Ông Đoàn Ngọc Hải ‘tuyên chiến’ nạn tiểu bậy nơi công cộng
Ông Đoàn Ngọc Hải ký văn bản liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị, trong đó có vấn nạn tiểu bậy.
Vào đầu năm 2017, lực lượng chức năng Q.1 đã ra quân xử phạt người tiểu bây nơi công cộng. Theo đó, hàng trăm trường hợp bị xử phạt, người vi phạm phải dọn và rửa sạch khu vực bị phóng uế ẢNH: ĐÌNH NGUYÊN
Ngày 7.8, UBND Q.1 (TP.HCM) đã có văn bản do Phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải ký, gửi Công an Q.1, Phòng Văn hóa – thông tin Q.1, UBND 10 phường trên địa bàn liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Theo ông Đoàn Ngọc Hải, chính quyền Q.1 ghi nhận hiện nay trên địa bàn Q.1 thường xuyên xảy ra tình trạng một số người thiếu ý thức có hành vi tiểu tiện, phóng uế ở các công viên, các khu vực gầm cầu, vỉa hè khuất trong bóng tối ảnh hưởng đến người đi bộ, đặc biệt là người khiếm thị, khuyết tật; gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, làm xấu hình ảnh quận trung tâm thành phố, vốn là nơi tập trung rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi giải trí.
Theo ông Đoàn Ngọc Hải, nạn tiểu bậy, phóng uế nơi công cộng còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm tư, tình cảm của những công nhân quét dọn rác.
Video đang HOT
Để chấm dứt tình trạng trên, ông Đoàn Ngọc Hải yêu cầu Công an Q.1, Phòng Văn hóa – thông tin Q.1, UBND 10 phường trên địa bàn tích cực tuyên truyền, vận động góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị, nếp sống văn minh…
Từ sau 15.8, các lực lượng chức năng sẽ tăng cường tuần tra, đặc biệt tăng cường tuần tra vào ban đêm, kiên quyết xử lý và có hình thức xử phạt cao nhất các đối tượng có hành vi tiểu bậy, phóng uế bừa bãi nơi công cộng; đồng thời, yêu cầu người vi phạm phải dọn và rửa sạch khu vực bị phóng uế. Đặc biệt, ghi hình người vi phạm đưa lên phương tiện thông tin đại chúng để răn đe.
Ông Đoàn Ngọc Hải lưu ý các lực lượng chức năng chỉ nên nhắc nhở, không xử phạt đối với riêng người già trên 80 tuổi, phụ nữ mang thai và người khuyết tật nếu lỡ vi phạm trong tình huống bất khả kháng.
Đối với người cố tình vi phạm, ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định sẽ phạt nghiêm. UBND Q.1 cũng sẽ thưởng nóng, đột xuất cho lực lượng chức năng thực hiện có kết quả chỉ đạo của quận.
Khi ông Đoàn Ngọc Hải bớt xuống đường: Nhức nhối xử lý lấn chiếm loạn xà ngầuTiểu bậy có thể bị phạt đến 3 triệu đồng: Phạt sao cho tâm phục khẩu phụcNgười tiểu bậy có thể bị phạt đến 3 triệu đồng
Theo lãnh đạo Đội quản lý trật tự đô thị Q.1, căn cứ theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1.2.2017, hành vi tiểu bậy nơi công cộng có mức phạt rất nặng, từ 1 – 3 triệu đồng (mức phạt trước đó cao nhất chỉ 200.000 đồng, nếu tái phạm cũng chỉ 300.000 đồng – PV). Người vi phạm bị buộc phải dội nước nơi đã tiểu bậy.
Sau khi Q.1 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi tiểu bậy nơi công cộng, người vi phạm trong vòng 10 ngày phải đến Kho bạc Nhà nước TP nộp phạt. Nếu không nộp phạt thì Q.1 sẽ gửi thông báo đến chính quyền địa phương nơi người vi phạm cư trú để đôn đốc, yêu cầu thực hiện. Nếu vẫn chây ì, Q.1 tiến hành cưỡng chế bằng cách kê biên tài sản hoặc trừ lương đối với người làm việc có hưởng lương theo quy định.
Theo TNO
Ông Đoàn Ngọc Hải muốn dẹp nạn chó thả rông ở trung tâm Sài Gòn
Quận 1 tuyên truyền trong một tháng về tình trạng người dân thả rông vật nuôi, trước khi xử lý mạnh tay để đảm bảo mỹ quan, an toàn.
Phó chủ tịch quận 1 (TP HCM) Đoàn Ngọc Hải vừa yêu cầu lãnh đạo 10 phường và các lực lượng chức năng xử lý tình trạng người dân thả rông chó, gây ảnh hưởng an toàn giao thông, làm mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường... ở các chung cư, hè phố, đường xá khu trung tâm Sài Gòn.
Đội bắt chó thả rông trong một lần xuống địa bàn. Ảnh: Tuyết Nguyễn.
Phòng Văn hóa Thông tin của quận phải tuyên truyền hành vi vi phạm của người dân gây hậu quả thế nào, hình thức xử lý của lực lượng chức năng. Phòng Y tế có trách nhiệm phổ biến các điều kiện nuôi chó tại đô thị, cũng như cách thức phòng chống dịch bệnh, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh (rọ mõm, tiêm phòng, dọn dẹp khi chó phóng uế) khi đưa vật nuôi đến nơi công cộng.
Các biện pháp tuyên truyền phải thực hiện xong trước ngày 14/8, sau đó quận sẽ tăng cường xử phạt, cưỡng chế các trường hợp vi phạm.
Nghị định 90/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và một số lĩnh vực khác, có hiệu lực cuối năm ngoái, quy định: nếu không đeo rọ mõm cho chó, hoặc không được tiêm phòng, buộc xích khi đưa ra nơi công cộng... chủ vật nuôi bị phạt 600.000-800.000 đồng. Vi phạm cả hai trường hợp thì bị phạt 1,6 triệu đồng.
Chủ tịch, trưởng công an phường và nhiều lực lượng khác có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành vi này.
Mức phạt mới tuy cao hơn nhiều so với trước nhưng tình trạng người dân thả vật nuôi bừa bãi ở TP HCM vẫn còn tràn lan. Hiện, chỉ có Đội bắt chó thả rông của Chi cục Thú y thường xuyên xuống địa bàn xử lý theo phản ánh của người dân, chứ chưa có quận huyện nào tự đứng ra thực hiện quyết liệt. Nguyên nhân được cho là khi tiến hành cơ quan chức năng bị người dân hành hung, chống đối.
Duy Trần
Theo VNE
Bãi giữ xe hai năm không phép sát UBND quận 1 Bãi giữ xe bên hông UBND quận 1 không có giấy phép hai năm bị dừng hoạt động, trả lại mỹ quan đô thị cho trung tâm Sài Gòn. Chiều 14/8, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND quận 1 - làm việc với Ban quản lý Đường sách TP HCM, các phòng ban về việc dẹp bãi giữ xe bên...