Ông Hồ Hùng Anh: “Techcombank tăng vốn điều lệ lên 26 nghìn tỷ lúc nào cũng được”
Tại đại hội cổ đông, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, khẳng định với vốn chủ sở hữu là 26,9 nghìn tỷ đồng, Techcombank có thể tăng vốn điều lệ bất kỳ lúc nào, nhưng phải tính toán chuyển đổi thế nào, thời gian nào sao cho lợi ích của cổ đông lớn nhất
Sáng nay, ngày 3.3, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2018. Tại đại hội, nhiều cổ đông bức xúc về việc chậm niêm yết trên sàn chứng khoán.
Đang đàm phán bán cổ phiếu quỹ cho đối tác Châu Âu hoặc Mỹ
Một cổ đông chất vấn về việc đã uỷ quyền cho HĐQT thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm 2017 nhưng không thực hiện được. “Cổ đông chúng tô rất buồn. Năm nay lại đưa ra tờ trình chung chung và uỷ quyền cho HĐQT thì không khác gì năm ngoái. Theo tôi nên bổ xung thêm thời hạn thực hiện niêm yết cổ phiếu để cổ đông yên tâm”, cổ đông này đề nghị.
Về vấn đề này, ông Hồ Hùng Anh cho biết năm 2017 HĐQT đã đưa ra kế hoạch niêm yết cổ phiếu xem xét trên lợi ích cổ đông. “HĐQT nhận thấy năm 2017 chưa phải là thời điểm thích hợp để niêm yết cổ phiếu TCB trên sàn chứng khoán. Năm 2018, cùng với việc bán cổ phiếu quỹ cho đối tác nước ngoài, nên việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HoSE rất thích hợp. Thời điểm niêm yết sẽ đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cổ đông”, ông Hồ Hùng Anh nhấn mạnh.
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết đang đàm phán bán cổ phiếu quỹ cho đối tác Mỹ hoặc Châu Âu (Ảnh: Minh Huệ)
Năm nay, Techcombank cũng trình cổ đông kế hoạch bán cổ phiếu quỹ mà nhà băng này đã mua lại từ HSBC năm 2017 vừa qua với khoảng 17,48 triệu cổ phiếu bán cho CBCNV với giá 10.000 đồng/cp và còn lại sẽ bán cho nhà đầu tư.
Hiện trên sàn OTC, sự khan hiếm của nguồn cung đã liên tục “đẩy” giá cổ phiếu Techcombank. Giá bán có thời điểm đã tăng vọt lên mức 95.000 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, tổng giá trị cổ phần mà CBCNV nhận được trong đợt bán cổ phiếu ESOP xấp xỉ 1.660,8 tỷ đồng!
Theo đó, HĐQT dự kiến sử dụng một phần trong số cổ phiếu quỹ bán cho người lao động nhằm thực hiện nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2014 về việc phát hành/bán cổ phần cho người lao động với số lượng tối đa 1,5% tổng số cổ phần của Techcombank. Số lượng cổ phiếu quỹ bán tối đa 13.986.369 cổ phần và dự kiến thực hiện trong quý II.2018.
Quyết định về số lượng phân phối cho CBCNV đã được Techcombank thay đổi vào giờ chót, tăng thêm gần 3,5 triệu cổ phiếu so với kế hoạch ban đầu. Techcombank cũng đã quyết định và báo cáo cổ đông sẽ ngừng đợt tăng vốn 4.300 tỷ đồng dự kiến trước đó.
Video đang HOT
Phần cổ phiếu quỹ còn lại bán cho nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước với số lượng 158.366.976 cổ phần. Thời điểm thực hiện do HĐQT quyết định theo điều kiện và nhu cầu vốn của Techcombank. Giá bán không thấp hơn giá mua lại cổ phần làm cổ phiếu quỹ. Số tiền thu được từ bán cổ phiếu quỹ nhằm tăng nguồn vốn đầu tư của Techcombank vào tài sản cố định, mở rộng mạng lưới và hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ.
