Ông Hoàng Hữu Phước viết gì trên blog cá nhân?
Dư luận đang bất bình về việc đại biểu Quốc hội ông Hoàng Hữu Phước chế nhạo đồng nghiệp và trước đó là vụ “tứ đại ngu” nhắm đến nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Tuy nhiên, đó chỉ là mặt nổi những gì dư luận được tiếp cận.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước. Ảnh TL
Thực chất, blog của ông Phước với Slogan: “Nơi giao lưu của đại biểu Quốc hội” gần như do một mình ông viết. Bài viết ở nhiều lĩnh vực, nhân vật. Trong đó đa phần mang lời lẽ ngông cuồng, xúc phạm, miệt thị, nặng về chì chiết người khác hơn là mang tính xây dựng.
Chuyên thóa mạ, xúc xiểm người khác
Nặng nề nhất trong số những bài viết xúc phạm người khác là bài viết về cựu kỹ sư hàng không Mai Trọng Tuấn, khi ông này đề xuất một tuyến đại lộ xuyên 3 nước Đông Dương.
Cụ thể, ngày 13.10, ông Phước viết bài với tựa đề “Mai Trong Tuấn: Thứ đất hỡi trời ơi” với nhiều lời lẽ miệt thị, xúc phạm nhân vật.
Ngay vào đầu bài viết, ông Hoàng Hữu Phước lập tức mắng: “Tôi mới biết tin Mai Trọng Tuấn lại nói bá láp về cái gọi là “xây dựng tuyến đại lộ xuyên suốt qua 3 nước Đông Dương: Việt Nam – Lào – Campuchia… Trước khi phân tích cái ngu xuẩn trong ý kiến của Mai Trọng Tuấn…”.
Ngay sau đó, ông Phước tiếp tục “đá đểu”: “Tôi cho rằng rất có thể tấm lòng vì nước vì dân của Mai Trọng Tuấn đã đạt đỉnh với ý kiến của ông ta về Đường Bay Thẳng Kẻ Chỉ Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh Qua Không Phận Lào Và Campuchia nghĩa là sẽ lợi biết bao cho ngành hàng không nước nhà nếu trên thực tế có đường bay thẳng như kẻ chỉ ấy và bên trong các máy bay có các dây lòng thòng trên trần giống như trên xe bus để hành khách đi máy bay đứng đu bám vào dây do máy bay không có ghế, và mỗi chuyến thay vì có 200 hành khách ngồi ghế như thiết kế của hãng chế tạo máy bay nay sẽ có 600 hành khách đứng níu dây theo thiết kế mà Mai Trọng Tuấn rất có thể đã hoặc ắt rồi sẽ đăng ký tác quyền trên toàn thế giới…”
Toàn bộ bài viết, những ý kiến phản biện của ông Phước được gói trong những từ ngữ rất thô thiển, thiếu văn hóa. “Ai có đủ tiền để xây dựng con đường đại lộ ấy? Tự tung tự tác tự tiện muốn lấy toàn bộ ngân sách quốc gia để xây cái con đường đại lộ bá láp cho thiên hạ xài chung à? Chắc Mai Trọng Tuấn bỏ tiền túi ra xây sao?”.
Video đang HOT
Ông Phước viết tiếp: “Chắc Mai Trọng Tuấn có đủ và có dư sự điên rồ khi mồm eng éc về cái đại lộ vàng này”. Cuối cùng ông kết luận ông Tuấn là “một tên tiến sĩ giả danh, thổi phồng một ý kiến dở hơi”.
Không chỉ “phản biện”về khoa học, kiến trúc, đại biểu Hoàng Hữu Phước bình luận rất nhiều vấn đề khác. Trong đó không ít lần ông công khai thóa mạ các tờ báo.
