Ông Guterres tuyên thệ nhậm chức Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc
Tuyên thệ nhậm chức Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc thứ chín ngày 12-12, ông Antonio Guterres nói thế giới phải thay đổi để đối phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng toàn cầu, chẳng hạn như cuộc chiến tại Syria.
Ông Antonio Guterres trở thành Tổng Thư ký LHQ thứ chín – Ảnh: Reuters
Trong suốt buổi lễ nhậm chức long trọng diễn ra tại Đại hội đồng, như AFP đưa tin, cựu thủ tướng Bồ Đào Nha đã đặt tay lên cuốn Điều lệ LHQ và tuyên thệ trước Chủ tịch Đại hội đồng Peter Thomson.
Như vậy, ông Guterres sẽ chính thức thay thế ông Ban Ki Moon từ ngày 1-1-2017 trong bối cảnh cuộc chiến đẫm máu đang diễn ra tại Syria cũng như những hoài nghi về vai trò của Mỹ trên thế giới dưới thời tổng thống đắc cử Donald Trump.
“Tổ chức này là nền tảng của chủ nghĩa hợp tác đa quốc gia và đã đóng góp cho nền hòa bình nhiều thập kỷ qua nhưng những thách thức hiện nay đang vượt ra khỏi khả năng phản ứng của chúng ta. Liên Hiệp Quốc cần sẵn sàng thay đổi” – ông Guterres tuyên bố.
Chính trị gia xã hội chủ nghĩa 67 tuổi này cho biết LHQ phải “nhận ra những thiếu sót của mình và cải cách đường lối hoạt động” cũng như chỉ ra những thất bại để ngăn chặn cuộc khủng hoảng của sự yếu kém.
Từng đứng đầu cơ quan tị nạn LHQ trong một thập kỷ, ông Guterres cũng bày tỏ mối quan tâm đến cuộc chiến tranh sắp bước sang năm thứ 6 tại Syria.
Video đang HOT
Ông Guterres tuyên bố sẽ “tự mình tham gia” vào các giải pháp giải quyết xung đột, thể hiện một cách tiếp cận chủ động hơn trên cương vị Tổng Thư ký LHQ hơn thời của ông Ban Ki Moon.
AFP nhận định việc bầu chọn ông Guterres đã tiếp thêm năng lượng cho các nhà ngoại giao LHQ vì họ xem ông là một chính trị gia có tay nghề cao, có khả năng vượt qua những chia rẻ đang làm tê liệt LHQ, đặc biệt là trước vấn đề Syria.
Ngoài ra, ông Guterres cũng cam kết sẽ cho chính quyền mới của Mỹ thấy “tinh thần sẵn sàng hợp tác trong mối quan hệ với những thách thức lớn mà chúng tôi sẽ phải đối mặt cùng nhau”.
Thêm vào đó, ông Guterres cũng đề ra 3 ưu tiên cho sự thay đổi trong nhiệm kỳ 5 năm của ông tại LHQ là làm việc vì nền hòa bình, hỗ trợ phát triển bền vững và cải thiện việc quản lý nội bộ.
Trước đó ông Ban Ki Moon từng bị chỉ trích vì quá quan liêu nên nhiều khi làm cho LHQ phản ứng chậm với tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Ông Guterres cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy bình đẳng giới tại LHQ, cho biết ông sẽ ưu tiên bổ nhiệm nhiều phụ nữ vào các vị trí cao tại LHQ.
Các nhà ngoại giao dự đoán nhiều khả năng Bộ trưởng Môi trường Niferia Amina Mohammed sẽ được đề cử làm Phó Tổng thư ký LHQ dưới thời ông Guterres.
(Theo Tuổi Trẻ)
Ai sẽ là tổng thư ký mới của Liên Hiệp Quốc?
Cựu thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres đang dẫn đầu sau vòng bỏ phiếu kín đầu tiên của Liên Hiệp Quốc (LHQ) để chọn tổng thư ký mới thay ông Ban Ki Moon từ đầu năm sau.
Ông Antonio Guterres phát biểu tại buổi tranh luận giữa các ứng viên tranh chức tổng thư ký LHQ - Ảnh: Reuters
AFP ngày 22-7 đưa tin 15 đại sứ các nước thuộc Hội đồng bảo an LHQ đã bỏ phiếu cho các ứng viên từ các nước theo ba lựa chọn "khuyến khích", "không khuyến khích" và "không có ý kiến". Đây là cuộc bỏ phiếu không chính thức và kết quả không được công khai.
Tuy nhiên, các nguồn tin ngoại giao cho biết ông Guterres nhận được 12 phiếu khuyến khích và 3 phiếu không có ý kiến.
Ông Guterres là người của đảng Xã hội trung tả giữ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995 đến 2002 và giữ chức Cao ủy LHQ về người tị nạn cho đến cuối năm ngoái.
Ngay sau kết quả, ngoại trưởng Bồ Đào Nha Augusto Santo Silva đã khen ngợi ông Guterres là người có đủ phẩm chất làm tổng thư ký LHQ.
Cựu tổng thống Slovenia Danilo Turk đứng thứ nhì với 11 phiếu ủng hộ.
Nữ ứng viên Irina Bokova của Bulgaria, hiện là Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), đứng ở vị trí thứ ba khi nhận được chín phiếu ủng hộ trong khi cựu thủ tướng New Zealand nhận được tám phiếu.
Ba ứng cử viên xếp cuối danh sách là Christiana Figueres của Costa Rica, cựu Ngoại trưởng Moldova Natalia Gherman và Cựu Ngoại trưởng Montenegro Igor Luksic.
Hiện tại có 12 ứng viên, trong đó gồm sáu phụ nữ, nhưng giới ngoại giao cho biết một số có thể sẽ rút lui sau kết quả của vòng bỏ phiếu đầu tiên.
Ngoài ra, cũng có khả năng sẽ có thêm ứng cử viên tham gia cuộc đua chức tổng thư ký vì không có thời hạn chót cho việc đề cử. Theo AP, cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd đang yêu cầu chính phủ chính thức đề cử ông làm ứng viên.
Theo quy định, tiến trình bầu chọn tổng thư ký diễn ra tại các cuộc bỏ phiếu kín của Hội đồng bảo an và cơ quan nắm quyền lực cao nhất trong LHQ này sẽ đề cử ứng viên duy nhất để Đại hội đồng thông qua.
Theo dự kiến, Hội đồng bảo an LHQ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu không chính thức nữa vào tuần tới, tiếp theo là một số cuộc trong tháng 8 và có thể cả trong tháng 9 trước khi đưa ra kiến nghị trước Đại hội đồng vào tháng 10 tới.
Theo Tuổi Trẻ
Nhận thức chờ hành động Liên Hiệp Quốc có thêm một kỷ lục mới với việc 175 thành viên ký kết hiệp ước về bảo vệ khí hậu. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mang theo cháu gái 2 tuổi của mình đến buổi ký hiệp ước bảo vệ khí hậu tại trụ sở LHQ ở New York - Ảnh: Reuters Trước đó, chưa có thỏa thuận pháp lý...