Ông Hà Văn Thắm bị tố đe dọa để thâu tóm TrustBank
Nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Đại Tín khai rằng cựu chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm đã gửi thư “vạch” các sai phạm với mục đích đe dọa để Đại Tín bán cổ phần và ép vay 500 tỷ đồng.
Hôm nay, TAND Hà Nội tiếp tục thẩm vấn bị cáo Hà Văn Thắm (cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương – OceanBank) về việc mua lại ngân hàng Đại Tín – TrustBank và khoản cho vay 500 tỷ đồng khiến OceanBank thiệt hại nặng nề.
Bị cáo Hà Văn Thắm bị áp giải tại tòa. Ảnh: Giang Huy
Cáo buộc của cơ quan công tố thể hiện, năm 2012, vì muốn thâu tóm TrustBank, ông Thắm gặp bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn của ngân hàng này) đề nghị chuyển giao. Sau đó, nhóm bà Phấn ký hợp đồng kinh tế với ông Thắm để bán lại hơn 84% cổ phần của TrustBank song phải cam kết thực hiện một số nội dung trong hợp đồng. Tuy nhiên, ông Thắm không thực hiện.
Có mặt tại tòa, đại diện ủy quyền của nhóm bà Hứa Thị Phấn cho hay, để có quyết định giao toàn bộ hơn 84% cổ phần “nhanh gọn, khó hiểu” là do bị cáo Thắm đã đe dọa Đại Tín. Việc này có một số thư điện tử được lưu giữ làm bằng chứng. Vì lo sợ, bà Phấn huy động cổ phần trong con cháu giao cho ông Thắm.
Các điều khoản kinh tế trong hợp đồng rất lâu không thấy ông Thắm có động thái gì. Khi nhóm bà Phấn có ý kiến, ông Thắm mới đưa một số người của OceanBank vào tiếp quản. Song nhóm này cũng không giúp TrustBank giảm được tình hình nợ xấu.
“Lúc đó, có nhiều đối tác muốn mua nên bà Phấn có xin lại các cổ phần”, đại diện nhóm bà Phấn trình bày. Sau đó, ông Thắm giới thiệu ông Phạm Công Danh (chủ tịch tập đoàn Thiên Thanh) mua lại TrustBank và cũng là người giao số cổ phần cho ông Danh.
Trước việc tố cáo trên, ông Thắm trình bày, sau khi tìm hiểu thực trạng, đánh giá sai phạm của bà Phấn trong quản lý Đại Tín, bằng kinh nghiệm bị cáo nói: “Bản thân cô không làm được, cô nên chuyển nhượng”. Cựu chủ tịch HĐQT cho rằng đó không phải là “những lời lẽ ép buộc”.
Ông Phạm Công Danh bị đưa tới tòa với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Ảnh: Giang Huy
Video đang HOT
Về việc ông Thắm khai yêu cầu trước khi ký kết Đại Tín phải phong tỏa khoản 500 tỷ đồng, đại diện Ngân hàng Xây dựng (đổi tên từ Đại Tín sau khi vào tay ông Phạm Công Danh) cho rằng chỉ nhận được bản photocopy từ năm 2014, đến nay chưa có biên bản chính. Đại Tín không nhận bất cứ một khoản tiền nào chuyển vào.
Ông Phạm Công Danh (mang án 30 năm tù trong vụ việc khác) được triệu tập đến tòa cũng cho hay không biết khoản tiền 500 tỷ đồng được chuyển vào tài khoản của mình. Thời điểm tiếp quản Đại Tín, nhà băng này nợ xấu tới 95% nên phải tìm cách giải quyết. “Nếu không có 500 tỷ đồng từ OceanBank, tôi không thể điều hành được Đại Tín”, ông Danh nói.
Có mặt với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, ông Trần Văn Bình, người ký hợp đồng vay 500 tỷ đồng giữa Công ty Trung Dung với OceanBank cho biết chỉ là lái xe trong tập đoàn Thiên Thanh. Khi được ông Danh nhờ đứng tên trong hợp đồng mà không biết để làm gì, “chỉ biết đưa thì tôi ký và không đọc hồ sơ”.
