Ông Donald Trump lên tiếng về công bố mới nhất của FBI trong vụ ám sát hụt
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/7 đã lên tiếng sau khi Cục Điều tra liên bang ( FBI) ra thông báo chính thức về vật thể bay sượt qua tai của ông hôm 13/7 khi đang vận động tranh cử tại bang Pennsylvania.
Tuyên bố hôm 26/7 của FBI nêu rõ: “Thứ bắn vào tai cựu Tổng thống Donald Trump là một viên đạn. Dù còn nguyên vẹn hay vỡ thành nhiều mảnh nhỏ thì nó cũng được bắn ra từ khẩu súng trường của tay súng 20 tuổi Thomas Matthew Crooks”.
Kết luận trên đã giúp ông Donald Trump và nhóm vận động tranh cử bác bỏ những hoài nghi vốn dấy lên sau phát biểu của Giám đốc FBI Christopher Wray, rằng liệu cựu tổng thống có thực sự bị thương do trúng đạn hay không.
FBI xác nhận cựu Tổng thống Donald Trump bị thương hôm 13/7 do đạn bay sượt qua tai. Ảnh: Getty
Trước đó, các nhân viên thực thi pháp luật tham gia vào cuộc điều tra bao gồm cả FBI và Cơ quan Mật vụ Mỹ đã nhiều lần từ chối cung cấp thông tin về nguyên nhân khiến ông Donald Trump bị thương. Nhóm vận động tranh cử của cựu tổng thống cũng từ chối công bố thông tin y tế tại bệnh viện nơi ông Donald Trump được điều trị ban đầu hoặc thông tin về các bác sĩ tham gia điều trị.
Ngay sau tuyên bố của FBI, ông Donald Trump đã đăng trên tài khoản mạng xã hội Truth như sau: “Tôi cho rằng đó là lời xin lỗi tốt nhất mà chúng ta sẽ nhận được từ Giám đốc Wray, tôi chấp nhận”.
Ông Donald Trump cũng khẳng định sẽ trở lại Butler, Pennsylvania để tổ chức một sự kiện vận động tranh cử khác bù lại hôm 13/7, bất chấp việc Cơ quan Mật vụ Mỹ kêu gọi ông và cộng sự không tổ chức các cuộc mít tinh lớn ngoài trời sau vụ mưu sát. Tuy vậy, kế hoạch chi tiết về sự kiện này chưa được công bố. Trước đó, Fox News đã mời hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Kalama Harris tham gia tranh luận ở Pennsylvania vào ngày 17/9, nhưng chưa nhận được phản hồi từ các bên.
Được biết, theo kết quả cuộc thăm dò của báo Wall Street Journal được công bố hôm 26/7, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump – ứng cử viên đảng Cộng hòa hiện dẫn trước Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris của đảng Dân chủ với tỉ lệ 49% – 47%. Giới quan sát nhận định, ông Donald Trump đã khởi đầu chiến dịch tranh cử với những tín hiệu tích cực, nhưng bà Kalama Harris đang bám đuổi vô cùng sít sao.
Tỉ lệ ủng hộ ông Donald Trump và bà Kalama Harris đang ở mức sít sao. Ảnh: WSJ
Hôm 25/7, chiến dịch tranh cử của bà Kalama Harris đã công bố video quảng bá trực tuyến đầu tiên. Phó Tổng thống Mỹ cũng tiếp cận các cử tri trẻ tuổi bằng cách tạo một tài khoản trên TikTok, thu hút hơn 500.000 người theo dõi chỉ trong vài giờ. Bà Kalama Harris và các cộng sự hiện đã quyên góp được hơn 120 triệu USD. Không giống như ông Joe Biden, bà đang được đưa tin rộng rãi trên khắp mạng lưới truyền thông Mỹ.
