Ông Donald Trump và kế hoạch tái thiết nước Mỹ trong tuần đầu tiên nhậm chức
Ngày 03/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump đang lên kế hoạch thực hiện một tuần đầu tiên đầy tham vọng tại Nhà Trắng với hàng loạt cam kết chính sách được đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
Ông Donald Trump phát biểu họp báo tại Florida, Mỹ, tháng 8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Những ưu tiên của ông Trump trải dài từ việc kiểm soát nhập cư, tăng cường năng lượng nội địa, cải cách giáo dục cho đến tái thiết chính sách thương mại và định hình lại chính sách đối ngoại. Những kế hoạch này không chỉ nhằm đảo ngược các chính sách của chính quyền tiền nhiệm mà còn thể hiện tham vọng định hướng lại nước Mỹ theo các giá trị mà ông theo đuổi.
Ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức, ông Trump dự kiến ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới. Kế hoạch bao gồm đóng cửa biên giới với Mexico, thực hiện trục xuất quy mô lớn đối với những người nhập cư không có giấy tờ và chấm dứt chính sách công nhận quyền công dân cho trẻ em sinh ra tại Mỹ từ cha mẹ nhập cư trái phép. Bên cạnh đó, ông tiếp tục nhấn mạnh việc tái áp dụng lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân từ các quốc gia mà ông đánh giá có nguy cơ khủng bố cao. Những chính sách này thể hiện lập trường cứng rắn của ông đối với vấn đề nhập cư, vốn là trọng tâm trong chương trình nghị sự chính trị của ông kể từ chiến dịch tranh cử.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy năng lượng nội địa cũng được đặt lên hàng đầu. Ông Trump cam kết tăng cường sản xuất dầu khí, cho phép khoan dầu mới, xây dựng các nhà máy lọc dầu và phát triển các nhà máy điện hạt nhân nhằm giảm chi phí năng lượng và giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Đồng thời, ông dự định bãi bỏ các chính sách khí hậu của chính quyền tiền nhiệm, bao gồm “Thỏa thuận Xanh mới” và các quy định thúc đẩy xe điện, mà ông cho là cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Mỹ.
Không dừng lại ở đó, ông Trump còn hứa sẽ cải cách hệ thống giáo dục bằng cách cắt giảm nguồn tài trợ liên bang cho các trường học giảng dạy những nội dung mà ông cho là không phù hợp, như lý thuyết chủng tộc hay các vấn đề về giới tính. Những tuyên bố này nhấn mạnh nỗ lực của ông trong việc định hướng lại giáo dục Mỹ theo các giá trị truyền thống mà ông coi trọng.
Video đang HOT
Về chính sách thương mại, ông Trump dự định áp đặt thuế quan lên tới 25% đối với hàng hóa từ Canada và Mexico nhằm kiểm soát dòng người di cư và ma túy qua biên giới. Ông cũng cam kết áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không thực hiện các biện pháp cứng rắn để kiểm soát fentanyl – loại ma túy tổng hợp đang gây khủng hoảng ở Mỹ. Những cam kết này phản ánh quyết tâm của ông trong việc tái cân bằng cán cân thương mại và bảo vệ lợi ích kinh tế Mỹ.
Trong lĩnh vực đối ngoại, ông Trump thu hút sự chú ý khi tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi nhậm chức. Mặc dù cách thức thực hiện vẫn còn mơ hồ, cam kết này phản ánh tham vọng khẳng định vai trò của Mỹ như một cường quốc hàng đầu trong việc duy trì hòa bình toàn cầu.
Với hàng loạt kế hoạch táo bạo, tuần đầu tiên của ông Trump tại Nhà Trắng được dự đoán sẽ đặt nền móng cho một nhiệm kỳ đầy biến động. Dù một số cam kết có thể gặp trở ngại về pháp lý hoặc cần thêm thời gian triển khai, ông Trump đang thể hiện quyết tâm định hình lại nước Mỹ theo tầm nhìn của mình ngay từ những ngày đầu tiên nắm quyền. Những bước đi này không chỉ thu hút sự chú ý trong nước mà còn tạo ra những tác động sâu rộng đến bức tranh chính trị và kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc giữa thách thức 'thương chiến Trump 2.0'
Giữa khả năng ngày càng lớn về việc phải gánh chịu việc bị Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa lên cao, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa giải quyết hiệu quả nhiều thách thức lớn tồn tại trong thời gian qua.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm qua (1.12, theo giờ VN) yêu cầu các nước khối BRICS cam kết không tạo ra loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác thay thế USD. Nếu không thì BRICS phải đối mặt mức thuế 100% khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
BRICS là viết tắt chữ cái 5 thành viên đầu tiên của khối gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. Nhưng khối này nay có thêm các thành viên: Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE.
