Ông giáo 82 tuổi trích tiền lương mở lớp dạy chữ cho học sinh nghèo
ơn 20 năm qua nhiều người dân Hà Nội dường như đã quá quen với hình ảnh lớp lớp những đứa trẻ nghèo, khuyết tật, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn cứ sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần lại đến nhà ông giáo Nguyễn Trà (82 tuổi) ở 78B tổ 23B phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) để học chữ. Cũng từ lớp học nhỏ bé này mà nhiều em học sinh nghèo đã thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, học nghề… và đã có công ăn việc làm ổn định.
Ông giáo làng và vườn cò lớn nhất nước
Thầy Trà (ngoài cũng bên phải) cùng những em học sinh trong lớp học hướng thiện
Thầy giáo đến bãi rác để tìm học sinh
Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học nên ngay từ nhỏ ông giáo Trà đã được gia đình rèn giũa, cho ăn học tử tế. Tốt nghiệp trường Bưởi, năm 1954 ông thi đỗ vào đại học trở thành sinh viên khóa đầu tiên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp ra trường thầy giáo Trà xin về giảng dạy ở trường THPT Lê Quý Đôn. Năm 1992 nghỉ hưu, thầy về nhà mở lớp học hướng thiện để dạy học cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật. Lúc đầu lớp có tên là lớp học tình thương nhưng sau này thầy Trà đổi thành lớp học hướng thiện.
Ý định mở lớp đã có rồi nhưng làm sao để những đứa trẻ nghèo, lang thang biết để đến học vậy là thầy bắt đầu đi tìm. Đầu tiên là những đứa trẻ hàng xóm sau rồi sang các khu nhà trọ, sau nữa thầy nhờ Hội Khuyến học giới thiệu, đến các chợ lao động, các bãi rác tập trung nhiều người nghèo mưu sinh gặp ai thầy cũng nhắn nhủ họ cho con đến nhà mình học. Trẻ cứ thế đến với thầy ngày một đông, nhà chật không có đủ chỗ ngồi thầy Trà mang bảng ra sân rồi căng bạt che nắng để dạy học, vì các em chủ yếu là học sinh nghèo nên sách vở, bút giấy đều do thầy Trà trích tiền lương hưu ra mua.
Ngày đầu tiên mở lớp với những cô cậu học trò sáng theo mẹ đi nhặt ve chai, tối đi bán hàng rong được đến lớp cũng chỉ mong biết đọc, biết viết vì muốn học lên cao gia đình cũng không có điều kiện. Biết rõ hoàn cảnh các em như vậy thầy Trà còn bỏ cả tiền túi ra đóng học phí để nhiều em được đến trường. “Người ta bảo tôi khùng, già rồi không biết hưởng thụ lại ôm rơm cho nặng bụng nhưng tôi kệ. Ai nói gì thì nói miễn sao mình giúp ngày càng nhiều em được đến trường thì càng tốt”, thầy Trà chia sẻ.
Lớp học đơn sơ chỉ có một cái bảng gỗ đã cũ, chục bộ bàn ghế nhựa. Học sinh thì đủ mọi lứa tuổi nhưng lại rất nghiêm túc. Lúc thầy giảng bài những đứa trẻ ngồi chăm chú như nuốt lấy từng con chữ, trên bảng ông giáo gầy gò đã ngoài 80 tuổi tóc bạc, nhưng vẫn say mê truyền đạt kiến thức đến những đứa trẻ. “Vì trong lớp có nhiều độ tuổi khác nhau, học khối lớp khác nhau nên ngoài những kiến thức chung phải bố trí cho các em ngồi theo nhóm riêng để tiện học tập. Mỗi cháu một hoàn cảnh, cháu thì mồ côi bố mẹ, cháu thì bố mẹ nghiện ngập, cháu lại mắc bệnh hiểm nghèo nhưng được cái cháu nào cũng chăm học. Nhiều lúc đang dạy nhìn các cháu mà chảy nước mắt”, thầy Trà chia sẻ. Nói rồi thầy kể tiếp: tội nhất là cháu D, bố mất vì nghiện ngập, mẹ mất bị bệnh hiểm nghèo, mới 10 tuổi cháu đã phải bỏ học về sống với bà ngoại, tôi sang nhà vận động rồi đưa về dạy dỗ, sau đó vận động bạn bè hỗ trợ để cháu tiếp tục đến lớp vậy mà bây giờ cháu gần tốt nghiệp cấp 3 rồi. May mắn là cháu mạnh khỏe và học rất giỏi. Cái quan trọng là luôn nuôi dưỡng ý chí cho các em và hướng các em đến một cuộc sống tốt đẹp.