Cựu tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: Giang Huy
Cũng trong hôm nay, HĐXX thẩm vấn với các bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Xuân Thắng (cháu của ông Sơn), Hà Văn Thắm, Phạm Hoàng Giang về hành vi liên quan lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cáo buộc cho thấy, khi đương chức tổng giám đốc OceanBank, ông Sơn có bàn bạc với Thắm về việc chi ngoài lãi suất khoản “chăm sóc” với những khách hàng thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam – PVN. Thông qua công ty BSC của ông Thắm, nhiều khách hàng muốn vay tiền tại OceanBank đã phải đóng thêm các khoản phí. Ông Sơn đã nhận gần 70 tỷ đồng từ ông Thắm, các nhân viên OceanBank và Công ty BSC chuyển.
Trước vành móng ngựa, ông Thắm đồng tình với cáo buộc. Ông Sơn không thừa nhận.
Ngày mai, phiên tòa tiếp tục làm việc.
Việt Dũng
Theo VNE
Cựu chủ tịch OceanBank khai 'bị lừa 500 tỷ đồng'
Việc giải ngân 500 tỷ đồng cho ông Phạm Công Danh vay khiến OceanBank thất thoát, cựu chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm cho rằng đối tác không sử dụng tiền đúng mục đích.
Chiều 28/2, sau hơn một ngày công bố cáo trạng truy tố Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương - OceanBank cùng 46 bị cáo (riêng bà Nguyễn Thị Minh Phương được tạm đình chỉ vụ án do bệnh hiểm nghèo), HĐXX thẩm vấn về vi phạm cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo cáo buộc, ông Thắm đã chỉ đạo và cùng Nguyễn Văn Hoàn (nguyên phó tổng giám đốc OceanBank) giải quyết cho Phạm Công Danh (cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam) vay thông qua công ty Trung Dung 500 tỷ đồng dù không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo. Việc làm này khiến OceanBank thiệt hại hơn 500 tỷ đồng (cả gốc và lãi).
Bị cáo Thắm tại phiên tòa sơ thẩm.
Ông Thắm trình bày, là chủ tịch HĐQT nên có trách nhiệm làm tín dụng và đầu tư. Bị cáo đã tiếp xúc và tìm đối tác chiến lược, nên biết Ngân hàng Đại Tín - TrustBank và bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn của TrustBank). Thời điểm này, TrustBank đang yếu kém nên bị cáo đã đàm phán mua lại với giá 5 tỷ đồng cùng nghĩa vụ trả nợ hơn 3.500 tỷ đồng.
"Bị cáo đã đưa 5 tỷ đồng của mình cho bà Phấn nhưng sau đó được trả lại", ông Thắm trình bày. Trước khi tiếp quản TrustBank, bị cáo đã cho nhân viên OceanBank "thâm nhập" để kiểm tra tình hình hoạt động của ngân hàng này.
Sau đó, bị cáo biết được TrustBank có một số khoản vay không tốt nên từ chối mua lại ngân hàng này, rồi giới thiệu cho ông Phạm Công Danh mua. Trình bày việc OceanBank cho ông Danh vay 500 tỷ đồng qua công ty "sân sau" Trung Dung, ông Thắm lý giải, mục đích để họ đầu tư vào sân vận động ở Đà Nẵng.
"Bị cáo thấy ông Danh là một trong những khách hàng tốt. OceanBank xếp ông Danh vào khách hàng hạng đầu", ông Thắm nói.
Theo trình bày của bị cáo, khi đọc hồ sơ vay tiền của Công ty Trung Dung, thấy có thể cho vay được. Khi cấp dưới trình giá trị tài sản đảm bảo, họ đánh giá giá trị thương mại của công ty Trung Dung (dự án 4 ha đất ở Bến Thành ông Danh thuê để cho các cơ sở khác thuê lại gồm siêu thị, trung tâm tiệc cưới...). Ông Thắm cho rằng, từng là người bán lẻ nên biết nguồn thu chênh lệch giữa thuê và cho thuê lại luôn có lãi. "Bị cáo còn được ông Danh cho biết đang chuẩn bị mua dự án này", ông Thắm nói.
