Ông Đoàn Ngọc Hải gây chú ý với tâm thư: ‘Người phụ nữ 54 tuổi vừa qua đời là em ruột của kiến trúc sư tài năng Ngô Viết Nam Sơn…’
Hiện bài đăng của ông đã nhận về hàng chục nghìn tương tác từ phía người dùng mạng.
Sáng 24/7 vừa qua, một nhà hảo tâm ở Quận 1 (TP.HCM) đã nhận chiếc xe cứu thương đồng hành với ông Đoàn Ngọc Hải trong 11 tháng qua, đồng thời đóng góp lại số tiền 3 tỉ vào Quỹ đồng bào. Toàn bộ số tiền này được dành để mua máy thở và dụng cụ y tế cho bệnh viện dã chiến đang điều trị bệnh nhân Covid-19.
Cụ thể, ông đã trích 3 tỷ đồng từ Quỹ Vì đồng bào mà mình sáng lập ra để mua tổng cộng 14 máy thở và 1.000 bộ đồ bảo hộ như sau:
- 4 máy thở cấp độ cao Savina 300 Select của Đức sản xuất, trị giá 580 triệu đồng/máy, 4 máy là 2 tỷ 320 triệu đồng.
- 10 máy thở oxy dòng cao Model HFO-1, trị giá 60 triệu đồng/máy, 10 máy là 600 triệu đồng.
- 1.000 bộ đồ bảo hộ cấp độ 2 trị giá 80 triệu đồng.
Video đang HOT
Mới đây, ông Hải khiến nhiều người phải hoang mang, lo lắng, khi chia sẻ câu chuyện về một bệnh nhân ở TP.HCM mà ông được “cầu cứu: “Thành phố Hồ Chí Minh 16giờ12 phút chiều nay 27-7-2021.
Kính gửi anh Nguyễn Văn Nên, ủy viên bộ chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Tôi tên Đoàn Ngọc Hải, là người lái xe cứu thương 51B50744. Tôi đã chở 22 bệnh nhân và 8 người đi cấp cứu trong 11 tháng qua.
Tôi đang đứng chờ hàng giờ đồng hồ ở trước số nhà 22 Trương Định, phường 6, Quận 3 để chở một người phụ nữ 54 tuổi bị sốt và khó thở. Đúng như tôi dự đoán. Cô ấy vừa đã qua đời.
Tôi đã yêu cầu 2 người lớn tuổi còn lại không lại gần người phụ nữ đã qua đời, đợi cơ quan y tế đến xử lý. Chúng tôi đều đứng cách xa nhau 8 mét để trao đổi.
Họ đang rất đau khổ, tôi đang trấn an họ. Người phụ nữ 54 tuổi vừa qua đời là em ruột của kiến trúc sư tài năng Ngô Viết Nam Sơn, người đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển đô thị của thành phố ta.
Một điều tôi rất trăn trở là các cơ quan của phường, quận không một ai xuống xét nghiệm và đưa họ đi bệnh viện từ lúc sáng nay mặc dù họ đã kêu gào trong điện thoại trước mặt tôi. Đây là một gia đình rất trí thức và hiền lành, những gì họ nói với tôi, tôi tin là chính xác.
Rất mong anh chỉ đạo gấp. Trân trọng cảm ơn anh!”, ông Hải viết.
Ngay bên dưới, nhiều người dân đã bày tỏ sự hoang mang lo lắng, cũng như không quên gửi lời chia buồn đến gia đình bệnh nhân. Bên cạnh đó, không ít cư dân mạng cũng nhắn nhủ, mong ông Đoàn Ngọc Hải giữ gìn sức khoẻ trong quá trình vận chuyển bệnh nhân trong những ngày dịch bệnh như hiện nay.
Ông Đoàn Ngọc Hải đã về nhà nhưng vẫn phải ăn cơm một mình vì một lý do đặc biệt
Cũng lâu rồi ông Đoàn Ngọc Hải mới về nhà, ở bên gia đình tại Sài Gòn. Nhưng nghe ông "than" chuyện mình ngày nào cũng phải ăn cơm một mình, vừa buồn cười vừa thấy thương.
