Ông Đinh La Thăng hầu toà trong vụ án thứ 4
Cựu chủ tịch PVN Đinh La Thăng cùng Trịnh Xuân Thanh và 10 người liên quan sai phạm gây thất thoát 543 tỷ đồng ở dự án Ethanol Phú Thọ hôm nay dự kiến bị xét xử.
Sáng 8/3, TAND Hà Nội sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử cựu chủ tịch PVN Đinh La Thăng và các đồng phạm. Ngày 22/1, phiên tòa bị hoãn do vắng cựu phó tổng giám đốc PVN Trần Thị Bình và nhiều người liên quan dự án Ethanol Phú Thọ.
Phiên toà dự kiến kéo dài trong 10 ngày liên tiếp, do thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ toạ. 4 kiểm sát viên VKSND Hà Nội tham gia giữ quyền công tố.
Cuối năm 2020, ông Đinh La Thăng bị TAND TP HCM đưa ra xét xử trong vị án thứ 3. Ảnh: Hữu Khoa
Các nguyên đơn dân sự trong vụ án là Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB). Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được triệu tập gồm Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOil), Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt nam (PVC), Ngân hàng PVComBank, SeABank.
12 bị cáo có tổng cộng gần 30 luật sư bào chữa, riêng ông Đinh La Thăng mời hai luật sư, Trịnh Xuân Thanh (cựu tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT PVC) có bốn người.
Theo cáo trạng, năm 2007 ông Thăng ký nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy sản xuất Ethanol khu vực phía Bắc. Cuối năm 2007, Công ty Cổ phần hoá dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) được thành lập để làm chủ đầu tư dự án, vốn điều lệ ban đầu hơn 405 tỷ đồng.
Tháng 8/2008, PVB và Công ty cổ phần thiết kế Công nghiệp hoá chất (CECO) ký hợp đồng tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình và hồ sơ mời thầu. Tháng 2/2009, dự án được phê duyệt xây dựng tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, thực hiện trong 18 tháng.
Tháng 9/2008, PVB mời sơ tuyển gói thầu xây dựng nhà máy Ethanol Phú Thọ, trong đó có Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T, do PVC thành lập. Thực hiện chỉ đạo của ông Thăng về việc chỉ định thầu, PVB không tổ chức đấu giá theo kế hoạch mà chuyển sang chỉ định thầu cho liên danh của PVC. Tháng 3/2013, PVC đơn phương dừng thi công dự án, chưa có hạng mục nào hoàn thành.
Cáo trạng xác định, biết PVC chưa từng thực hiện dự án nào về Ethanol và tình hình tài chính đang khó khăn, ông Thăng với vai trò Chủ tịch PVN, Trưởng ban chỉ đạo triển khai dự án, đã chủ trì nhiều cuộc họp, “quyết liệt” định hướng giao thầu cho PVC như đề nghị của bị can Thanh.
Bị can Thanh biết rõ liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực thực hiện gói thầu nhưng vẫn nhận chỉ đạo từ lãnh đạo PVN để ký văn bản xin được chỉ định thầu. Cựu chủ tịch PVC còn chủ trì cuộc họp HĐQT và ban Tổng giám đốc PVC đồng ý thực hiện gói thầu; ký công văn gửi ông Thăng xin cam kết thực hiện gói thầu.
Video đang HOT
Cáo trạng xác định, hành vi làm trái của ông Thăng, Thanh và các bị can dẫn đến thiệt hại cho PVB hơn 540 tỷ đồng.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh được dẫn giải tới phiên toà sáng 22/1. Ảnh: Giang Huy
Ngoài vụ án trên, Trịnh Xuân Thanh còn bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn đề mua 3.400 m2 đất Tam Đảo. Ông Thanh bị VKS truy tố thành lập Công ty PVC Kinh Bắc cùng bị can Đỗ Văn Hồng từ năm 2009. Ông Thanh sau đó bàn với Hồng về việc mua 3.400 m2 đất tại huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc của Công ty Metrimex bằng tiền tạm ứng cho thực hiện dự án của PVC.
Cựu chủ tịch PVC chỉ đạo cán bộ dưới quyền tại PVC cho PVC Kinh Bắc tạm ứng trái quy định 25 tỷ đồng. Tuy nhiên để hợp thức việc cho vay tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng trái quy định, bị can Thanh và Hồng đã làm các thủ tục chuyển 21 tỷ đồng thành tiền góp vốn điều lệ của PVC tại PVC Kinh Bắc. Điều này trái quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, gây thiệt hại cho PVC hơn 13 tỷ đồng.
