Ông Kim Jong-un thừa nhận Triều Tiên khó khăn vì Covid-19 như “thời chiến”
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thừa nhận rằng quốc gia này đang đối mặt với khó khăn trong đại dịch Covid-19 giống như “thời chiến tranh”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: KCNA).
Trong bài phát biểu kỷ niệm 68 năm ký hiệp định đình chiến trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), ông Kim cho biết, nước này đang đối mặt với những khó khăn giống như “thời chiến tranh” trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
“Chúng ta đang đối mặt với những khó khăn gây ra bởi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có tiền lệ và các lệnh phong tỏa kéo dài. Điều này gây nên thách thức không kém nếu so sánh với những gì đã xảy ra trong cuộc chiến tranh”, ông Kim phát biểu trước hàng nghìn cựu chiến binh và khách mời tại thủ đô Bình Nhưỡng hôm 27/7.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho biết “giống như là thế hệ những người chiến thắng (đi trước), thế hệ của chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp và biến giai đoạn đầy khó khăn này thành một chiến thắng vĩ đại hơn nữa”.
Đây không phải là lần đầu ông Kim thừa nhận Triều Tiên đang trải qua giai đoạn khó khăn. Hồi tháng 4, ông gọi tình hình ở quốc gia Đông Á là “tồi tệ nhất trong lịch sử”. Tháng trước, ông cảnh báo tình trạng lương thực ở Triều Tiên trở nên căng thẳng, nhưng nói rằng nguyên nhân một phần do trận lũ năm ngoái.
Theo truyền thông Hàn Quốc, giá lương thực ở Triều Tiên được cho đã tăng mạnh, với một kg chuối vào khoảng 45 USD.
Triều Tiên hiện vẫn chưa ghi nhận bất cứ ca Covid-19 nào do họ thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn dịch lây lan. Họ đã đóng cửa biên giới và phong tỏa nghiêm ngặt trong hơn 1 năm qua.
Sự kiện ngày hôm qua được tổ chức nhằm kỷ niệm sự kiện hiệp định ngừng bắn được ký kết để dừng cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Hôm qua, lễ kỷ niệm diễn ra ngoài trời và theo những hình ảnh từ sự kiện, không ai trong đám đông đeo khẩu trang hoặc thực hiện quy tắc giãn cách xã hội.
Về mặt kỹ thuật, hai miền bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì hai bên chưa ký thỏa thuận hòa bình. Quan hệ giữa 2 phía vẫn căng thẳng. Hôm 27/7, Hàn Quốc và Triều Tiên đã thiết lập lại kênh thông tin liên lạc, vốn bị cắt đứt trong hơn một năm qua.
Quốc tế hoan nghênh Triều Tiên và Hàn Quốc nối lại đường dây liên lạc
Hàn Quốc và Triều Tiên ngày 27/7 mở lại đường dây liên lạc trực tiếp qua biên giới vốn bị ngừng hoạt động từ năm 2020.
Động thái này được cộng đồng quốc tế hoan nghênh và nhận định có tác động tích cực đối với việc thúc đẩy quan hệ liên Triều.
Bà Lee Jong-joo, người phát ngôn của Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo, Hàn Quốc và Triều Tiên nối lại các đường dây liên lạc trực tiếp. Bà Lee Jong-joo bày tỏ hy vọng quan hệ liên Triều sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
"Sáng nay, lúc 11h04, hai bên đã kết nối điện thoại thành công. Chúng tôi mong rằng việc liên lạc giữa hai miền Triều Tiên sẽ không bị ngưng trệ một lần nữa. Thông qua việc khôi phục các đường dây liên lạc, Hàn Quốc hy vọng hai miền Triều Tiên có thể cùng thảo luận các vấn đề còn dang dở và thực hiện những gì đã được nhất trí".
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp thượng đỉnh. (Ảnh: New York Times)
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cũng xác nhận Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã thống nhất tiến tới khôi phục niềm tin hai bên và thúc đẩy hòa giải bằng cách khôi phục đường dây liên lạc liên Triều.
Cộng đồng quốc tế cũng lên tiếng hoan nghênh động thái mới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hoan nghênh thông báo việc Triều Tiên và Hàn Quốc mở lại các kênh liên lạc.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Farhan Haq, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói: "Tổng Thư ký hoan nghênh việc hai miền Triều Tiên nối lại các kênh liên lạc liên Triều, cũng như nối lại đường dây nóng quân sự. Tổng Thư ký hoàn toàn ủng hộ nỗ lực không ngừng của các bên hướng tới việc cải thiện mối quan hệ, vì hòa bình bền vững và phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng trên Bán đảo Triều Tiên".
Bà Jalina Porter, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ hoan nghênh việc nối lại đường dây liên lạc trực tiếp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, gọi đây là "bước đi tích cực". Trong một bức email trả lời hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, bà Jalina Porter khẳng định: "Mỹ ủng hộ đối thoại cũng như tiếp xúc liên Triều".
Theo các nhà phân tích, mặc dù việc Hàn Quốc và Triều Tiên nối lại liên lạc có thể giúp xoa dịu căng thẳng giữa hai miền, nhưng đây chỉ là một bước tiến nhỏ. Triều Tiên khó có thể hồi sinh các chương trình hợp tác lớn với Hàn Quốc hoặc sớm quay trở lại các cuộc đàm phán hạt nhân do Mỹ dẫn dắt. Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên thay vào đó đang hướng tới cải thiện quan hệ với Hàn Quốc với hy vọng sẽ thuyết phục Mỹ nhượng bộ nếu các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên được nối lại.
Ông Kim Jong Un chúc mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được bổ nhiệm Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sau khi được Quốc hội bổ nhiệm. Nhân dịp đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 26/7, Chủ tịch Ủy ban Quốc...