Áp lực nhiều phía
Thực tế, ngay từ quá trình vận động tranh cử, ông Trump đã đe dọa có thể áp thuế đến 60% đối với hàng hóa Trung Quốc. Sau đó, ông cũng đã xây dựng một "bộ sậu" làm chính sách đối ngoại và tài chính thương mại có xu hướng "chơi rắn". Mới đây, ông Trump tuyên bố trước mắt sẽ "chào sân" việc áp thuế hàng hóa Trung Quốc ở mức 10% và sẵn sàng tăng lên.
Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đang trì trệ. ẢNH: REUTERS
Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức tồn đọng và nỗ lực giải quyết chưa hiệu quả. Trước hết là thị trường bất động sản. Tờ Nikkei Asia ngày 29.11 dẫn số liệu được công bố bởi Bộ Tài chính Trung Quốc cho hay tiền sử dụng đất mà nước này thu được lũy kế từ tháng 1 - 10 là 2.700 tỉ nhân dân tệ (khoảng 372 tỉ USD), giảm 23% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận là năm thứ 3 liên tiếp giảm. Đây là một trong các nguồn thu chính cho ngân sách ở nhiều địa phương của Trung Quốc. Nhu cầu về đất đai đã giảm mạnh khi suy thoái bất động sản kéo dài nên các nhà phát triển bất động sản hạn chế mở thêm dự án mới. Theo cơ quan thống kê của Trung Quốc, tính theo diện tích sàn thì doanh số bán nhà từ tháng 1 - 10 đã giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy những biện pháp giải cứu thị trường bất động sản được chính quyền đưa ra từ vài tháng trước vẫn chưa cho thấy hiệu quả đột phá.
Theo công bố hồi tuần trước, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất trong tháng 11 đạt 50,3 điểm, cao hơn so với mức 50,1 điểm hồi tháng 10. Kết quả này phản ánh một số biện pháp kích thích kinh tế đã phát huy tác dụng. Nhưng theo giới phân tích, đây chỉ mới là cải thiện trong ngắn hạn và thời gian tới có thể đối mặt nhiều khó khăn hơn. Không những vậy, PMI phi sản xuất (bao gồm các lĩnh vực thương mại, dịch vụ) đã giảm từ mức 50,2 điểm của tháng 10 xuống còn 50 điểm trong tháng 11.
Chính vì thế, giới phân tích nhận định Trung Quốc vẫn cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp kích thích kinh tế đủ mạnh, thì mới hy vọng giải quyết tình trạng trì trệ hiện nay.
Viễn cảnh khó khăn
Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng S&P Ratings đã đưa ra các nhận định về tình hình kinh tế Trung Quốc thời gian tới nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại, như tăng thuế.
Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế thương mại của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của nước này. Vì mức tăng trưởng xuất khẩu lẫn đầu tư sẽ giảm sút. Thậm chí, việc đầu tư sẽ bị ảnh hưởng ngay cả khi Mỹ chưa chính thức tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, do nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro. Những điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập và niềm tin của người dân, dẫn đến sự hạn chế chi tiêu làm ảnh hưởng tiêu dùng ngay trong chính thị trường nội địa Trung Quốc.
Do đó, S&P Ratings dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 4,8% vào năm 2024, rồi lần lượt giảm còn 4,1% vào năm 2025 và 3,8% vào năm 2026. Mức dự báo tăng trưởng của năm 2025 và 2026 lần lượt 0,2 điểm phần trăm và 0,7 điểm phần trăm so với dự báo của S&P Ratings đưa ra hồi tháng 9. Không những vậy, nếu quả thực bị Mỹ áp thuế lên đến 60%, mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có thể còn dưới 2% vào năm 2026.
Trung Quốc chuẩn bị "đồ chơi" đối phó Mỹ
Tờ Asia Times ngày 1.12 đưa tin Trung Quốc vừa thông qua danh sách gồm 700 mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu. Trong đó có nhiều mặt hàng mà Mỹ rất cần để phát triển các sản phẩm quan trọng, đặc biệt về công nghệ. Điển hình danh sách này bao gồm đất hiếm cùng một số linh kiện công nghệ cơ bản mà lâu nay Mỹ vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc. Danh mục hạn chế xuất khẩu trên có hiệu lực từ ngày 1.12. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa thông tin chi tiết về việc hạn chế.
Vào tháng 8.2023, Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với gallium và gecmani. Trong đó, gallium được sử dụng trong chất bán dẫn hỗn hợp, thường được sử dụng để nâng cao tốc độ truyền và tăng hiệu quả của radar.
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép? Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và sử dụng quân đội Mỹ để tiến hành trục xuất hàng loạt những người nhập cư bất hợp pháp. Ngày 18/11 (giờ địa phương), Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp...