Ông Đinh Anh Huân: “Bán cổ phiếu Thế giới di động giúp tôi thực hiện được những ước mơ lớn với Seedcom”
Năm 2014, ông Đinh Anh Huân đã bán toàn bộ cổ phiếu Thế giới di động và thu về khoảng 700 tỷ đồng để tiến hành khởi nghiệp với Seedcom. Nếu nắm giữ đến lúc này, lượng cổ phiếu trên có giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.
Năm 2014, Thế giới di động (MWG) chính thức lên sàn chứng khoán và được coi là thương vụ IPO đình đám nhất vào thời điểm đó. Sau khi Thế giới di động lên sàn, một trong 5 đồng sáng lập, ông Đinh Anh Huân đã bán ra toàn bộ cổ phiếu MWG nắm giữ và được cho rằng đã thu về khoảng 700 tỷ đồng.
Số tiền không nhỏ thu về từ bán cổ phiếu đã giúp Đinh Anh Huân đủ trang trải cuộc sống, không phải lo nghĩ quá nhiều về “cơm áo gạo tiền”. Đó cũng là lúc ông rời khỏi Thế giới di động để thực hiện những điều mơ ước, tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới.
Trong khi thị trường vẫn còn đồn đoán lý do chia tay Thế giới di động, ông Huân đã âm thầm chuẩn bị cho sự tái xuất với cái tên hoàn toàn mới, Seedcom. Tên gọi của công ty lấy cảm hứng từ Seed (hạt giống trong tiếng Anh). Quả thực, hàng loạt startup lớn trong những năm qua đã được Seedcom gieo mầm, chăm bẵm như Tiki, Pizza 4P’s, The Coffee House, Juno, Eva de Eva, Haravan, Giao Hàng Nhanh, Ahamove…
Hiện tại, Seedcom là công ty tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính gồm Seedcom F&B, Seedcom Fashion, Seedcom Food Distribution, Logistic, New Retail Solutions.
Tập trung vào những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh
Những “hạt giống” mà Seedcom gieo trồng đều xuất phát từ những ước mơ. Theo chia sẻ của ông Huân, ngày làm việc ở Thế giới di động giúp ông nhận thấy vai trò lớn của công nghệ. Chỉ có công nghệ mới có thể giúp các doanh nghiệp quản lý được hàng hóa, nhân viên, tương tác, hiểu được khách hàng. Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp, làm thế nào có thể quản lý để các doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả với chi phí hợp lý, triển khai nhanh đó là điều ông Huân trăn trở. Từ đó, đã vẽ nên ước mơ xây dựng hệ thống phần mềm cho các doanh nghiệp Việt Nam với giá rẻ, hiệu quả và đó là nền tảng ra đời của Haravan.
Việt Nam là quốc gia top đầu về xuất khẩu giày dép, dệt may trên Thế giới, nhưng chủ yếu chỉ làm gia công và từ đó, ước mơ xây dựng thương hiệu thời trang bắt đầu. Trước tiên, Seedcom thử nghiêm với giày và nếu thành công sẽ tiếp tục làm sang mảng khác. Đó là lý do xuất hiện của thương hiệu giày nữ Juno. Hiện tại, Juno có 94 cửa hàng trên toàn quốc và là chuỗi giày lớn thứ 2 tại Việt Nam với năng lực cung cấp khoảng 2 triệu đôi giày mỗi năm. Từ thành công của Juno, Seedcom tiếp tục thử nghiệm các mô hình thời trang khác như Hnoss (năm 2018) và Eva de Eva (năm 2019).
Theo ông Huân, thị trường thời trang Việt Nam hiện có quy mô từ 3 – 5 tỷ USD, nhưng chưa có nhiều thương hiệu nội địa giá hợp lý. Seedcom nhận thấy cơ hội từ thị trường này và đang tập trung phát triển với mong muốn không chỉ chinh phục thị trường nội địa mà còn đưa thời trang Việt Nam ra thế giới thông qua mô hình online.
Với lĩnh vực café, ông Huân cho biết khi đi nhiều nơi trên thế giới đều thấy những chuỗi café rất thành công. Ở Mỹ có 14, 15 nghìn cửa hàng Starbuck, tại Trung Quốc cũng có cả nghìn cửa hàng Starbuck. Qua Hàn Quốc, Thái Lan cũng đều thấy những chuỗi café với hàng nghìn cửa hàng tồn tại. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia số 2 thế giới về xuất khẩu café, nhưng giá trị mang về không quá lớn do chưa xây dựng được thương hiệu.
Tại Việt Nam, giá mỗi ly Starbuck là khá đắt so với thu nhập. Từ đó, Seedcom mong muốn xây dựng chuỗi café của người Việt, với mức giá phù hợp cho người Việt và The Coffee House đã ra đời từ cuối năm 2014. Đến nay, The Coffee House đã có hơn 140 cửa hàng trên toàn quốc và được giới trẻ đón nhận với hơn 10 triệu khách hàng trong năm 2018.