Một số nguồn thạo tin tiết lộ, chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump vài tuần qua đã lên kế hoạch cho kịch bản bà Kalama Harris trở thành ứng viên đại diện đảng Dân chủ. Ông Donald Trump và các cộng sự được cho là sẽ đánh vào hai điểm yếu của phó tổng thống Mỹ gồm vấn đề nhập cư và chi phí sinh hoạt.
Các cuộc thăm dò dư luận liên tục cho thấy, chính sách nhập cư của ông Joe Biden được cho là nguyên nhân khiến hàng triệu người vượt biên giới phía Nam vào Mỹ bất hợp pháp. Không những vậy, đa phần người dân Mỹ hiện không hài lòng với tình trạng chi phí nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, cũng như lãi suất khiến việc mua nhà trở nên khó khăn hơn
Video đang HOT
Mật vụ Mỹ lên tiếng việc lọt lỗ hổng vụ ám sát hụt ông Trump
Các chuyên gia cho rằng, cơ quan Mật vụ Mỹ cần giải thích rõ ràng về phản ứng của họ đối với vụ ám sát hụt ông Donald Trump
Hai điều tra viên FBI đang kiểm tra nơi kẻ tấn công đã nổ súng vào cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty.
Hôm 13/7 (giờ Mỹ), Thomas Crooks (20 tuổi, người Pennsylvania) đã bắn ba phát súng từ một khẩu súng trường, sau đó ngay lập tức bị các tay súng bắn tỉa của Cơ quan Mật vụ Mỹ bắn hạ. Tuy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ bị thương ở tai phải nhưng ông thật sự đã đối mặt với sự nguy hiểm.
Theo đó, cơ quan Mật vụ Mỹ đang đối mặt với nhiều câu hỏi liên quan đến phản ứng của họ trong vụ ám sát hụt nhằm vào ông Trump.
Cựu Tổng thống Trump chỉ bị thương nhẹ ở tai phải, nhờ quay đầu đúng lúc khi Crooks bóp cò. Viên đạn đầu tiên bay sượt qua tai ông, tránh được một vết thương chí mạng chỉ trong gang tấc. Hai phát súng tiếp theo của Crooks không trúng mục tiêu, cho thấy khả năng bắn kém và mất kiểm soát dưới áp lực.
Chuyên gia an ninh John Cohen, cựu quan chức của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nhận định: "Phản ứng nhanh chóng của Cơ quan Mật vụ là đáng khen ngợi, nhưng điều đáng lo ngại là tại sao họ không phát hiện và ngăn chặn kẻ tấn công sớm hơn." Câu hỏi đặt ra là tại sao một người đàn ông lạ mặt với khẩu súng trường lại có thể tiếp cận gần cựu Tổng thống như vậy mà không bị phát hiện.
Bà Kimberly Cheatle, Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ, cho biết các lo ngại về an toàn đã ngăn cản những đặc vụ lên trên mái của tòa nhà nơi kẻ ám sát đã nhắm bắn vào cựu Tổng thống Donald Trump.
Bà Cheatle giải thích với ABC News rằng: "Tòa nhà đó có mái dốc ở điểm cao nhất. Vì vậy, yếu tố an toàn sẽ được xem xét và chúng tôi không muốn đưa bất kỳ ai lên vị trí mái dốc đó. Quyết định được đưa ra là bảo vệ tòa nhà từ bên trong".
Chuyên gia nhận định
Các lính bắn tỉa của Mỹ bắn hạ nghi phạm ám sát hụt cựu tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: WSJ.
Theo RT, các chuyên gia không tin sự thật trong lời giải thích của bà Cheatle. Joe Kent, cựu sĩ quan Lực lượng Đặc nhiệm Lục quân Mỹ và hiện đang tranh cử vào Quốc hội, thắc mắc rằng, tại sao Mật vụ không đảm bảo an ninh ở các lối vào tòa nhà nơi nghi phạm nổ súng.