Trong bài viết “Tuổi teen không bao giờ có thật” đăng ngày 6.10, trong phần mào đầu, ông Phước “phang”: “Báo Tuổi Trẻ tuần trước có đăng một bài vớ vẩn của một nhà báo vớ vẩn ngợi ca vớ vẩn một quyển sách teen teen vớ vẩn về teen teen vớ vẩn của một nhà văn vớ vẩn có cốt chuyện vớ vẩn về một nhân vật chính vớ vẩn có những băn khoăn vớ vẩn mong muốn vớ vẩn rằng thầy giáo nên teen teen vớ vẩn, trong khi bạn này đã đọc bài viết của tôi về teen-teen cách nay nửa thập niên và gợi ý rằng tôi nên làm gì đó để giúp báo Tuổi Trẻ chấn chỉnh lại cách tung hứng tung hê…”
Sau đó, ông Phước khuyên răn: “Báo Tuổi Trẻ biết phải cẩn trọng và trách nhiệm đối với từng mẫu tin một, nhất là phải chứng tỏ tư duy của báo phải ở bậc cao, thấu thị, chứ Tuổi Trẻ mà tưởng hễ tuổi trẻ thì đó là teen teen thì Tuổi Trẻ sai hoàn toàn, bậy hoàn toàn, ngây thơ khờ dại hoàn toàn, hoàn toàn không ở tầng lớp thượng đẳng, và có tội lớn với cả dân tộc giống nòi; tôi xin đăng lại bài viết cũ sau về Tuổi Teen.
Nếu nghi ngờ giá trị biện luận của bài này, báo Tuổi Trẻ nên bỏ ra vài chục ngàn USD thỉnh một nhà phân tâm học Mỹ bất kỳ nào đấy để đưa nội dung bài này cho vị ấy xem để nghe vị ấy khẳng định xem tôi viết có chính xác hay không về cái mà tôi gọi là vấn nạn teen…”
Ông Phước “ngông” cỡ nào?
Ngay sau khi dư luận phản ứng về những bài viết xúc phạm đại biểu Trương Trọng Nghĩa, ngày 5.11 ông Phước tiếp tục đăng đàn với bài viết : “Tôi và Trương Trọng Nghĩa” giải thích quan hệ giữa ông với đại biểu này.
Ông Hoàng Hữu Phước khẳng định ông và ông Nghĩa hoàn toàn không có tư thù cá nhân, và hoàn toàn chưa có bất kỳ cuộc đấu khẩu bất đồng ý kiến căng thẳng nào cả. Những gì ông viết là phản bác trên cơ sở lập luận và lý luận có dẫn chứng chi tiết rõ ràng. Có điều, cách hành văn gây phản ứng là vì ông phải hành văn trong khi phù hợp với các bài viết… chống giặc khác.
Cuối bài viết, ông Phước khẳng định: “Tôi luôn là người phục thiện nhanh chóng, vì vậy cách xin lỗi nhanh chóng nhất đến Ông (ông Nghĩa-PV) là tôi phải nhanh chóng sửa lại tất cả các nội dung những bài viết gần đây liên quan đến các phát biểu của Ông, theo hướng: xóa bỏ tất cả tên của Ông, xóa bỏ tất cả những ghi chú về cá nhân Ông…”
Một trong những sự kiện đình đám nhất mà ông Hoàng Hữu Phước là bài viết “Tứ đại ngu” nội dung xúc phạm đại biểu Dương Trung Quốc.. Sau bài viết “Bốn điều sai năm cũ”, ngày 18.2.2013, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM họp khẩn, kết luận bài viết nói trên không phù hợp với văn hóa nghị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc dùng blog để công kích (mang tính cá nhân) các đại biểu khác là không nên. Trong cuộc họp, ông Hoàng Hữu Phước cũng thừa nhận cách thức tranh luận trong bài viết này không phù hợp.Ông Phước xác nhận đã gỡ bỏ bài viết khỏi blog cá nhân vào ngày 17.2.2013 và gửi lời xin lỗi ông Dương Trung Quốc.
Tuy nhiên, bài viết này được ông Phước đăng tải lại trên Blog cá nhân từ ngày 5.8 và hiện vẫn “chểm chệ” trên blog của ông. Không những không gỡ bỏ, khi đăng lại, ông Phước còn có những lời lẽ hống hách, ngạo mạn và thách thức. Ông Phước khẳng định xin lỗi ông Quốc chỉ là “chiêu” của mình.
Nguyên văn: “Chiêu của tôi là tuyên bố sẽ viết thư xin lỗi Ông Dương Trung Quốc, và cho đến tận hôm nay nội dung khẳng định sẽ xin lỗi ấy vẫn còn ngạo nghễ tồn tại trên blog của tôi . Thời gian rất dài đã trôi qua, và nay tôi tiết lộ lý do vì sao tôi cố tình để có sự tồn tại vĩnh viễn của bài “xin lỗi”: Đã có bài xin lỗi, vậy sẽ thật là kỳ dị, sẽ thật là phản quy trình sử học hàn lâm, sẽ thật là vô duyên vô lý vô đạo, nếu như không có sự tồn tại của bài viết vốn là lý do nguyên do có bài “xin lỗi” ấy…
Do đó, hôm nay tôi đường đường chính chính đăng lại toàn văn bài viết đã được mọi người gọi là bài “Tứ Đại Ngu” và bài này sẽ không bao giờ được tôi gỡ bỏ, do – như đã nói – bài này không thể thiếu khi có sự tồn tại của bài “xin lỗi” đã nói ở trên.