Liên quan đến đối tác chiến lược mua cổ phiếu quỹ, ông Hồ Hùng Anh cho biết hiện đang đàm phán với đối tác Mỹ và Châu Âu. “Hiện thương vụ vẫn đang trong quá trình đàm phán nên chưa thể công bố. Chúng tôi sẽ sớm công bố chi tiết thông tin đến cổ đông để bảo sự công bằng, không để tình trạng cổ đông hiện hữu biết trước”, ông Hồ Hùng Anh cho biết.
Techcombank có thể tăng vốn lên 26 nghìn tỷ bất kỳ lúc nào
Tại đại hội, cổ đông cũng chất vấn vì sao HĐQT không tiếp tục kế hoạch tăng vốn trong khi các ngân hàng khác tăng mạnh. Năm 2017, theo kế hoạch ban đầu, Techcombank sẽ tiếp tục có đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong thời gian tới với giá trị phát hành theo mệnh giá lên tới 4.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đợt phát hành thành công lần 1 với 70 triệu cổ phiếu được chào bán với giá 30.000 đồng/cp, HĐQT của nhà băng này đã quyết định ngừng kế hoạch tăng vốn này. Nguyên nhân do nhận thấy “nếu thực hiện sẽ không còn đạt được hiệu quả và lợi ích cho ngân hàng và các cổ đông như mục tiêu đề ra”.
Cũng trong năm 2017, Techcombank đã hoàn tất chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 2.077 tỷ đồng và thu về thặng dư là 765 tỷ đồng. Giá chuyển đổi được thực hiện chỉ là 13.683 đồng/cp, một mức giá “khá hời” cho trái chủ của Techcombank. Số cổ phần này cũng được phép lưu hành mà không hạn chế chuyển nhượng.
Về vấn đề này, ông Hồ Hùng Anh cho biết, giá trị của ngân hàng nằm ở vốn chủ sở hữu. Hiện vốn điều lệ của Techcombank là 11,6 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên vốn chủ sở hữu là 26,9 nghìn tỷ đồng.
Quang cảnh đại hội cổ đông Techcombank năm 2018 (Ảnh: Minh Huệ)
“Vốn chủ sở hữu bản chất mới là tiền của cổ đông. Theo quy định hiện hành, loại trừ một phần vốn nhỏ, ngoài ra, bất kỳ lúc nào cũng có thể chuyển đổi vốn chủ sở hữu thành vốn điều lệ. Vì vậy, với vốn chủ sở hữu 26,9 nghìn tỷ thì bất kỳ lúc nào cũng có thể chuyển thành vốn điều lệ. Tuy nhiên, tăng như thế nào, chuyển đổi ra sao và thời điểm nào thì cần phải tính toán để đảm bảo lợi ích tối đa cho cổ đông”, ông Hồ Hùng Anh khẳng định.
Trong tờ trình phân phối lợi nhuận, Techcombank dự kiến sau khi trích các quỹ thì lợi nhuận còn lại có thể phân phối là 9.345 tỷ đồng, tương đương 80,17% vốn điều lệ. Số tiền này theo ngân hàng sẽ được sử dụng để tăng vốn tự có, vốn cổ phần, vốn chủ sở hữu. Techcombank không đề cập đến việc chia cổ tức. Việc tăng vốn tự có có thể sẽ được thực hiện thông qua việc chia thưởng cổ phiếu hoặc cũng rất có thể sẽ tiếp tục nằm lại phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của nhà băng này như suốt 7 năm qua đã thực hiện.
Trong tờ trình phân phối lợi nhuận, Techcombank dự kiến sau khi trích các quỹ thì lợi nhuận còn lại có thể phân phối là 9.345 tỷ đồng, tương đương 80,17% vốn điều lệ. Số tiền này theo ngân hàng sẽ được sử dụng để tăng vốn tự có, vốn cổ phần, vốn chủ sở hữu. Techcombank không đề cập đến việc chia cổ tức. Việc tăng vốn tự có có thể sẽ được thực hiện thông qua việc chia thưởng cổ phiếu hoặc cũng rất có thể sẽ tiếp tục nằm lại phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của nhà băng này như suốt 7 năm qua đã thực hiện.
