Ông Donald Trump có thể bị điều tra về khả năng vi phạm luật gián điệp
Báo Washington Post đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ nghi ngờ cựu Tổng thống Donald Trump có thể vi phạm Đạo luật Gián điệp cùng một số cáo buộc liên quan đến vi phạm quy định bảo mật và xử lý tài liệu công.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại New York, Mỹ, ngày 10/8/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN.
Điều đáng chú ý là ông Trump có thể bị cáo buộc vi phạm khoản 793, Điều 18 Luật Hình sự của Mỹ, điều khoản liên quan đến việc một cá nhân đã sử dụng, xử lý sai thông tin, không đảm bảo bí mật quốc gia và “có thể làm phương hại đến nước Mỹ hoặc khiến quốc gia khác được hưởng lợi”.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 8/8 đã khám xét khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump tại Palm Beach, Florida, để điều tra xem ông Trump có mang các tài liệu lưu trữ quốc gia về nhà riêng hay không. Đến ngày 12/8, mới chỉ có thông tin liên quan đến khả năng vi phạm Đạo luật Gián điệp và 2 tài liệu, gồm lệnh khám xét và danh mục các vật phẩm thu giữ, được công bố. Trong đó, FBI đã thu hồi một số tài liệu được đánh dấu là “tuyệt mật” mà theo quy định là chỉ được lưu trữ trong các cơ sở đặc biệt của chính phủ vì nếu bị rò rỉ có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, thông tin về lệnh khám xét vốn được cho là có thể chứa các cáo buộc dẫn đến quyết định khám nhà của ông Trump vẫn được giữ kín.
Xe cảnh sát đỗ bên ngoài dinh thự của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Mar-A-Lago, Palm Beach, bang Florida ngày 8/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 15/8 đã phản đối việc công khai những bằng chứng dẫn đến lệnh khám xét nhà của ông Trump. Bộ này cho rằng nếu được tiết lộ, những bằng chứng đó sẽ giúp chính phủ tiếp tục các cuộc điều tra, cung cấp chi tiết về hướng điều tra, nhưng theo một khía cạnh nào đó điều này có thể ảnh hưởng đến các bước điều tra tiếp theo. Mặc dù vậy, bộ này cho biết sẽ không phản đối việc công bố những tài liệu được niêm phong khác liên quan đến chiến dịch khám xét như bìa ngoài của các tài liệu được niêm phong và bản yêu cầu niêm phong của chính phủ.
Vụ khám xét tư dinh của cựu Tổng thống Mỹ đang tạo ra một cuộc tranh cãi chính trị và càng khoét sâu thêm tình trạng chia rẽ sâu sắc giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ở nước này. Những người phản đối ông Trump tuần qua cảm thấy hài lòng trước những động thái của cơ quan chức năng đối với ông. Trong khi đó, những người ủng hộ ông Trump cho rằng đây là hành động nhằm chia rẽ nội bộ. Ông Trump hiện khẳng định rằng các tài liệu ông sở hữu tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago đều đã được giải mật.
Iran có thể chấp nhận đề xuất mới của EU về khôi phục JCPOA
Ngày 12/8, hãng thông tấn IRNA dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao của Iran cho biết văn bản dự thảo "cuối cùng" do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) có thể chấp nhận được nếu đáp ứng được những yêu cầu chính của Tehran.
Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan, cách thủ đô Tehran 420 km về phía nam. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin trên, Tehran đang xem xét đề xuất trên của EU. Quan chức này cho biết thêm những đề xuất đó có thể chấp nhận được nếu đáp ứng những yêu cầu của Iran về các vấn đề trừng phạt và sự bảo đảm của Mỹ đối với JCPOA. Iran muốn có được sự bảo đảm từ Mỹ rằng không một tổng thống tương lai nào của Mỹ sẽ lại rút khỏi JCPOA nếu thỏa thuận này được khôi phục. Hồi năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran. Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden không thể đưa ra sự bảo đảm chắc chắn như vậy vì JCPOA là một thỏa thuận mang tính chính trị hơn là một hiệp ước có ràng buộc pháp lý.
Trước đó, ngày 8/8, Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell, người từng đảm nhận vai trò điều phối các cuộc đàm phán, cho biết văn bản dự thảo dài 25 trang đã được đệ trình để các nước có liên quan đưa ra quyết định. Mỹ sau đó tuyên bố sẵn sàng "nhanh chóng ký kết một thỏa thuận" để khôi phục JCPOA trên cơ sở các đề xuất do EU đưa ra. Giới chức Iran cũng cho biết nước này sẽ thông báo cho EU quan điểm của Tehran sau các cuộc tham vấn trong nước.
Hôm 9/8 vừa qua, người phát ngôn về chính sách đối ngoại của EU, ông Peter Stano, cho biết EU hy vọng Tehran và Washington sẽ nhanh chóng phản hồi về văn bản dự thảo nói trên để khôi phục JCPOA.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden nhận được sự ủng hộ quan trọng từ Toà án Tối cao Mỹ Theo thông báo mới nhất của Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS), hàng nghìn người di cư đang phải chờ đợi tại Mexico do chính sách hạn chế dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Doanld Trump sẽ dần được phép nhập cảnh Mỹ để xin quy chế tị nạn trong những tuần tới. Người di cư di chuyển trên đường phố ở...