Ông Donald Trump bất ngờ hủy bỏ ba cuộc gặp cấp cao tại G20
Ngày 29.11, theo giờ Washington, trước khi khởi hành tới Buenos Aires tham dự Hội nghị cấp cao G20, Tổng thống Mỹ Donald Trump đột nhiên tuyên bố hủy bỏ 3 cuộc gặp gỡ cấp cao chính thức với các nhà lãnh đạo khác, gây bất ngờ cho dư luận.
Việc ông Donald Trump hủy bỏ cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin là điều đã được dự báo từ trước
Đầu tiên là ông tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Donald Trump thậm chí đã trực tiếp tuyên bố quyết định này trên Twitter. Ông viết: “Do các chiến hạm và thủy thủ của Ukraine chưa được trở về từ Nga, tôi quyết định lựa chọn tốt nhất đối với các bên là tôi hủy bỏ cuộc gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Putin lại Argentina. Nhưng tôi trông chờ có một cuộc gặp mặt có ý nghĩa với ông ấy sau khi vấn đề này được giải quyết!”.
Mấy giờ sau đó, ông Donald Trump lại tuyên bố hủy bỏ các cuộc gặp gỡ chính thức với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, hạ cấp xuống thành hội đàm không chính thức. Hãng AP cho biết, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders thông báo sẽ đổi các cuộc gặp gỡ, hội đàm chính thức thành không chính thức, nhưng bà không nói rõ nguyên nhân do đâu.
Việc ông Trump hạ cấp cuộc gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thể hiện sự bực bội cá nhân.
Việc hủy bỏ cuộc gặp gỡ Donald Trump – Vladimir Putin được cho là đã được các bên dự liệu trước. Sau khi Nga bắt giữ 3 tàu cùng các thủy thủ Ukraine, tình hình hai bên đã căng thẳng như cung đã giương tên, Ukraine thậm chí tuyên bố chuyển sang trạng thái chiến tranh. Điều này khiến Mỹ cần phải tỏ thái độ cứng rắn, đứng về phía đối lập với Nga. Mối quan hệ giao lưu cá nhân thân mật giữa Donald Trump và Vladimir Putin cùng với việc Mỹ bị gạt ra ngoài rìa ở Syria khiến ông Trump trở thành đối tượng bị giễu cợt, bị nghi ngờ ở trong nước Mỹ, bị coi là quá mềm yếu trước người Nga.
Cũng thật trùng hợp, hôm 29.11, Michael Cohen, cựu luật sư của ông Trump, thừa nhận đã nói dối về dự án Tháp Trump ở Moscow và hé lộ một loạt chi tiết có khả năng đẩy ông Trump vào những rắc rối pháp lý. Ông Cohen thừa nhận đã trao đổi với các quan chức Điện Kremlin về huy động sự ủng hộ của chính phủ Nga cho dự án xây Tháp Trump ở Moscow. Cohen khai rằng ông Trump vẫn tiếp tục dự án bất động sản ở thủ đô nước Nga sau khi chiến dịch tranh cử 2016 bắt đầu được vài tháng.
Video đang HOT
Lời khai này mâu thuẫn với khẳng định của Tổng thống Trump, rằng ông không có bất cứ liên hệ về thương mại nào với Nga. Nhưng nay ông Cohen lại thừa nhận ông ta nhiều lần thảo luận vấn đề này với ông Trump và các thành viên khác trong gia đình. Ông đã liên hệ với các quan chức Điện Kremlin qua e-mail và điện thoại, thậm chí còn lên kế hoạch đi cùng ông Trump tới Moscow để xúc tiến dự án này.
Ảnh hưởng của những diễn biến mới trong vụ “quan hệ với Nga” còn nặng hơn cả sự kiện Ukraine. Cuộc điều tra “quan hệ với Nga” đã gần đến giai đoạn kết thúc, nay những lời khai của Michael Cohen lại khiến ông Trump có vẻ càng là người có tội. Điều này nhất định sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kết quả điều tra, sinh mạng chính trị của ông Donald Trump bị thách thức nghiêm trọng. Trong tình hình này, việc ông gặp gỡ hội đàm với ông Putin rõ ràng là không phải lúc. Vì vậy, sau khi trao đổi với Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn an ninh quốc gia Jonh Bolton và Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly, ông Trump đã quyết định hủy bỏ cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ – Nga này.
Quan hệ giữa ông Trump và Thái tử kế vị Ả rập Xê-út được quyết định bởi hợp đồng bán vũ khí trị giá tới 110 tỷ USD.
Về phản ứng của phía Nga, Hãng tin Sputnik cho biết, ông Konstantin Kosachev, nghị sĩ, Ủy viên Hội đồng Liên bang đã cho rằng: “Việc ông Trump gắn việc có gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin hay không với sự kiện eo biển Kerch là tự mua dây buộc mình”.
Ông Kosachev đã viết trên Facebook cá nhân: “Từ khi ông Donald Trump quyết định gắn cuộc gặp gỡ ông Vladimir Putin với tình hình điều tra sự kiện eo biển Kerch thì việc ông ta tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp này đã cơ bản nằm trong sự dự liệu. Ông ta đã tự mua dây buộc mình, để cho bản thân trở thành con tin của các nước phương Tây trong việc giải quyết sự kiện này. Ông Trump đã không để cho mình đường lui do ngả hẳn về phía Ukraine khi tìm hiểu sự kiện Kerch”.
Ông Kosachev cho rằng: “Hủy bỏ cuộc gặp gỡ, không phải ông Vladimir Putin mà chính là ông Donald Trump đã bỏ lỡ mất cơ hội thảo luận các vấn đề bất đồng và thể hiện tính độc lập của chính sách ngoại giao của nước mình. Phía Nga chỉ có thể lấy làm tiếc, nhưng cũng chỉ như thế mà thôi”.
Bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng, cho rằng, việc ông Donald Trump hủy bỏ cuộc gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin có thể là do tình hình chính trị trong nước Mỹ, không liên quan đến sự kiện Kerch. Bà nói trong cuộc họp báo: việc ông Trump hủy bỏ cuộc gặp gỡ này cần phải tìm đáp án từ cục diện chính trị nội bộ Mỹ.
Ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của ông Putin cho biết, Điện Kremlin lấy làm tiếc trước quyết định hủy bỏ cuộc gặp Tổng thống Vladimir Putin tại Argentina.
Việc hạ cấp cuộc gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan cũng có nguyên nhân. Ông Trump tìm đủ mọi cách đê giữ bằng được hợp đồng bán 110 tỷ USD vũ khí cho Ả rập Xê-út. Trước hàng loạt chứng cứ cho thấy Thái tử kế vị Mohammad bin Salman chính là người ra lệnh sát hại nhà báo Khashoggi, thậm chí sau khi CIA đã xác nhận điều này thì ông Trump vẫn không thay đổi quyết định của mình.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, Donald Trump đã bày tỏ có khả năng gặp Thái tử Mohammad bin Salman tại Hội nghị cấp cao G20: “Nếu ông ấy có mặt thì tôi sẽ gặp”, nhưng lại trực tiếp hạ cấp cuộc gặp gỡ với ông Erdogan, dụng ý rất rõ. Ông Erdogan liên tục tung dần các chứng cứ theo kiểu “nặn thuốc đánh răng”, phá hoại mối quan hệ giữa Mỹ với Ả rập Xê-út, trực tiếp uy hiếp đơn hàng bán vũ khí khổng lồ của ông Trump. Vì vậy, nguyên nhân việc hạ cấp cuộc gặp này chính là thể hiện sự bực bội, oán trách của ông Trump đối với Erdogan.
Cuộc gặp Donald Trump – Tập Cận Bình sẽ trở thành “kịch chính” tại Hội nghị cấp cao G20, làm lu mờ các sự kiện khác.
Như thế, tại Hội nghị cấp cao G20, ông Donald Trump chỉ còn 3 cuộc gặp gỡ, hội đàm chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Rõ ràng, trong đó cuộc gặp gỡ Tập Cận Bình quan trọng hơn cả. Hơn nữa, trước khi tới dự Hội nghị G20, ông Trump đã nhắc lại việc tăng thuế đánh vào xe hơi nhập khẩu, uy hiếp nặng hơn đối với Đức và Nhật. Nếu so sánh thì khả năng đạt kết quả qua hội đàm lại có vẻ lớn hơn cuộc hội đàm Trump – Tập.
Hiện nay, các vụ “quan hệ với Nga”, “Sự kiện Ukraine” và “Vụ án nhà báo Ả rập Xê-út” đều đang gia tăng áp lực lên Donald Trump. Ông thẳng thừng hủy bỏ, hạ cấp các cuộc gặp gỡ hoặc lẩn tránh trả lời, định dùng cách đó để giảm bớt những ảnh hưởng trái chiều đối với bản thân ông.
Thế nhưng, Donald Trump làm như thế lại nảy sinh hiệu ứng ngoài ý muốn: cuộc gặp gỡ Donald Trump – Tập Cận Bình hiển nhiên sẽ trở thành “kịch chính” tại Buenos Aires, còn cuộc gặp Vladimir Putin đã bị hủy bỏ hay chuyện ông gặp Thái tử Ả rập Xê-út… chỉ là tin tức bên lề. Như thế thì việc họ gặp nhau, dù thành công hay thất bại đều sẽ trở thành tiêu điểm để toàn thế giới soi vào. Mà điều đó thì Donald Trump chẳng hề muốn chút nào…
Theo viettimes
Qua mặt Mỹ, Trung Quốc "nhăm nhe" đạt thỏa thuận hạt nhân với Argentina
Argentina và Trung Quốc đang tiến rất gần tới một thỏa thuận xây dựng nhà máy hạt nhân thứ 4 của quốc gia Nam Mỹ, một dự án trị giá hàng tỷ USD.
Argentina kỳ vọng sẽ sớm công bố kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân Atucha III của Trung Quốc trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc vào ngày 2/12 hậu hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp G20 tại Buenos Aires, theo ông Juan Pablo Tripodi, người đứng đầu cơ quan đầu Argentina.
Thỏa thuận nhà máy hạt nhân tiềm năng giữa Trung Quốc và Argentina có thể khiến Mỹ
Thỏa thuận tiềm năng này trị giá lên đến 8 tỷ USD, biểu tượng cho quan hệ kinh tế, ngoại giao và văn hóa tăng cường giữa Trung Quốc và Argentina. Đây cũng là một phần thúc đẩy sâu rộng hơn của Bắc Kinh vào khu vực Mỹ Latinh như một sự cảnh tỉnh cho Mỹ. Washington vốnxem khu vực như sân sau và nghi ngờ động cơ của Trung Quốc.
Trọng tâm của hội nghị tuần này là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề G20, diễn ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại hai nước đang ở giai đoạn cao trào, đồng thời hai siêu cường cạnh tranh giành ảnh hưởng tại khu vực Mỹ Latinh.
Thời điểm Argentina đàm phán một thỏa thuận tài chính trị giá 56,3 tỷ USD với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để giải cứu nền kinh tế gặp khó khăn hồi đầu năm nay, ông Trump đã lên tiếng ủng hộ kế hoạch và sự lãnh đạo của Tổng thống Mauricio Macri.
Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc đã nổi lên như một đối tác thương mại, nhà đầu tư và tài chính quan trọng của Argentina. Khảo sát của Reuters cho thấy Bắc Kinh đã bơm hàng tỷ USD vào nền kinh tế Argentina và nhận vai trò là một "chủ nợ" đáng tin cậy với nền kinh tế Mỹ Latin đang gặp khủng hoảng này.
Trung Quốc và Argentina dự kiến sẽ ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ vào cuối tuần này, với trị giá gấp đôi số tiền ban đầu của hạn mức tín dụng lên tới 18,7 tỷ USD. Thỏa thuận sẽ giúp Trung Quốc trở thành "chủ nợ" phi tổ chức lớn nhất của Argentina.
Theo kinhtedothi
Trung Quốc cảnh báo chiến tranh thương mại với Mỹ kéo dài vài năm Một cố vấn chính phủ Trung Quốc rằng Bắc Kinh nên có sự chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại với Mỹ vì nó có thể kéo dài trong vài năm tới và sự khác biệt cơ bản giữa Trung Quốc và Mỹ về cơ bản không thể giải quyết thông qua một cuộc họp ngắn giữa 2 nhà lãnh đạo. (Ảnh minh...