Video đang HOT
Ngoài ra, Seedcom còn đầu tư vào Cầu Đất Farm, nông trại trồng trà lâu đời nhất Đông Nam Á, và cũng là nơi cung cấp café Arabica có chất lượng rất tốt cho The Coffee House.
Một lĩnh vực khác mà ông Huân chia sẻ là phân phối thực phẩm. Những năm gần đây, thu nhập người Việt đã tăng lên đáng kể và nhu cầu thực phẩm an toàn, chất lượng cao tăng lên mạnh. Từ đó, Seedcom nhận thấy cơ hội và ra đời mô hình phân phối thực phẩm nhập khẩu chất lượng cao với thương hiệu King Food.
Để vận hành các mô hình kinh doanh kể trên sẽ không thể thiếu công nghệ và đó là vai trò của Haravan. Haravan giúp xây dựng hệ thống và bán cho các doanh nghiệp, cũng như các công ty thành viên Seedcom. Ngoài ra, vai trò của Logistic là không thể thiếu với sự “trợ giúp” của Giao Hàng Nhanh, Ahamove.
Thế giới di động định giá gần 2 tỷ USD, ông Đinh Anh Huân liệu có “nuối tiếc”?
Năm 2014, Thế giới di động lên sàn chứng khoán với định giá vào khoảng 5.300 tỷ đồng. Sau 5 năm lên sàn, Thế giới di động đã có bước phát triển “thần tốc” và trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam với định giá hiện đạt gần 40.000 tỷ đồng (1,7 tỷ USD), gấp khoảng 7 lần so với thời điểm năm 2014.
Ông Đinh Anh Huân nắm giữ gần 5% cổ phần Thế giới di động vào năm 2014
Thời điểm lên sàn, ông Huân nắm giữ gần 5% cổ phiếu Thế giới di động, nhiều hơn cả Chủ tịch Nguyễn Đức Tài. Nếu ông Huân ko bán cổ phiếu thì giá trị hiện có thể lên tới 2.000 tỷ đồng (gần 100 triệu USD) và nằm trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán, đó là chưa tính đến lượng cổ phiếu ESOP mà ông có thể nhận hàng năm.
Biến động cổ phiếu Thế giới di động từ năm 2014 tới nay
Khi được hỏi “liệu có cảm thấy tiếc khi bán cổ phiếu Thế giới di động không”?, ông Huân cho biết “Tôi không có gì để nuối tiếc bởi số tiền thu được từ bán cổ phiếu đã giúp tôi thực hiện được những mơ ước lớn, những điều làm tôi hạnh phúc. Ngoài ra, nếu tính về giá trị thì tôi cho rằng Seedcom hiện lớn hơn số cổ phiếu đã bán năm xưa”.
Cũng theo chia sẻ của ông Huân, thời gian làm việc tại Thế giới di động đã mang lại cho ông nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm để tiếp bước với Seedcom. Tuy vậy, cách làm với Seedcom bây giờ khác nhiều thời còn làm ở Thế giới di động vì có quá nhiều lĩnh vực mới như Logistic, Software, thời trang, café, phân phối thực phẩm, nông nghiệp…
Trong khi Thế giới di động đang trên con đường trở thành “đại gia” trong ngành bán lẻ Việt Nam, Seedcom cũng đang có những bước tiến mạnh mẽ và là nơi “ươm mầm” cho hàng loạt startup đình đám của Việt Nam. Có lẽ ông Huân cũng đang rất hạnh phúc trên con đường của riêng mình.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Quý bà Việt chơi tỷ USD ở thượng đỉnh, kiếm vài ngàn tỷ tiền lãi
CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục thu về nhiều ngàn tỷ đồng mỗi quý từ những thương vụ tỷ USD đình đám trong các hội nghị thượng đỉnh trước đó, bất chấp áp lực cạnh tranh gia tăng trong lĩnh vực hàng không.
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2019 với lợi nhuận tăng trưởng khá ấn tượng bất chấp áp lực cạnh tranh bắt đầu gia tăng.
Trong quý 1/2019, doanh thu của VJC tăng gần 9% lên trên 13,6 ngàn tỷ đồng, trong đó doanh thu từ vận chuyển hành khách đạt hơn 7,2 ngàn tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động phụ trợ hơn 2,6 ngàn tỷ đồng và một mảng mới khá đặc biệt: doanh thu từ chuyển giao sở hữu, quyền sở hữu và thuê tàu bay đạt gần 3,6 ngàn tỷ đồng.
Như vậy, đây là lần đầu tiên VietJet có doanh thu ngàn tỷ từ nhượng quyền thương mại, quyền sở hữu và thuê tàu bay. Nó bù đắp cho doanh thu từ bán và thuê lại tàu bay mà VietJet liên tục thực hiện trước đó (với doanh thu quý 1/2018 đạt gần 4,7 ngàn tỷ đồng).