Trong báo cáo gửi tới các cổ đông trước Đại hội, Techcombank tự nhận định bản thân đã tăng trưởng “đầy ấn tượng” với ba năm liên tiếp lợi nhuận trước thuế tăng gấp đôi năm trước. Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản ngân hàng đạt 269.392 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cả năm của toàn Ngân hàng đạt 8.036 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2016 và vượt kế hoạch 60%.Năm 2018, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.000 tỷ đồng, tăng 24% và ngang ngửa với nhiều ngân hàng có vốn nhà nước. Tổng tài sản kế hoạch tăng 17% so với năm 2017, lên 315.184 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 40% lên 246.318 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 18% và không vượt quá mức tăng trưởng do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, lên 213.582 tỷ đồng. Nợ xấu duy trì dưới 2%.
Theo Danviet
Cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục tạo sóng?
Cố phiếu ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo sóng và dẫn dắt thị trường trong năm 2018 nhờ sự bứt phá về xử lý nợ xấu, lợi nhuận khởi sắc và một số ngân hàng dự kiến lên sàn trong năm tới...
Theo thống kê kết quả kinh doanh năm 2017 của 10 ngân hàng niêm yết trên sàn HSX và HNX đã cho thấy sự khởi sắc mạnh mẽ. Tổng thu nhập của 10 ngân hàng này đạt hơn 122 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng hơn 29% so với cùng kỳ 2016.
Trong đó, thu nhập lãi tăng trưởng 27,3%, đóng góp khoảng 80%; thu nhập dịch vụ tăng trưởng 43%, đóng góp khoảng 9% vào tổng thu nhập. Tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ tiếp tục cải thiện nhẹ nhưng động lực tăng trưởng vẫn đến từ thu nhập lãi của ngành.
Sự quay lại của "cổ phiếu vua"
Bên cạnh đó, cùng với sự đi lên của thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu ngân hàng đã liên tục bứt phá trong thời gian gần đây, trong đó, nhiều mã tăng hơn 100% như VCB, TCB, HDB... tại cả thị trường OTC và niêm yết.
Cùng với đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng được đánh giá sẽ duy trì thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trong những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018, một phần nhờ tình hình kinh doanh của các nhà băng khá lạc quan và làn sóng lên sàn dự báo giúp cổ phiếu ngành ngân hàng không bao giờ hết "nóng", đặc biệt trong thời gian tới.
Hiện nay, các nhà băng đang nhận được nhiều hỗ trợ tích cực từ các yếu tố như tín dụng cải thiện, mục tiêu tăng trưởng dư nợ được nâng lên 21%; quá trình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh kể từ khi có Nghị quyết 42/2017/QH14... Nhờ vậy, một số nhà băng đã sớm cán đích lợi nhuận cả năm ngay từ khi kết thúc quý III.2017.
"Cùng với đó là kết quả kinh doanh khả quan và tình hình thị trường ngày một sáng sủa sẽ tác động tích cực lên giá cổ phiếu của ngành ngân hàng - vốn một thời được xem là "vua", giá các cổ phiếu ACB, VCB, MBB, VPB đã và sẽ giữ đà tăng", CTCK KIS Việt Nam nhận định.
Cổ phiếu ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2018 (Ảnh: IT)
CTCK Rồng Việt cũng đánh giá tiềm năng tăng trưởng cao hơn cho cổ phiếu của ngân hàng Vietcombank và ACB nhờ chất lượng tài sản tốt và khả năng sinh lời cao trong năm nay.