Dan Bongino, cựu đặc vụ Mật vụ Mỹ, nói: "Giám đốc Mật vụ nói rằng, 'đừng lo, chúng tôi không đưa ai lên mái nhà vì nó có thể tạo ra tình huống nguy hiểm.' Nguy hiểm như thế nào? Như ai đó bị bắn vào đầu?".
Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas thừa nhận rằng "sự thất bại" của Mật vụ đã góp phần vào vụ ám sát hụt, nhưng ông vẫn bày tỏ "sự tin tưởng 100%" vào bà Cheatle.
close
arrow_forward_iosĐọc thêm
pause
volume_mute
Play
00:00
00:17
00:31
Mute
Play
close
Chỉ trích đội ngũ bảo vệ
Trả lời câu hỏi về việc một số nhân chứng đã nhìn thấy hành động khả nghi của tay súng và báo tin cho lực lượng an ninh trước khi người này nổ súng vào ông Trump, bà Cheatle nói rằng đó là "khoảng thời gian rất ngắn" để có thể kịp ứng phó.
"Tôi chưa có tất cả thông tin chi tiết nhưng đó là một khoảng thời gian rất ngắn. Việc xác định nghi phạm, nhận diện họ và cuối cùng vô hiệu hóa họ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn và tình huống đó gặp rất nhiều khó khăn", bà Cheatle giải thích thêm.
Theo Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ, Mật vụ Mỹ chỉ có nhiệm vụ bảo vệ vành đai bên trong, khu vực tiếp cận ông Trump, còn tòa nhà nghi phạm dùng làm nơi ngắm bắn ông Trump thuộc trách nhiệm bảo vệ của cảnh sát địa phương.
"Trong trường hợp cụ thể này, chúng tôi đã phân chia sự hỗ trợ trong việc bảo vệ địa điểm đó và Cơ quan Mật vụ chịu trách nhiệm về phạm vi bên trong. Sau đó, chúng tôi tìm kiếm sự hỗ trợ từ các lực lượng địa phương cho phía bên ngoài. Có cảnh sát địa phương trong tòa nhà đó, có cảnh sát địa phương trong khu vực chịu trách nhiệm về vành đai bên ngoài của tòa nhà", bà Cheatle nói thêm.
Phản ứng của các chính trị gia
Cuộc điều tra đang tiếp tục để làm rõ cách thức Crooks có thể tiến gần đến ông Trump mà không bị phát hiện. Tổng thống Joe Biden đã lên án vụ tấn công và kêu gọi sự đoàn kết, nhấn mạnh rằng bạo lực không nên có chỗ trong chính trị.
Các lãnh đạo Đảng Cộng hòa cũng bày tỏ lo ngại và kêu gọi tăng cường an ninh cho các chính trị gia. Họ nhấn mạnh rằng vụ tấn công này là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo vệ các nhà lãnh đạo khỏi các mối đe dọa.
Vụ ám sát hụt nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump đã đặt ra nhiều câu hỏi về hiệu quả của Cơ quan Mật vụ Mỹ trong việc bảo vệ các chính trị gia. Mặc dù phản ứng nhanh chóng của họ đã ngăn chặn được hậu quả nghiêm trọng hơn, nhưng việc không phát hiện kẻ tấn công sớm hơn đã làm dấy lên nhiều lo ngại về an ninh. Các chuyên gia và chính trị gia kêu gọi cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để đảm bảo an toàn cho các nhà lãnh đạo trong bối cảnh chính trị hiện nay.
Phu nhân ông Trump lên tiếng kêu gọi sau khi chồng bị ám sát ở bang Pennsylvania Sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị bắn trong khi vận động tranh cử ở bang Pennsylvania, bà Melania Trump đã ra tuyên bố kêu gọi nước Mỹ "đoàn kết ngay bây giờ". Tuyên bố của bà Melania Trump sau khi chồng bà, ông Donald Trump bị ám sát bằng súng trong khi vận động tranh cử ở bang Pennsylvania. Ảnh...