“Thầy Trà là người đã giúp đỡ cho em được đi học trở lại, nhờ thầy kèm cặp, dạy dỗ mà năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Em sẽ cố gắng học thật giỏi thi đỗ vào đại học để không phụ lòng mong mỏi của thầy, sau này có điều kiện để mở lớp học như thầy giúp những em có hoàn cảnh như em đều được đến lớp”, D tâm sự.
Video đang HOT
Sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần những đứa trẻ nghèo lại ào ào kéo đến nhà thầy Trà, đứa sà vào lòng thầy khoe tuần vừa rồi con được nhiều điểm 10, đứa khoe rằng con được cô giáo khen vì giải được nhiều bài toán khó, thầy Trà bảo đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình. “Các cháu ấy vừa sinh ra đã thiếu thốn đủ thứ, mình có chút kiến thức, kinh nghiệm thì nên bày lại cho các cháu, biết đâu sau này tương lai các cháu sẽ tốt đẹp hơn”, thầy Trà chia sẻ.
Phút nghỉ ngơi của thầy bên con cháu
Cả đời vì sự học
Suốt hơn 20 năm mở lớp, thầy Trà không còn nhớ nổi mình đã dạy chữ cho bao nhiêu em học sinh nghèo, giúp đỡ bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn, chỉ biết rằng giờ sức đã yếu, tóc đã bạc nhưng hàng tuần thầy vẫn đều đặn đón học sinh nghèo đến nhà học tập. Nhiều người đi xuất khẩu lao động không có tiền đến trung tâm học ngoại ngữ còn được thầy nhận dạy tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức miễn phí.
Nở nụ cười nhân hậu, thầy Trà kể, em Nguyễn Thị Thanh là trường hợp đặc biệt nhất, bố mất sớm, mẹ bệnh nặng nên không được đến trường, biết tin thầy Trà mở lớp hướng thiện Thanh chạy đến gặp thầy xin vào học. Nghe trò kể về hoàn cảnh gia đình ông giáo Trà rơi nước mắt lấy tiền đưa cho Thanh về đưa mẹ đi viện điều trị và lo cho em ăn học. Kể về cô học trò tội nghiệp này, thầy Trà phấn khởi: “Em ấy nghèo nhưng học rất giỏi và rất biết vượt lên số phận, mới đó mà giờ đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội ra đi dạy rồi”.
Cũng nhờ lớp học đó của thầy giáo Trà mà này nhiều em sinh ra trong những xóm trọ nghèo biết đến con chữ. Thầy Trà tâm sự: “Mỗi lúc nghe tin học sinh đậu vào đại học, trường nghề, có em đến báo xin được việc làm tôi vui đến rơi nước mắt, nhìn thấy các em trưởng thành càng tiếp cho tôi thêm nhiều động lực để tiếp tục dạy học. Chỉ cần còn có sức để đứng lớp tôi sẽ tiếp tục tìm và nhận các em về để dạy. Điều tôi mong mỏi nhất là trên đời này không có đứa trẻ nào vì hoàn cảnh nghèo khó mà phải bỏ học”.