Việc đăng tải lập lại này vừa để phục vụ yêu cầu cung cấp sử liệu đủ đầy cho hậu thế, vừa để khẳng định hai điều rằng tôi hoàn toàn đúng, hoàn toàn hợp pháp, và hoàn toàn phù hợp văn hóa cao nhất của Việt Nam; và tất cả những gì bọn hai mang của báo chí viết về tôi, cho rằng là nội dung tôi đã trả lời phỏng vấn, đều là ngụy tạo và giả dối…”
Ngoài những bài viết nói trên, ông Phước còn viết rất nhiều bài khác trên nhiều lĩnh vực. Nội dung phản biện thì không sâu sắc, trong khi những lời lẽ thì xúc xiểng, miệt thị người khác. Rất nhiều người đọc blog Hoàng Hữu Phước không tin ông đang là đại biểu Quốc hội.
Theo Một Thế Giới
Tài liệu lịch sử của Trung Quốc không có căn cứ
Xin giới thiệu bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng dành riêng cho báo Yomiuri về những va chạm của tàu Trung Quốc và Việt Nam liên quan tới việc thăm dò dầu khí của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa.
Tôi muốn làm rõ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa (tên tiếng Anh: Paracel Islands).
Việt Nam đã công bố nhiều bằng chứng chính thống thể hiện chủ quyền đối với quần đảo này. Ít nhất từ thế kỷ 17, Việt Nam đã khai thác sản vật trên quần đảo này và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều được ghi lại trong các văn bản chính thức của nhà nước thời kỳ này.
Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định có chủ quyền "không thể tranh cãi" từ thời kỳ Bắc Tống, nhưng "tư liệu lịch sử" của Trung Quốc không có căn cứ rõ ràng. Trong các tài liệu cũng không có sự nhất quán về tên quần đảo và cách giải thích, và không chứng minh được chủ quyền của Trung Quốc.
Trung Quốc vu cáo Việt Nam đâm tàu của Trung Quốc hơn 1.500 lần và cản trở (các hoạt động của Trung Quốc). Thật khó tin trong thời đại hiện nay, những cáo buộc xuyên tạc và thiếu căn cứ này vẫn còn có thể tồn tại.
Giàn khoan Hải Dương 981
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã đặt giàn khoan thăm dò dầu khí cùng nhiều phương tiện hộ tống bao gồm cả tàu và máy bay quân sự vào hoạt động phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc và vi phạm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Cả thế giới đã phẫn nộ khi xem các hành động vô nhân đạo của tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Nhiều hãng tin nước ngoài, kể cả các báo Nhật Bản tại hiện trường đã chứng kiến sự hung hăng của Trung Quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, không có nước nào công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Tuyên bố Cairo, tuyên bố Postdam và Hiệp định Sanfrancisco đã liệt kê tất cả các vùng lãnh thổ được hoàn trả cho Trung Quốc nhưng không bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tham gia vào quá trình thảo luận để đưa ra hai tuyên bố này nhưng cũng không đề cập gì đến quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1974, lợi dụng chiến tranh tại Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực từ chính quyền miền Nam Việt Nam. Hành động chiếm lãnh thổ nước khác bằng vũ lực vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Chính phủ Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc nhưng sẽ kiên quyết áp dụng mọi biện pháp hòa bình mà luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ hòa bình và công lý. Việt Nam mong muốn nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Nhật Bản tiếp tục ủng hộ nhân dân Việt Nam.
* Bài viết của Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đăng trên báo Yomiuri ngày 19/6/2014
Theo Petrotime
Quốc hội khóa XIII rất vinh dự nếu trả nợ được luật Biểu tình Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Nam đã nói như vậy trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay 26.5 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII. Ông Nam đề xuất ngay trong khóa này cần phải xây dựng, cho ý kiến và thông qua dự án luật Biểu tình, bởi...