Ông Johnathan Hạnh Nguyễn xin khai thác sân bay Phú Quốc
Theo lanh đao Cuc Hang không, sau Tâp đoan T&T cua ông Đô Quang Hiên thi mơi đây ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương ( IPP) cung đa gửi văn ban tơi Bộ trưởng Giao thông Vân tai Đinh La Thăng xin thi điêm nhượng quyền khai thác sân bay Phu Quôc.
Sân bay Phu Quôc – Anh: Đao Ngoc Thach
Theo Cuc Hang không, cho đên nay viêc nhương quyên khai thac sân bay Phu Quôc đang trong giai đoan xin chu trương cua Thu tương Chinh phu nên văn ban cac doanh nghiêp chi mơi dừng ở mức nêu nguyện vọng.
Trươc đo, Bô Giao thông Vân tải đã kiên nghi Thu tương cho nhương quyên khai thac cang hang không Phu Quôc theo hinh thưc hơp đông Kinh doanh – Quan ly (hơp đông O&M). Theo quy đinh hiện hành, đây la hơp đông đươc ky giưa Nha nươc va nha đâu tư đê kinh doanh môt phân hoăc toan bô công trinh trong môt thơi gian nhât đinh.
Cung theo chu trương cua Bô Giao thông Vân tai, trong trương hơp co 2 nha đâu tư trơ lên cung tham gia thi viêc chuyên nhượng se đươc thưc hiên thông qua đâu thâu.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có công suât 2,6 triêu hanh khach mỗi năm, đạt tiêu chuẩn cấp 4E, có đường hạ cất cánh rộng 45m, dài 3.000m, với 8 vị trí đậu cho máy bay A320 – A321 vào giờ cao điểm, có thể tiếp nhận được tàu bay thân rộng loại Boeing 747.
Năm 2014, cang hang không Phu Quôc đat san lương gân 800.000 hanh khach, tăng khoang 100.000 khach so vơi năm 2013, trong đo khach nươc ngoai chiêm khoang 30%.
Trong khi Tâp đoan T&T cua ông Đô Quang Hiên đươc biêt đên la tâp đoan kinh tê hoat đông đa nganh, tư điên may, bât đông san đên ngân hang thi Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) la môt tên tuôi lơn trong cac hoat đông dich vu, thơi trang vơi tiêm lưc tài chính mạnh.
Video đang HOT
Thai Sơn
Theo Thanhnien
Nhượng quyền sân bay: Minh bạch, cạnh tranh mới tránh được độc quyền!
"Hàng không là hình ảnh của quốc gia. Việc nhượng quyền khai thác cảng hàng không - sân bay cho tư nhân sẽ tốt cho đất nước cả về trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên phải tuân thủ 3 nguyên tắc là minh bạch, giám sát và tạo áp lực cạnh tranh".
Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương - khẳng định như vậy tại Hội thảo Xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay ở Việt Nam, diễn ra sáng nay (8/4), tại Hà Nội.
Bàn về nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho biết, trong giai đoạn 2015-2020 ngành hàng không cần lượng vốn đầu tư rất lớn vào kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển, trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước rất khó khăn, quỹ đầu tư của các doanh nghiệp cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế. Vì vậy để khai thác được các nguồn vốn đầu tư khác trong xã hội thì việc xã hội hóa đầu tư và khai thác để kêu gọi các nguồn vốn khu vực tư nhân (trong và ngoài nước) là một nhu cầu cấp thiết.
Với Đề án Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa ra chủ trương cho phép các doanh nghiệp tham gia khai thác thương mại các cảng hàng không - sân bay (CHK-SB). Từ chủ trương này, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và nhiều nhà đầu tư tài chính khác đã ngỏ ý "mua" lại hạ tầng CHK-BS, trong đó Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc, nhà ga T1-Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, nhà ga Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng.
Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc đã được Bộ GTVT trình Chính phủ "bán" trong năm 2015 này
Thực tế, nhượng quyền khai thác thương mại không phải là điều gì mới mẻ với hàng không thế giới, nhưng tại Việt Nam còn có nhiều vấn đề liên quan đến sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào thị trường hàng không, trong đó có việc "mua" quyền khai thác thương mại nhà ga sân bay và tiến tới là các dịch vụ khác như định giá tài sản nhà nước, đấu thầu, năng lực tài chính và trình độ quản lý, khai thác của doanh nghiệp...
Câu hỏi đặt ra ở đây là mua lại nhà ga có dẫn đến chuyển sự độc quyền từ chủ thể này sang chủ thể khác (chủ thể là hãng hàng không)? Nhà nước có cơ chế kiểm soát và chính sách gì để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hỗ trợ cho doanh nghiệp khai thác kinh doanh hiệu quả?
Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định: Xã hội hoá hàng không là việc các thành phần kinh tế tham gia vào việc đầu tư xây dựng, kinh doanh-quản lý công trình CHK-SB hoặc quản lý doanh nghiệp hàng không. Việc xã hội hoá kết cấu hạ tầng CHK-SB chỉ được thực hiện trong phạm vi quyền hạn của doanh nghiệp, bằng hợp đồng cụ thể, do vậy việc xã hội hoá không được và không thể chuyển giao hoặc ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật như nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, kiểm dịch y tế cửa khẩu... Sẽ có những nguyên tắc, biện pháp hành chính để tránh tình trạng độc quyền trong khai thác CHK-SB sau khi chuyển nhượng.
Cần những nguyên tắc "bất di bất dịch"
Ở góc độ là chủ đầu tư kiêm nhà khai thác các CHK-SB hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) - nêu nguyên tắc: Nhà đầu tư phải thực hiện kế hoạch đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng đang quản lý phù hợp với quy hoạch được duyệt, tham gia vào đảm bảo an ninh quốc phòng khi có yêu cầu của Nhà Nước.
Ngoài năng lực tài chính, nhà đầu tư phải có năng lực vận hành khai thác sân bay hoặc phải có hợp đồng thuê các tổ chức chuyên nghiệp đủ năng lực để thực hiện, việc vận hành khai thác phải đảm bảo tất cả các hãng hàng không được tiếp cận và cung cấp dịch vụ một cách công bằng. Việc lựa chọn nhà đầu tư đảm bảo minh bạch, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà Nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, không gây thất thoát tài sản của Nhà Nước.
Xã hội hóa CHK-SB phải đảm bảo 3 nguyên tắc: Minh bạch, giám sát, cạnh tranh
Theo ông Hùng, việc nhượng quyền khai thác cả sân bay hay nhà ga hành khách cho một hãng hàng không là trường hợp thiểu số trên thế giới. Tuy nhiên, nếu một hãng hàng không hoặc một liên minh các hãng hàng không được phép mua quyền khai thác hoặc sở hữu một sân bay, công trình kết cấu hạ tầng trong sân bay thì phải có quy định.
"Phải đảm bảo các hãng hàng không khác được tiếp cận một cách công bằng với các dịch vụ được cung cấp tại sân bay. Nếu không, chính sự độc quyền này sẽ tạo ra sự chèn ép các hãng hàng không khác, làm giảm lượng hành khách từ các hãng hàng không khác đến sân bay" - ông Hùng nêu quan điểm.
Xuất hiện tại hội thảo này với danh nghĩa là một chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương - bày tỏ sự ủng hộ với chủ trương xã hội hóa CHK-SB của ngành GTVT. Theo ông Thành, trong một nền kinh tế mở, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, như với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phải thực hiện những cam kết về mua sắm Chính phủ, thì không chỉ tư nhân trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể tham gia đầu tư vào kết cấu hạ tầng.
"Sở hữu tư nhân thường hiệu quả hơn sở hữu Nhà nước, lí do là sẽ hạn chế được những xung đột giữa nguồn lực - quyền lực - lợi ích. Tuy nhiên, tư nhân chỉ là điều kiện cần, yếu tố quan trọng là phải đảm bảo cạnh tranh, điều này sẽ hạn chế và tránh độc quyền. Có cạnh tranh thì mới chọn được đối tác tốt, nhà đầu tư tốt, doanh nghiệp tốt" - ông Võ Trí Thành khẳng định.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cũng nhấn mạnh đến 3 nguyên tắc để đảm bảo sự thành công của công cuộc xã hội hóa CHK-SB là minh bạch, giám sát và tạo áp lực cạnh tranh. Bởi, có công khai minh bạch thì mới thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực, cùng với đó việc giám sát hoạt động này cần sự tham gia của các đơn vị độc lập để đảm bảo sự khách quan, về yếu tố cạnh tranh thì cần có những chuẩn mực tối thiểu dựa trên phản ứng của thị trường và can thiệp của Nhà nước.
"Hàng không là hình ảnh của quốc gia, việc nhượng quyền khai thác cảng hàng không-sân bay cho tư nhân sẽ tốt cho đất nước cả về trung hạn và dài hạn, tuy nhiên phải tuân thủ 3 nguyên tắc là minh bạch, giám sát và tạo áp lực cạnh tranh" - ông Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Đại diện cho các hãng hàng không, ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air - nêu lên sự so sánh về hiệu quả khai thác hàng không giữa Việt Nam và khu vực. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có 92 triệu dân nhưng tỉ lệ sân bay/triệu dân và tỉ lệ ghế cung ứng/người dân là thấp trong khu vực.
"Rõ ràng là nhu cầu mở rộng, nâng cấp, xây mới các nhà ga sân bay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để đáp ứng được tốc độ tăng nhu cầu vận chuyển của người dân mà Ngân sách nhà nước không thể tiếp tục bao cấp. Những quan ngại về độc quyền, cạnh tranh đều có thể giải quyết bằng các quy định." - ông Tâm khẳng định.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng truy nhà thầu: "Thi công kiểu gì thế?" "Bữa trước ông báo cáo với tôi tháng 5, tháng 6 sẽ làm xong hầm, bây giờ lại tháng 9. Ông hứa hẹn kiểu gì thế?", Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng "truy" chủ đầu tư. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng "truy" chủ đầu tư ngay tại hiện trường thi công hầm đường bộ Phú Gia thuộc dự...