Việc làm của thầy được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ các con. Sau giờ lên lớp giảng dạy các con thầy lại về nhà phụ giúp bố kèm cặp các em học sinh trong lớp hướng thiện. Nhiều học sinh của thầy giờ đã tốt nghiệp đại học cũng đến phụ giúp thầy. Đã ở tuổi 82 nhưng thầy vẫn rất hăng say dạy học và nhiệt tình tham gia vào Hội khuyến học của phường, của quận.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Kim Ngân – Phó Chủ tịch UBND phường Phương Liên cho biết, nhờ lớp học của thầy Trà mà số phận nhiều trẻ em nghèo đã được thay đổi và trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội. “Việc làm của thầy Trà rất đáng trân trọng, dù tuổi đã cao nhưng thầy vẫn rất hăng say với công việc dạy học và đóng góp rất nhiều cho phong trào khuyến học ở địa phương. Thầy là tấm gương sáng để chúng ta học tập và mong rằng ngày sẽ có thêm nhiều lớp học hướng thiện như lớp học của thầy Trà để giúp đỡ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.
Theo ANTD
Chàng sinh viên nghèo và mục tiêu "lương khủng" 4.000USD/tháng
22 tuổi, chàng sinh viên Thân Văn Vũ là một trong ít bạn trẻ may mắn được Công ty TNHH ABB tại Việt Nam, thuộc tập đoàn ABB của Thụy Sỹ "săn đón" sau khi tốt nghiệp lớp Kỹ sư tài năng, thuộc Viện điện, Đại học Bách khoa Hà Nội. Một cánh cửa đang rộng mở để chàng trai trẻ chinh phục mục tiêu "lương khủng" 4000 USD/tháng của mình.
Vươn lên trong gian khó
ABB là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới về các thiết bị, hệ thống kỹ thuật điện và tự động hóa có trụ sở tại Zurich, Thụy Sỹ, là niềm mơ ước của bao bạn trẻ học ngành kỹ thuật không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Sinh ra và lớn lên tại miền quê nghèo, thôn Tân Luận, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, trong một gia đình làm nông có 3 chị em, tuổi thơ của Vũ trải qua nhiều gian khó và cả những vết thương tinh thần.
Bố mẹ chia tay khi Vũ vào lớp 1, cậu còn quá nhỏ để hiểu cuộc sống sẽ khó khăn ra sao khi chỉ còn người mẹ chăm lo cho 3 đứa con thơ dại. Những vết thương tinh thần mà người cha gây ra không bao giờ Vũ có thể quên và cũng không muốn nhắc lại. Rồi ông qua đời khi tuổi còn khá trẻ, lúc Vũ vừa bước chân vào cánh cổng đại học.
Khoản thu nhập ít ỏi từ vài sào ruộng thật khó để người mẹ chăm một lúc 4 miệng ăn. Tiền ăn học của 3 chị em Vũ đều nhờ vào khoản vay từ nguồn vốn cho gia đình chính sách ở địa phương và nguồn vốn trợ cấp cho sinh viên.
Gánh nặng trên vai người mẹ như được trút đi nhiều phần khi Vũ may mắn là 1 trong 2 sinh viên được học bổng của Công ty ABB, trị giá 27 triệu đồng/năm.
Với Vũ, đạt được học bổng này là điều không ngờ tới vì ảnh hưởng tâm lý chuyện gia đình khiến kết quả học tập của cậu sa sút nghiêm trọng và không đủ tự tin ứng tuyển. Vũ kể lại: "Khi thầy dạy mình cũng là thầy Viện phó thông báo về học bổng này có tới 2/3 lớp đăng ký, mình là một trong những người không ứng tuyển. Thầy bảo: Cứ đăng ký đi, người ta chưa loại sao đã tự loại mình như thế."
Chính câu nói ấy đã khích lệ Vũ mạnh dạn đăng ký, để rồi 15h30 hết hạn thì 14h Vũ "tốc ký" viết đơn dự tuyển.
Vượt qua 50 ứng cử viên trong toàn Viện điện, Vũ là 1 trong 2 sinh viên được công ty ABB trao học bổng và hứa hẹn cơ hội việc làm sáng giá khi ra trường.