Đây cũng là những khoản doanh thu rất lớn, chiếm 50-60% so với doanh thu cốt lõi: vận chuyển hành khách.
VietJet ghi nhận gần 3,6 ngàn tỷ từ quyền thương mại trong quý 1/2019
Trong quý 1/2018 VJC thu về gần 4,7 ngàn tỷ từ bán và thuê lại máy bay.
Sở dĩ VietJet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo có được những khoản doanh thu ngoài vận chuyển hành khách lớn như vậy là bởi trước đó VietJet có những hợp đồng mua buôn với số lượng lớn trước đó với các nhà chế tạo Boeing và Airbus với giá chỉ bằng khoảng 50% so với giá bán lẻ.
Hồi cuối tháng 2, trong cuộc họp hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế với thương vụ mua mới 100 máy bay Boeing.
Trước sự chứng kiến của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Vietjet ký hợp đồng 100 máy bay 737 MAX với Boeing với giá trị 12,7 tỷ USD theo giá niêm yết của nhà sản xuất. Trên thực tế, mức giá thực trả có thể thấp hơn nhiều. Boeing có thể chiết khấu lên tới 50% với các hợp lớn.
Trước đó, Vietjet cũng đã có một hợp đồng khủng, cũng 100 tàu bay B737 MAX ký với Boeing vào năm 2016. Đây cũng là thoả thuận mua bán máy bay thương mại lớn nhất trong ngành hàng không Việt Nam từ trước đến nay và cũng là lớn nhất tại châu Á với mẫu B737 MAX.
Nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo.
Hồi cuối 2018, VietJet và Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua 50 tàu bay A321neo trị giá 6,5 tỷ USD nhằm hoàn thiện Biên bản ghi nhớ (MOU) được 2 bên ký kết tại Farnborough (Anh quốc).
Một hãng hàng không khác mới ra đời cũng có những thương vụ mua bán máy bay số lượng lớn. Cũng tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã ký một hợp đồng mua thêm 10 máy bay Boeing 787s, trị giá khoảng 3 tỷ USD sau khi có thoả thuận mua 20 chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner với giá trị niêm yết là 5,6 tỷ USD trước đó. Tổng cộng Bamboo Airways sẽ mua về 30 chiếc Boeing 787, với chiếc đầu tiên sẽ về Việt Nam vào quý 3/2020.
Bên cạnh đơn hàng mới, Bamboo Airways cũng đang cân nhắc việc mua thêm 25 máy bay thân hẹp dòng 737 MAX của Boeing, với giá trị hợp đồng ước tính 2,5 tỷ USD. Bamboo Airways cho hay đang chuẩn bị để khai thác các chuyến bay tới Mỹ trong năm 2020.
Cũng hồi cuối tháng 2, theo Bloomberg, hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines tính mua 100 máy bay Boeing 737 Max. Hãng có thể mua thêm một số loại máy bay đường dài để chuẩn bị cho đường bay tới California (Mỹ), dự kiến 2 năm nữa.
Thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn với tăng trưởng ấn tượng khoảng 17%/năm trong 10 năm qua, cao hơn rất nhiều so với mức 7,9% khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo như đánh giá của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế (IATA).
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), cổ phiếu Việt Nam diễn biến trái chiều so với quốc tế. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh đã giúp VN-Index tăng điểm, trong bối cảnh các TTCK quốc tế chìm trong biển lửa do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Thanh khoản trên thị trường cũng được cải thiện. Nhóm cổ phiếu chủ chốt như Vinhomes, Sabeco, Bảo Việt, Thế Giới Di Dộng, VietJet... đều tăng giá. Nhóm ngân hàng như Vietinbank, BIDV, MBBank, HDBank, Techcombank,... tăng tốt.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo Chứng khoán Bảo Việt, sự phục hồi chỉ là nhịp hồi mang tính kỹ thuật. Vn-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm và tiến đến thử thách vùng kháng cự 966-972 điểm trong một vài phiên kế tiếp.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/5, VN-Index tăng 5,99 điểm lên 958,54 điểm; Hnx-Index giảm 0,24 điểm xuống 105,61 điểm và Upcom-Index tăng 0,1 điểm lên 55,25 điểm. Thanh khoản đạt 260 triệu đơn vị, trị giá 5,0 ngàn tỷ đồng
H. Tú
Theo vietnamnet.vn
ESOP sao cho lợi đôi đàng? Không còn là câu chuyện nội bộ, nhà đầu tư ngày càng ưu tư đến phát hành cổ phiếu ESOP ở doanh nghiệp. Theo diễn biến trên sàn chứng khoán, cổ phiếu BVH của Bảo Việt đã giảm giá nhiều phiên, tính từ ngày 24.4. Nguyên nhân được giới phân tích xác định, do lượng cổ phiếu ESOP giá rẻ, Bảo Việt phát...