Ông Hun Sen đả kích TPP để chiều ý Trung Quốc?
Từng mang tiếng là xem nhẹ đồng minh ASEAN để chạy theo Trung Quốc, Campuchia mới đây lại có thêm một động thái bị cho là tiếp tay cho Bắc Kinh, lần này trong lãnh vực thương mại. Đó là hành động bất ngờ đả kích thỏa thuận thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ bảo trợ của Thủ tướng Hun Sen, theo phân tích của RFI.
Thủ tướng Hun Sen (phải) tại Hội nghị Á Phi- Jarkarta. Ảnh ngày 21/04/2015/Reuters
Sự kiện xảy ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tổ chức tại thủ đô Indonesia, nhân một cuộc thảo luận trên chủ đề “Đông Á trong bối cảnh toàn cầu mới”, đặc biệt có sự tham gia của hai người đứng đầu nhà nước là Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Diễn biến cuộc nói chuyện không có gì bất ngờ cho đến lúc ông Hun Sen, sau bài phát biểu được soạn sẵn, đã ngẫu hứng lên tiếng đả kích dữ dội Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, đang được đàm phán giữa 12 nước, trong đó có 4 thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam.
Theo Thủ tướng Cam Bốt, hiệp định do Mỹ bảo trợ đã có tác dụng chia rẽ toàn khối ASEAN, vì đã gạt qua một bên một nửa thành viên Đông Nam Á, nói chính xác là 6 nước, trong đó có Cam Bốt. The Diplomat đã trích lời Thủ tướng Campuchia:
Video đang HOT
“Chúng ta phải xem xét lại một lần nữa … là tại sao khối Đối tác xuyên Thái Bình Dương lại không bao gồm toàn bộ mười thành viên ASEAN…, là mục tiêu, ý đồ thực thụ việc thiết lập (khối) Đối tác xuyên Thái Bình Dương là gì…, việc chỉ có một nửa ASEAN là đối tác… và để lại nửa kia bên ngoài là gì?”
Đối với The Diplomat, những lời đả kích TPP của ông Hun Sen rất dễ gây ngộ nhận, nếu không muốn nói là sai lệch.
Trong phát biểu của mình ông Hun Sen đã ca ngợi hết mức khối Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP bao gồm cả 10 nước ASEAN với tất cả các quốc gia có hiệp đinh tự do mậu dịch – từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, cho đến Úc và New Zealand – như để đối lập khối này với khối TPP.
Có điều, theo The Diplomat, sự so sánh này rất khập khiễng vì RCEP chỉ là điều hòa, phối hợp giữa các thỏa thuận hiện hữu, trong lúc TPP là một nỗ lực của Mỹ và 11 quốc gia còn lại nhằm tạo ra một cái gì mới, với các tiêu chuẩn cao hơn nhiều so với các hiệp định tự do mậu dịch hiện hữu.
Điểm gây ngộ nhận thứ hai là TPP không hề cố ý loại trừ các nước khác, dù đó là các thành viên khác của ASEAN hay Trung Quốc. Phía Mỹ đã luôn luôn xác định rằng TPP sẽ hoan nghênh tất cả các nước nào khác muốn tham gia nếu chấp nhận các chuẩn mực của khối này.
Theo The Diplomat, lời tố cáo của ông Hun Sen là TPP – tức là Mỹ – chia rẽ ASEAN cũng không chính xác vì lẽ Hoa Kỳ đang cố gắng giúp toàn khối ASEAN về mặt kinh tế, cụ thể là với Sáng kiến mở rộng giao lưu kinh tế Mỹ-ASEAN, gọi tắt là E3, được tung ra vào năm 2013.
Câu hỏi đặt ra là vì sao Thủ tướng Campuchia lại đả kích TPP như vây?
Theo một số quan sát viên, đây có thể là một cách thức bày tỏ thái độ ủng hộ Trung Quốc, nước từng đánh giá là TPP sẽ là công cụ tăng cường ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á, chống lại sự vươn lên của Trung Quốc.
Về phía Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia cũng không ngần ngại xem TPP là thành tố kinh tế trong chính sách xoay trục của Mỹ qua vùng Châu Á Thái Bình Dương, mà mục tiêu bị Bắc Kinh cho là để chống Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Campuchia tỏ thái độ thân Trung Quốc. Mọi người đều nhớ là vào năm 2012, Campuchia đã không ngần ngại để cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh thất bại, không ra được thông cáo chung, vì kiên quyết không để cho văn kiện này có lời lẽ không hợp tại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Theo NTD/Bizlive
TT Obama được trao đặc quyền để hoàn tất đàm phán TPP
Các lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội Mỹ hôm 16-4 đã nhất trí trao cho Tổng thống Obama quyền đặc biệt để hoàn thành đàm phán hiệp định hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Sự thành công với điều luật mới này được cho là một trong những cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhất của ông chủ Nhà Trắng trong 19 tháng cuối cùng tại vị. Theo đó, quyền "fast track" (đàm phán nhanh) mới được trao sẽ cho phép ông Obama được toàn quyền quyết định trong việc thương thảo về hiệp định thương mại với 11 quốc gia khác ở châu Á - Thái Bình Dương.
Quyết định đã được nhất trí bởi Chủ tịch Ủy ban tài chính thượng viện Orrin Hatch, thượng nghị sĩ Đảng dân chủ Ron Wyden và Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ Paul Ryan.
Các lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội Mỹ nhất trí trao cho Tổng thống Obama quyền đặc biệt để hoàn thành đàm phán TPP. Ảnh: New York Times
Theo đó, các nghị sĩ sẽ chỉ có quyền bỏ phiếu đồng thuận hay bác bỏ với bản hiệp định TPP một khi nó được hoàn thiện nhưng các nhà lập lại không thể đề xuất sửa đổi. Điều luật mới cũng quy định hiệp định TPP phải được công bố 60 ngày trước khi tổng thống đặt bút ký và phải xuất hiện trên bàn quốc hội Mỹ 4 tháng trước khi bỏ phiếu thông qua. Nếu hiệp định không đáp ứng các mục tiêu của quốc hội Mỹ về các tiêu chuẩn lao động, môi trường và nhân quyền thì quốc hội cũng có thể bỏ phiếu xóa bỏ cơ chế fast-track của tổng thống và mở ra thỏa thuận về việc sửa đổi hiệp định.
Theo Người Lao Động
Việt Nam gia nhập TPP: Doanh nghiệp nội ủng hộ mạnh hơn khối FDI 66% doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ việc Việt Nam gia nhập TPP, trong khi chỉ khoảng 30% doanh nghiệp FDI ủng hộ việc này. Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, đối với việc Việt Nam đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), doanh nghiệp...