Ông Duterte cần gì ở Trung Quốc?
Nếu sang Trung Quốc, Tổng thống Duterte đàm phán thành công cho ngư dân Philippines đến bãi cạn Scarborough, đây sẽ là thắng lợi lớn.
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong tháng 10 này có thể sẽ làm thay đổi các mối liên minh ở Đông Nam Á sau những lời bình luận nảy lửa về Mỹ và tích cực o bế các đối thủ của Mỹ của ông Duterte. Reuters ngày 2-10 đã đưa ra nhận định như trên.
Quan hệ Philippines-Mỹ là một trong những trục tái cân bằng quân sự chiến lược của Mỹ ở châu Á dưới thời Tổng thống Obama. Tuy nhiên, từ khi ông Duterte lên cầm quyền cách đây ba tháng, quan hệ này đã bị thử thách.
Mỹ đã chỉ trích cuộc chiến chống ma túy của Philippines. Ông Duterte không tiếc lời sỉ nhục Tổng thống Obama, sau đó tuyên bố Philippines sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập hơn.
Điều này đồng nghĩa Philippines chìa cành ôliu cho Trung Quốc mặc dù hai nước đối nghịch nhau trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Ông Duterte cũng đã muốn chìa tay với Nga.
Trong buổi tiếp khách nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc 1-10 tại đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa đánh giá: “Từ khi Tổng thống Duterte cầm quyền, Trung Quốc và Philippines đã xúc tiến các mối tương tác hữu nghị tạo ra hàng loạt kết quả tích cực”.
Tổng thống Duterte và Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa. Ảnh: AFP
Trong chuyến thăm Trung Quốc dự kiến từ ngày 19 đến 21-10, Tổng thống Duterte sẽ hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Video đang HOT
Các nguồn tin ngoại giao và doanh nghiệp ở Manila cho biết tháp tùng với Tổng thống Duterte là phái đoàn doanh nhân trên 20 người. Điều này cho thấy có thể sẽ có hàng loạt hợp đồng được ký kết để thể hiện quan hệ song phương đã cải thiện.
Tuy nhiên, chuyến công du thành công hay không phụ thuộc vào cách thức bàn đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Bắc Kinh đã giận dữ bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12-7. Tổng thống Duterte muốn Trung Quốc công nhận phán quyết và cho ngư dân Philippines đến bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, ông không nói rõ có yêu cầu Trung Quốc thực hiện phán quyết hay không và ông tuyên bố sẽ đàm phán vấn đề ấy.
Reuters dẫn nguồn tin có quan hệ với các nhà lãnh đạo và quân đội Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi phải đáp ứng thái độ lịch sự của ông ấy”.
Nếu đạt được kết quả cho ngư dân Philippines đến bãi cạn Scarborough thì đây là thắng lợi lớn cho ông Duterte và nâng cao uy tín của ông trong nước. Theo nghiên cứu mới đây, tỉ lệ ủng hộ ông đã tăng lên 92% dù ông bị dư luận thế giới chỉ trích về chiến dịch chống ma túy đẫm máu.
Một quan chức ở Bộ Ngoại giao Philippines (giấu tên) nhận xét: “Trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới, chương trình của Tổng thống Duterte sẽ tập trung vào thương mại, đầu tư và hợp tác đánh bắt cá với Trung Quốc, bao gồm tiếp cận bãi cạn Scarborough”.
GS Tra Đạo Quýnh ở ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận xét thỏa thuận cho ngư dân Philippines đến bãi cạn Scarborough có thể sẽ đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng thống Duterte nhưng đây sẽ là thỏa thuận miệng hơn là văn bản.
Lý do: Trung Quốc muốn tránh chính thức thừa nhận phán quyết trọng tài vốn khẳng định quyền đánh bắt lịch sử của cả hai nước.
Cuối tháng 9, tờ Thời Báo Hoàn Cầu đã đăng bài xã luận nhận định chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Duterte có thể dẫn đến một chương mới trong quan hệ hai nước. Bài xã luận đánh giá đây là quan hệ tương tác tích cực mới khác hẳn thời Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino III. Bài xã luận có đoạn: “Ông Duterte chứng tỏ khác biệt với người tiền nhiệm về ngoại giao và phong cách. Ông dường như mong muốn các quan hệ ngoại giao cân bằng hơn với các nước thay vì quá lệ thuộc vào Mỹ”. __________________________________ Hiện thời Mỹ cần nghiêm túc lo ngại xu hướng phát triển quan hệ Mỹ-Philippines, đặc biệt trong các vấn đề quân sự như tập trận chung và quân đội Mỹ sử dụng căn cứ của Philippines, và nếu ông Duterte cố đạt thỏa thuận với Bắc Kinh cho phép Trung Quốc thúc đẩy yêu sách chủ quyền ở biển Đông. Chuyên gia IAN STOREY ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – Yusof Ishak (Singapore)
KHA LY
Theo PLO
Giảm hợp tác với Mỹ, Philippines vẫn chưa nhận tín hiệu thiện chí từ Trung Quốc
Tổng thống Duterte liên tiếp đưa ra những tuyên bố sẽ giảm hợp tác an ninh với Mỹ, nhưng chưa rõ việc này đảm bảo được lợi thế của Philippines trong tranh chấp Biển Đông.