Dù trang Facebook cá nhân là "tài sản" riêng tư của ông Đoàn Ngọc Hải, nhưng hiếm khi ông kể chuyện hoặc đăng quá nhiều hình ảnh cá nhân của mình lên. Vậy nên mỗi lần ông kể chuyện gì đó hơi riêng tư một chút, những người theo dõi ông đều cảm thấy thích thú.
Sau chuyến đi xuyên Việt thứ 24, ông Đoàn Ngọc Hải đã trở về nhà ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, về nhà không có nghĩa là cảnh đoàn tụ, sum vầy như mọi người tưởng tượng; mà ông vẫn duy trì việc một mình một mâm cơm.
Ông Hải mới khoe mâm cơm tối của mình kèm theo chú giải khiến một số người bật cười: " Ngày nào tôi cũng phải ngồi ăn cơm một mình vì cả nhà ai cũng "sợ" tôi ". Có người thích thú, khen mâm cơm gia đình của ông thật là tươm tất, khác hẳn với những bữa cơm trước đó ông ăn dọc đường. Có người còn trêu ông Hải quá "giàu có" vì có đến tận hai món rau (canh mồng tơi) và lá mơ trong mâm cơm của mình.
Mâm cơm ở nhà nhưng vẫn ăn một mình như thể "tự cách ly" của ông Đoàn Ngọc Hải.
Lý do cho mâm cơm "cách ly" này, đó là vì cả nhà ai cũng "sợ" ông Hải. Có lẽ, đó là cách nói hóm hỉnh ông muốn kể về chuyện ông đã dành nhiều thời gian để làm thiện nguyện, đi nhiều nơi trong mùa dịch. Dù ông luôn nhấn mạnh mình tuân thủ 5K, nhưng để đảm bảo an toàn cho gia đình, cả nhà vẫn cho ông ăn riêng.
Cũng phải thôi, vì theo những gì ông tự khoe trên trang cá nhân, về Sài Gòn nhưng ông vẫn tìm cách xông xáo đến chỗ này chỗ kia để làm từ thiện. Vừa ăn tối xong, ông lại vội vàng ghé thăm anh em ủy ban, công an, ban chỉ huy quân sự phường 4 quận 4 đang trực chiến tại chốt chống dịch.
Ông tặng sữa đặc của bà con Sài Gòn gửi ở nhà mình cho anh em và xuất Quỹ Vì đồng bào để mua thịt cho anh em nấu mì ăn trực đêm. Ông cũng đề xuất sẽ mua lạp xưởng, trứng gà, nước tương cho bà con nghèo (gạo đã có chùa Vĩnh Nghiêm cho) tại phường này.
Sáng đó, ông lái xe cứu thương qua huyện Hóc Môn, thăm 2 đơn vị chống dịch Covid-19 là Sư đoàn bộ binh 317 và Bệnh viện dã chiến 5A do Quân khu 7 quản lý để tặng quà cho các bệnh nhi F0 đang điều trị tại đây.
Mấy hôm trước, ông lại qua Bình Thạnh, Tân Bình... để thăm lực lượng chống dịch cũng như tặng thực phẩm thiết yếu cho những hộ dân khó khăn trong thành phố.
Có thể thấy, dù rong ruổi trên những nẻo đường hay loanh quanh ở thành phố, ông Đoàn Ngọc Hải vẫn tìm cách để "cứu trợ" những người yếm thế. Cách làm từ thiện của ông cũng "bám sát" tiêu chí của Quỹ Vì đồng bào: cứu trợ trực tiếp, xuất tiền mua thực phẩm và ưu tiên cho những trường hợp khẩn cấp.
Ông Đoàn Ngọc Hải chỉ ra sai lầm của Hoài Linh khi kêu gọi 14 tỷ đồng: "Tại sao chuyện sơ đẳng như vậy lại sai sót"? Ông Đoàn Ngọc Hải bênh vực nhưng vẫn chỉ ra nhiều khuyết điểm của danh hài Hoài Linh trong việc giải ngân 14 tỷ đồng tiền cứu trợ. Sáng 28/05, ông Đoàn Ngọc Hải đã viết tâm thư gửi đến danh hài Hoài Linh. Trong chia sẻ của mình, nguyên Phó chủ tịch UBND quận 1 (TP. Hồ Chí Minh) thẳng thắn đề...