Đây là vụ án thứ 4 liên quan ông Đinh La Thăng được đưa ra xét xử. Năm 2018, ông Thăng bị phạt 30 năm tù trong hai vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đại Dương với các tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu nghiêm trọng . Cuối năm 2020, ông tiếp tục bị TAND TP HCM phạt thêm 10 năm tù trong vụ án thứ ba, liên quan sai phạm bán quyền thu phí cao tốc Trung Lương.
Đầu năm 2012, cựu chủ tịch PVC cũng hai lần nhận án tù chung thân vì các tội Tham ô tài sản và C ố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong hai vụ án xảy ra tại PVN và PVC.
Theo cáo trạng, ông Đinh La Thăng , 61 tuổi, cùng Vũ Thanh Hà (cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí – PVB), Nguyễn Xuân Thủy (cựu phó Phòng đầu tư dự án PVB), Khương Anh Tuấn (cựu Phó Phòng thương mại PVB), Lê Thanh Thái (cựu Trưởng Phòng kinh doanh PVB), Hoàng Đình Tâm (cựu Kế toán trưởng PVB), Phạm Xuân Diệu (cựu Tổng giám đốc PVC), Nguyễn Ngọc Dũng (cựu phó tổng giám đốc PVC), Đỗ Văn Quang (cựu Trưởng Ban kinh tế kế hoạch PVC), Trần Thị Bình (cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) bị truy tố về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 224 Bộ luật Hình sự.
Cùng vụ án, Trịnh Xuân Thanh (cựu tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT PVC) bị truy tố về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 224 Bộ luật Hình sự 2015 và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, theo khoản 3 điều 356.
Đỗ Văn Hồng bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, theo khoản 3 điều 356.
Vai trò 3 cựu sếp Tập đoàn Dầu khí liên quan vụ Ethanol Phú Thọ
Bà Trần Thị Bình bị truy tố ở khung 10-20 năm tù, ông Trần Ngọc Cảnh không bị xử lý. Còn ông Vũ Quang Nam mắc bệnh hiểm nghèo nên không bị xem xét trách nhiệm hình sự.
VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố các ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN), Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch PVC) và 10 bị can liên quan sai phạm tại dự án Ethanol Phú Thọ.
Trong bản cáo trạng này, cơ quan tố tụng đề cập đến vai trò và hướng xử lý đối với 3 cựu lãnh đạo PVN tham gia dự án, gồm ông Trần Ngọc Cảnh (cựu Tổng giám đốc PVN) cùng 2 cấp phó lúc đó là ông Vũ Quang Nam và bà Trần Thị Bình.
Theo cáo trạng, tháng 7/2007, HĐQT Tập đoàn Dầu khí giao Tổng giám đốc Trần Ngọc Cảnh xây dựng đề án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu phía Bắc. Hai tháng sau, ông Cảnh ký thành lập Ban chỉ đạo dự án nhà máy sản xuất Ethanol, do ông Vũ Quang Nam làm trưởng ban.
Cuối năm 2007, sau khi Chủ tịch Đinh La Thăng đồng ý chủ trương, Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB) được thành lập để làm chủ đầu tư dự án Ethanol Phú Thọ.
Ông Đinh La Thăng. Ảnh: P.D.
Tháng 7/2008, ông Trần Ngọc Cảnh ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai các dự án nhiên liệu sinh học. Ông Thăng là trưởng ban, còn ông Nam và bà Trần Thị Bình giữ chức phó ban.
Hai tháng sau đó, PVB công bố gói thầu kêu gọi nhà đầu tư xây dựng Nhà máy Ethanol Phú Thọ. Cùng thời gian này, PVC thành lập liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T để dự tuyển gói thầu trên.
Theo cáo buộc, sau khi liên danh trên bị chủ đầu tư loại từ vòng sơ tuyển do thiếu năng lực, ông Đinh La Thăng biết PVC không đạt tiêu chí nhưng vẫn chủ trì nhiều cuộc họp, định hướng việc chỉ định thầu cho PVC theo đề nghị của Trịnh Xuân Thanh.
Tháng 3/2009, PVC gửi công văn cho PVN và chủ dầu tư xin được chỉ định thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ. Ngay khi nhận được công văn, ông Thăng bút phê chỉ đạo Phó tổng giám đốc PVN Phạm Thị Thu Hà giải quyết theo chủ trương.