Bãi cạn Scarborough của Philippines bị Trung Quốc chiếm giữ từ 2012. Ảnh: AFP
"Vẫn còn quá sớm để biết quan hệ thân thiết hơn giữa Manila và Bắc Kinh có thực sự giúp Philippines bảo đảm các yêu cầu của mình ở Biển Đông hay không. Trung Quốc chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ trả lại bãi cạn Scarborough cho Philippines", Tiến sĩ Enrico Fels, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế, Đại học Bonn, Đức, đưa ra nhận định với VnExpress.
Bộ Quốc phòng Philippines hôm 7/9 công bố các hình ảnh tàu Trung Quốc đi vào Scarborough, khẳng định các tàu này có khả năng hút cát và thực hiện các hoạt động khác để xây đảo nhân tạo. Bắc Kinh sau đó lên tiếng xác nhận điều các tàu hải cảnh đến Scarborough để "tuần tra thực thi pháp luật" nhưng phủ nhận ý định xây dựng bãi cạn. Scarborough là khu vực đánh cá truyền thống của Philippines, là điểm nóng tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh sau khi Trung Quốc chiếm giữ hồi 2012.
Tổng thống Philippines Duterte hôm 28/9 tuyên bố cuộc tập trận chung giữa Manila và Washington diễn ra vào đầu tháng 10 sẽ không lặp lại, khi ông gặp gỡ cộng đồng người Philippines đang làm việc tại Việt Nam.
Ông Duterte nói đó sẽ là "cuộc tập trận cuối cùng", vì Trung Quốc không hài lòng với các hoạt động này, trong khi ông đang muốn thiết lập liên minh mới về thương mại. Cuộc tập trận với Mỹ dự kiến diễn ra từ ngày 4/10 đến 12/10 trên các đảo Luzon và Palawan của Philippines. Cuộc tập trận đổ bộ, bắn đạn thật lần này có khoảng 1.400 lính Mỹ đóng tại căn cứ Okinawa, Nhật Bản, và 500 binh sĩ Philippines cùng tham gia.
Tiến sĩ Fels đánh giá việc Tổng thống Philippines theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập, giảm rủi ro trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực, có thể là điều tốt khi xét về địa lý gần gũi giữa Manila và Bắc Kinh. Tuy nhiên ông Duterte cũng phải có những nỗ lực phòng trường hợp Manila mất hết lợi thế khi "mặc cả" với Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông.
Trong bối cảnh đó, theo Tiến sĩ Fels, mối quan hệ thân thiết hơn giữa Philippines với Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng. Khi đến thăm chính thức Việt Nam hôm 29/9, Tổng thống Duterte và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã dành ưu tiên cho thảo luận về tình hình Biển Đông trong chương trình nghị sự.
Sau cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã nhắc đến phán quyết của Toà trọng tài quốc tế phủ nhận yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc. Hai bên cũng kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Ông Duterte và Chủ tịch nước Việt Nam cũng kêu gọi các bên ở Biển Đông kiềm chế, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không. Việt Nam và Philippines cam kết tiếp tục phối hợp, nỗ lực cùng các nước ASEAN khác đề cao đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.
Theo chuyên gia Fels, hợp tác Việt Nam và Philippines ở Biển Đông có thể giúp tăng cường các giải pháp đa phương cho tranh chấp.
"Hợp tác sẽ giúp các nước nhỏ hơn thúc đẩy việc bảo vệ lợi ích của mình trước các nước lớn như Trung Quốc và Mỹ. Tất nhiên hai bên phải tìm được tiếng nói chung và cùng chia sẻ lợi ích. Điều đó cũng giúp tăng cường sự thống nhất trong ASEAN và các thành viên tránh bị mắc kẹt hoặc bị chia rẽ bởi các nước lớn", ông Fels nói.
Việt Anh
Theo VNE
Tổng thống Duterte sẽ đến Bắc Kinh ngày 20-10 tới Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ đến Bắc Kinh trong hai ngày 20 và 21-10. Báo Philippine Star ngày 29-9 dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết như trên. Mục đích chuyến công du đến Trung Quốc nhằm tái khởi động quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc sau phán quyết trọng tài về "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở biển...