Ông Kim Jong-un trọng dụng con ngoài giá thú của ông nội
Kim Hyon, người con ngoài giá thú của lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên là Kim Nhật Thành đã được nhà lãnh đạo hiện nay, ông Kim Jong-un cất nhắc vào làm việc tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên, sau một thời gian dài phải lẩn trốn.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã triệu ông chú Kim Hyon của mình về thủ đô, bổ nhiệm vào làm việc ở Bộ Ngoại giao – Ảnh: Reuters
Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho biết, Kim Hyon (một số báo phương Tây gọi ông là Kim Hyon-nam), 44 tuổi là con của cố lãnh đạo Kim Il-sung và người phụ nữ chuyên massage cho ông. Kim Hyon chào đời vào năm 1971, cùng năm với Kim Jong-nam, con trai trưởng của ông Kim Jong-il. Ngoại hình của Kim Hyon rất giống cha của ông.
Dưới thời lãnh đạo của ông Kim Jong-il, tức người anh cùng cha khác mẹ của Kim Hyon, ông này bị ngược đãi và luôn phải sống lẩn trốn. Ông Kim Jong-il sợ người em cùng cha khác mẹ sẽ đe dọa quyền lực của mình.
Tuy nhiên, sau này, ông Kim Jong-un thấy thương cho ông chú của mình và đưa ông về thủ đô, cất nhắc vào một vị trí cao trong Bộ Ngoại giao, để ông chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến Nhật Bản. Được biết trước đây, ông Kim Hyon từng học ở trường Nhật.
Báo Telegraph của Anh, vốn gọi nhân vật kể trên là Kim Hyon-nam, dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng ông Kim Jong-un có thể muốn được trợ giúp từ một người họ hàng. Cũng có những ý kiến khác cho rằng ông Kim Jong-un muốn giữ cho ông chú ở gần bộ máy quyền lực của mình cho dễ kiểm soát, nhằm đảm bảo ông không kết bè kết phái mạnh mẽ, sau đó chống lại mình.
Video đang HOT
Toshimitsu Shigemura, giáo sư tại Đại học Waseda ở Tokyo (Nhật) phát biểu: “Mãi cho tới đầu năm nay, Kim Hyon-nam còn chỉ là một công chức của Đảng Lao động ở một thị trấn thuộc tỉnh và hầu như chẳng ai nghe nói gì về ông ta”.
Dưới thời ông Kim Jong-il (ảnh), ông Kim Hyon phải sống lẩn trốn – Ảnh: Reuters
Giáo sư Shigemura cũng cho biết thêm vì là con ngoài giá thú của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông Kim Hyon-nam không được cha mình nuôi dưỡng mà được gởi ở với vợ chồng bà Kim Kyung-hui và ông Jang Song-thaek, xem như là con của 2 ông bà này. Trong khi đó, thực ra Kim Kyung-hui là chị cùng cha khác mẹ với Kim Hyon-nam. Còn “cha nuôi” Jang Song-thaek chính là người bị nhà lãnh đạo hiện nay Kim Jong-un xử tử hồi năm 2013 vì tội phản quốc. Chính vì thế – theo nhận xét của giáo sư Shigemura – ông Kim Jong-un càng có lý do để không tin tưởng người chú bị ruồng rẫy, đưa ông về gần cho dễ kiểm soát.
Giáo sư Shigemura nói tiếp: “Tôi đoán ông Kim Jong-un triệu tập Kim Hyon-nam trở về Bình Nhưỡng và cho ông ta một công việc khi ông ta vẫn còn yếu, sợ rằng những phe phái khác sẽ ủng hộ Kim Hyon-nam. Mà cũng có thể Trung Quốc đang muốn tìm kiếm một lãnh đạo thay thế của Triều Tiên và tìm cách ủng hộ cho một nhân vật khác của dòng họ Kim”.
Báo Chosun Ilbo cho biết các lãnh đạo Hàn Quốc biết về ông Kim Hyon từ Lee Han-yong, một người cháu của ông Kim Jong-il đã đào tẩu sang Hàn Quốc vào năm 1982. Tuy nhiên đến tháng 2.1997, ông này bị giết chết ở gần nhà và cho tới nay cũng chưa xác định được thủ phạm. Giới chức tình báo Hàn Quốc cho rằng ông này bị điệp viên Triều Tiên ám sát.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Kim Jong-un hào hứng dõi theo nữ phi công luyện tập
Ông Kim đã rất hài lòng khi chứng kiến màn trình diễn của 2 nữ phi công và gọi họ là "những bông hoa trên bầu trời".
Ngày 22.6, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đích thân đi thị sát một chuyến bay huấn luyện của hai nữ phi công đầu tiên của quân đội nước này trên máy bay phản lực siêu thanh.
Theo KCNA, ông Kim đã "rất hài lòng" khi theo dõi hai nữ phi công Jo Kum-hyan và Rim Sol luyện tập cất cánh và hạ cánh với máy bay phản lực siêu thanh, sau đó gọi họ là những "bông hoa trên bầu trời".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Mặc dù không tiết lộ thời điểm ông Kim đi thị sát, nhưng KCNA nói rằng việc hai nữ phi công này điều khiển được những chiếc chiến đấu cơ siêu thanh mà ngay cả nam phi công cũng gặp nhiều khó khăn này là "một thành công đáng tự hào trên thế giới".
Hồi năm ngoái, ông Kim Jong-un cũng đã hết lời ca ngợi 2 nữ phi công Triều Tiên khi họ hoàn thành một chặng bay với chiến đấu cơ phản lực.
Trong khi đó, theo quan sát của tờ Chosul Ilbo (Hàn Quốc), trong những chuyến thị sát gần đây, ông Kim Jong-un đã nhiều lần không đeo chiếc huy hiệu đỏ in chân dung của ông nội Kim Nhật Thành và người cha Kim Jong-il, mặc dù huy hiệu này là thứ bắt buộc phải đeo đối với tất cả người dân Triều Tiên.
Trong chuyến thăm một trung tâm nghiên cứu sinh học hôm 6.6 hay chuyến thị sát một trường pháo binh hôm 13.6 vừa qua, ông Kim đều không hề đeo chiếc huy hiệu này.
Ông Kim gặp gỡ các nữ phi công Triều Tiên hồi năm ngoái
Theo quy định, tất cả người dân Triều Tiên đều phải đeo chiếc huy hiệu trên ngực áo như một biểu hiện của lòng tôn kính dành cho 2 cố Chủ tịch của họ. Những người không đeo huy hiệu này khi ra chợ sẽ không được mua hàng, và sẽ bị trừng phạt nặng nếu bị bắt gặp.
Tuy nhiên, các chuyên gia theo dõi tình hình Triều Tiên cho rằng trong thời gian gần đây, ông Kim có xu hướng bỏ đeo huy hiệu nhằm xây dựng, củng cố hình ảnh hiện đại hơn cho bản thân mình trong mắt người dân.
Trong bài diễn văn chúc mừng năm mới 2015, ông Kim đã không hề đề cập gì đến cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, và một trung tâm chăm sóc trẻ em do ông khánh thành hồi tháng Năm ở Bình Nhưỡng đã không treo chân dung của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành mà chỉ có ảnh của ông Kim Jong-il.
Theo_24h
Hình ảnh Triều Tiên kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Kim Nhật Thành Nhiều hoạt động đã diễn ra tưng bừng trên khắp đất nước Triều Tiên nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 103 của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao nhà nước Triều Tiên tới Cung Mặt trời ở Bình Nhưỡng nhân dịp kỷ niệm 103 ngày sinh của cố Chủ tịch...