Lần đầu tiên sở hữu khoản tiền gần 30 triệu đồng, Vũ có bao kế hoạch, dự định cho mình, nhưng điều cậu lưu tâm nhất là mang số tiền này đỡ đần người mẹ đang từng ngày bươn chải ở quê nghèo. Vì vậy, dù khi ấy đã là sinh viên năm thứ 3, nhưng Vũ chưa bao giờ có chiếc máy tính xách tay cho riêng mình. Bạn bè nhiều người hỏi, sao nhận một lúc mấy chục triệu mà không mua được cái máy tính, những khi ấy Vũ chỉ lặng lẽ cười trừ.
Mục tiêu "lương khủng"
Việc lập mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn của cuộc đời là thói quen của Vũ từ thuở nhỏ. Những cái gạch đầu dòng, những hình vẽ nguệch ngoạc, ngộ nghĩnh là những điều Vũ thường làm để tạo nên một kế hoạch cho tương lai.
Những cái gạch đầu dòng, những hình vẽ nguệch ngoạc, ngộ nghĩnh là những điều Vũ thường làm để tạo nên một kế hoạch cho tương lai.
Nhìn vào những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của Vũ, có người sẽ cho rằng có những cái khá viển vông, nhưng thói quen của cậu là luôn đặt ra những mục tiêu thật cao để bản thân phải nỗ lực lớn để đạt được nó.
Ấn tượng nhất trong những mục tiêu dài hạn của Vũ là năm 2016, hai năm sau khi ra trường, sẽ có mức thu nhập không dưới 4000 USD/tháng, tương đương với hơn 80 triệu đồng tiền Việt Nam.
Vũ chia sẻ về mục tiêu của mình: "Lương cao thì ai cũng muốn, nhưng đạt được hay không một phần phụ thuộc vào năng lực của mỗi người. Tôi không nghĩ sau này chỉ là một kỹ sư, ngồi máy tính thiết kế sản phẩm. Tôi muốn học hỏi thêm, đi sâu phát triển làm kinh doanh, bên cạnh việc thiết kế còn bán sản phẩm cho công ty. Và nếu tôi thực hiện được mục tiêu trở thành một người quản lý, thì mức lương như vậy không phải là quá cao."
Vũ tự nhận mình là người hiếu thắng, luôn muốn đạt kết quả cao nhất ở những mục tiêu đặt ra. Nhưng những gì Vũ chia sẻ chứng tỏ cậu hoàn toàn tự tin vào năng lực của bản thân, điều này đã được chứng tỏ bằng kết quả học tập và những thành tích đáng nể Vũ đạt được.
Đồng thời, sự nỗ lực ở Vũ dường như chưa bao giờ có điểm dừng. Chàng sinh viên nghèo dường như đang tăng tốc và nỗ lực không ngừng để thay đổi số mệnh. Xuất phát với số điểm Toeic khiêm tốn dưới 300, vượt qua nỗi xấu hổ và mặc cảm trước bạn bè, giờ đây, chỉ sau 4 tháng tự ôn luyện, Vũ đã có thể tự hào với số điểm 850. Nhưng không dừng lại ở đó, những cuốn sách luyện thi Toeic dày cộp trên bàn học và khoảng thời gian tối đa mỗi ngày dành cho tiếng Anh là minh chứng cho mục tiêu đạt điểm Toeic tối đa 990 của chàng trai trẻ.
Bên cạnh những mục tiêu lớn lao, Vũ cũng vạch ra cho bản thân những mục tiêu gần gũi, dễ dàng hiện thực hóa, vì với chàng trai trẻ này, để làm được những cái lâu dài thì phải làm tốt những cái trước mắt và cậu tin rằng không có gì là không thể.
Theo Laodong
Thiếu đất sản xuất, dân triệt phá rừng phòng hộ Nhường đất cho dự án Hồ chứa nước Nước Trong, người dân thiếu đất sản xuất và lâm vào cảnh đói khổ. Cũng từ đó, người dân ồ ạt phá rừng phòng hộ kiếm kế sinh nhai và lấy đất để sản xuất chống đói. Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện, tại khu vực rừng phòng hộ thuộc lô 2, khoảnh...