Cùng nhận được công văn của PVC, bị can Trần Thị Bình với tư cách Phó ban chỉ đạo triển khai các dự án nhiên liệu sinh học, đã chỉ đạo: "Ban QLĐT xem xét xử lý để có hướng dẫn cho các đơn vị liên quan".
Bà Trần Thị Bình được tại ngoại. Ảnh: PVN.
VKSND cho rằng căn cứ chỉ đạo từ ông Thăng và bà Bình, cán bộ cấp dưới đã dự thảo công văn cho bà Bình ký với nội dung: "Tổng giám đốc PVN đề nghị người đại diện phần vốn của PVN tại các đơn vị xem xét năng lực và nhu cầu thực tế để giao PVC thực hiện gói thầu EPC".
Đầu năm 2009, ông Vũ Quang Nam đã chủ trì cuộc họp, đồng ý chủ trương chỉ định thầu liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T thực hiện gói thầu Ethanol. Trong nhiều cuộc họp sau đó, ông Thăng và bà Bình khi chủ trì cũng đều kết luận chỉ đạo hoàn tất chỉ định thầu cho liên danh.
Tháng 5/2009, PVB và PVC chưa thống nhất được giá trị gói thầu là 59,1 triệu USD nên ông Thăng tiếp tục chỉ đạo bị can Bình ký công văn yêu cầu HĐQT PVC tự nguyện nhận thầu dự án với mức giá này, đảm bảo không lỗ.
Để hoàn thiện thủ tục, tháng 6/2009, bà Bình ký công văn gửi HĐQT Tập đoàn Dầu khí đề nghị đồng ý giao PVC do Trịnh Xuân Thanh điều hành thực hiện dự án Nhà máy Ethanol Phú Thọ. Trên cơ sở này, ông Thăng đã ký nghị quyết đồng ý chủ trương.
Tuy nhiên, đến tháng 9/2009, liên danh nhà thầu đơn phương dừng thi công dự án Ethanol Phú Thọ khi chưa hoàn thành hạng mục nào. Hậu quả, PVB phải trả lãi 125 tỷ cho khoản vay hơn 1.467 tỷ và còn phải trả cho các ngân hàng 417 tỷ.
Dự án Ethanol Phú Thọ tạm dừng khi chưa hoàn thành hạng mục nào. Ảnh: Báo Phú Thọ.
VKSND nhận định hành vi của ông Đinh La Thăng và các bị can gây thiệt hại hơn 543 tỷ. Trong đó, ông Thăng có vai trò chính, bà Trần Thị Bình là đồng phạm. Cơ quan tố tụng truy tố ông Thăng, bà Bình và 9 bị can với khung hình phạt tù 10-20 năm.
Ông Vũ Quang Nam bị cáo buộc chủ trì cuộc họp, kết luận đồng ý chủ trương chỉ định thầu cho liên danh nhà thầu liên quan Trịnh Xuân Thanh.
"Hành vi của ông Nam đồng phạm với các bị can. Tuy nhiên, ông Nam bị ung thư phổi giai đoạn 4, thuộc danh mục bệnh hiểm nghèo nên không xem xét trách nhiệm hình sự", cáo trạng nêu.
Đối với ông Trần Ngọc Cảnh, VKSND Tối cao đánh giá cựu Tổng giám đốc PVN tham gia thực hiện công việc theo nhiệm vụ. Ông Cảnh không biết liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T thiếu năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu nên không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự. Cơ quan điều tra đã yêu cầu đơn vị chức năng xử lý kỷ luật.
- 11 bị can bị truy tố tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng: Đinh La Thăng; Trần Thị Bình; Trịnh Xuân Thanh; Vũ Thanh Hà (cựu Tổng giám đốc PVB); Phạm Xuân Diệu (cựu Tổng giám đốc PVC); Nguyễn Ngọc Dũng (cựu Phó tổng giám đốc PVC); 4 cựu cán bộ PVB Đỗ Văn Quang, Nguyễn Xuân Thủy, Khương Anh Tuấn và Lê Thanh Thái; Hoàng Đình Tâm (cựu Kế toán trưởng PVB).
- Trịnh Xuân Thanh bị truy tố thêm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cùng tội danh này, VKS truy tố Đỗ Văn Hồng (cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty dầu khí Kinh Bắc).
Xét xử vụ Ethanol Phú Thọ: 31 luật sư bào chữa cho 12 bị cáo Theo kế hoạch, ngày 8/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ - viết tắt là Dự án Ethanol Phú Thọ....