nay được coi là rào cản trong việc khôi phục lại mối quan hệ đặc biệt giữa Triều Tiên và Trung Quốc.
Bởi ông Moon là người chủ trương đưa Seoul tăng cường kết nối nhiều hơn với Bắc Kinh.
Đó có thể là lúc mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un dự đoán kịch bản không mấy sáng sủa. Sự suy giảm tầm ảnh hưởng của Bình Nhưỡng với Bắc Kinh, sớm muộn cũng sẽ khiến ông Kim rơi vào tình thế nguy hiểm.
Cách tốt nhất của ông Kim là không ngừng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa, khiêu khích Mỹ can thiệp vào bán đảo Triều Tiên, theo chuyên gia Savic.
Chiến lược này được cho là sẽ giúp Trung Quốc và Nga nhận ra vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong việc cân bằng sức mạnh trước Mỹ và đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản trong khu vực.
Hệ quả là Trung Quốc và Nga không ngừng tăng cường quân đội sát biên giới Triều Tiên, sẵn sàng can thiệp một khi "thảm họa khiến nhiều người thiệt mạng xảy ra".
Theo Danviet
Hé lộ liên minh chết người từ lô vũ khí lớn nhất của Triều Tiên Việc phát hiện đối tác mua vũ khí lớn nhất từ Triều Tiên đã tiết lộ một "liên minh chết người" . Chương trình hạt nhân Triều Tiên và liên tiếp những vụ thử hạt nhân gần đây của Triều Tiên đang khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Dư luận...