"Vậy việc cho vay khiến OceanBank mất 500 tỷ đồng trách nhiệm thuộc về ai?", thành viên trong HĐXX chất vấn. Ông Thắm khẳng định trách nhiệm đó thuộc về Hội đồng tín dụng, trong đó có bị cáo.
Tuy nhiên, cựu chủ tịch HĐQT OceanBank cho hay, khi giải ngân, bị cáo không biết công ty Trung Dung sử dụng vào việc gì. Mục đích của khoản vay là xây dựng sân vận động ở Đà Nẵng. Thời điểm sau khi giải ngân, bị cáo định phong tỏa tài khoản nhưng lại thôi. Sau đó, bị cáo yêu cầu ký 3 bên, TrustBank phải đứng ra phong tỏa số tiền đó.
"Bị cáo không hề thống nhất, thỏa thuận với ông Danh việc giải ngân. Theo bị cáo ông Danh và ngân hàng đã lừa đảo 500 tỷ đồng đó", ông Thắm nói. Lý do bị cáo đưa ra, vì phía khách hàng không sử dụng khoản vay đúng mục đích là đầu tư xây dựng sân vận động.
Trả lời câu hỏi của HĐXX "bị cáo cho Danh vay tiền hay Trung Dung vay?", ông Thắm nói: "Bị cáo xác định cho công ty này vay nhưng biết ông Danh là người chủ" vì đây là công ty sân sau của ông Danh.
Trước việc bị cáo phủ nhận bàn bạc với ông Danh và không gặp Tổng giám đốc của Trung Dung (ông Trần Văn Bình), HĐXX thắc mắc, tại sao bị cáo lại đồng ý giải ngân số tiền lớn như vậy. Trong khi công ty này tài sản đảm bảo chỉ là 70 tỷ đồng, số tiền giải ngân chênh lệch quá lớn. Ngoài ra, khi bị cáo bị bắt, OceanBank âm vốn chủ sở hữu 249% và bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Ông Thắm giữ nguyên lời khai khi cho rằng tin vào giá trị thương mại của dự án 4ha của ông Danh.
Có mặt với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, ông Phạm Công Danh cho hay, trước khi tiếp quản ngân hàng Đại Tín, đã đưa 500 tỷ đồng, có chứng từ thể hiện. Số tiền này, theo ông Danh đưa để bù vào các khoản khi Thắm tiếp quản Đại Tín. Việc đưa khoản tiền này trước khi Công ty Trung Dung vay OceanBank.
"Vậy tại sao có 500 tỷ đồng đưa, Công ty Trung Dung còn vay của OceanBank?", HĐXX hỏi. "500 tỷ đồng với suy nghĩ chủ quan, tôi đưa cá nhân cho anh Thắm chứ không liên quan đến việc để được giải ngân khoản vay", ông Danh trả lời và cho biết, khi tiếp quản TrustBank thấy nợ xấu lớn và đã được Thắm cam kết hỗ trợ tài chính. Ông Danh phủ nhận việc chỉ đạo Trung Dung vay 500 tỷ đồng của OceanBank.
"Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm về khoản 500 tỷ đồng đến thời điểm này?", HĐXX hỏi, ông Danh trả lời: "Tôi là người chịu một phần trách nhiệm".
Ngày mai, phiên tòa tiếp tục.
Việt Dũng
Theo VNE
Cựu chủ tịch OceanBank sắp hầu tòa Ngày 27/2, TAND Hà Nội dự kiến mở phiên xét xử ông Hà Văn Thắm (45 tuổi, cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại dương - OceanBank) cùng các đồng phạm trong 20 ngày. Ảnh minh họa Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Trần Nam Hà, khoảng 30 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho các...