"Nếu như trước đây, việc các ngân hàng thông báo chuẩn bị niêm yết khó có tác động lên thị trường, bởi đã nhiều lần "thất hứa" khiến giới đầu tư thất vọng thì năm nay, hành động "nói đi đôi với làm" của các nhà băng đã góp phần củng cố niềm tin của giới đầu tư, từ đó hỗ trợ cho đà tăng giá của cổ phiếu "vua", CTCK Rồng Việt nhận định.
Chẳng hạn, LienVietPostBank; VIB đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM và dự kiến sớm niêm yết; OCB, Techcombank, HDBank dự kiến niêm yết trên sàn HOSE đầu năm 2018...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ chứng kiến sự phân hóa mạnh trong thời gian tới, khi nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vẫn dành ưu ái cho một số cổ phiếu của ngân hàng quy mô lớn đã niêm yết trên sàn, nhất là những nhà băng có động thái xử lý tốt nợ xấu như: VCB, ACB, MB...
Cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục tạo sóng
Thị trường chứng khoán năm 2017 được đánh giá là năm thành công. Chỉ số VN-Index vượt đỉnh 9 năm đi kèm với khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch ở mức kỷ lục. Tất cả các nhóm ngành đều ghi nhận sự tăng trưởng trong đó dấu ấn lớn nhất là cổ phiếu đầu ngành. Hệ số giá/thu nhập (P/E) toàn thị trường được nâng lên mức cao. Khối ngoại giải ngân mạnh trên thị trường đặc biệt khi xét tới sự tăng trưởng danh mục đầu tư gián tiếp của khối này.
Đặc biệt là ngành ngân hàng, lần lượt trong năm, các tổ chức xếp hạng tín dụng như Fitch, S&P, Moody đã nâng xếp hạng tín nhiệm của nhiều ngân hàng Việt. Bên cạnh đó, nền kinh tế vĩ mô thuận lợi đã giúp các ngân hàng đạt tăng trưởng lợi nhuận cao và điều này đã thể hiện rõ nét trong kết quả kinh doanh.
"Năm 2018, hoạt động của các ngân hàng và theo đó là nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể tiếp tục diễn biến tích cực. Ngoài các ngân hàng hiện đang niêm yết, một số ngân hàng đại chúng dự kiến sẽ lên sàn trong năm 2018. Đây có thể là một yếu tố giúp "tạo sóng" cho ngành này trong năm 2018", CTCK Rồng Việt nhận định.
Ngoài ra, làn sóng IPO và niêm yết mới của nhiều ngân hàng trong đó có nhiều doanh nghiệp được nhà đầu tư săn đón như Techcombank, HDBank hay OCB cũng sẽ tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho thị trường trong năm 2018.
Chính vì vậy, VCBS dự đoán, VN-Index trong năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh dòng tiền vẫn được duy trì trên thị trường. Khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2018 sẽ tăng khoảng 20% so với con số trung bình cuối năm 2017. Giá trị giao dịch kỳ vọng mức tăng khoảng 25%. Kèm theo đó, các phiên giao dịch với giá trị hoặc khối lượng giao dịch đột biến có thể xuất hiện nhiều hơn.
"Theo chu kỳ điểm rơi của kết quả kinh doanh ở các ngân hàng, khả năng bước ngoặt của dòng ngân hàng sẽ diễn ra từ đầu năm 2018 sau thời điểm báo cáo KQKD 2017. Đến quý III.2018 "sóng"có thể tiếp tục diễn ra nhưng dài hạn ở một vài các cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID, CTG... Bên cạnh đó, cũng cần tính đến sự đồng pha với nhịp sóng của thị trường" một nhà đầu tư nhận định.
Theo Danviet
"Soi" các yếu tố có thể đẩy VN-Index lên vùng đỉnh mới vào năm 2018 Trong năm 2018, có nhiều thương vụ M&A, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước hay niêm yết, chuyển sàn đáng tầm "bom tấn". Năm 2017 là một năm thành công của Thị trường chứng khoán với sự tăng trưởng vượt bậc cả về lượng và chất. Theo thống kê của CTCK VCBS trong báo cáo Triển vọng thị trường 2018, nhờ sự...