Ông Đặng Ngọc Hậu được bầu giữ chức vụ Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Sơn La
Ông Đặng Ngọc Hậu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
Tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 5, HĐND tỉnh Sơn La vừa qua đã kiện toàn Thường trực HĐND, UBND tỉnh khóa XIV. Các đại biểu đã bỏ phiếu bầu ông Đặng Ngọc Hậu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng các cán bộ nghỉ hưu và nhận nhiệm vụ công tác mới.
Kỳ họp đã tiến hành biểu quyết miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XIV đối với ông Lò Minh Hùng, chuyển sang công tác Đảng và ông Nguyễn Quốc Khánh, nghỉ chế độ hưu trí; bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Đặng Ngọc Hậu; biểu quyết miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh Ủy viên UBND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với 4 người.
Các đại biểu đã bỏ phiếu bầu cử bổ sung chức danh Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh khóa XIV; biểu quyết miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV đối với bà Nhâm Thị Phương; bỏ phiếu bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Chá A Của. Kỳ họp cũng miễn nhiệm chức danh Chánh văn phòng HĐND tỉnh khóa XIV; biểu quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh đối với các đại biểu đã nghỉ chế độ./.
Video đang HOT
Sơn La: Cứng hoá đường đến trung tâm xã để phát triển kinh tế - xã hội
Đã có 96% xã, phường, thị trấn ở tỉnh Sơn La có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội, đảm bảo ATGT.
Một góc đường đến trung tâm xã Chiềng Ve, huyện Mai Sơn được cứng hóa, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Đầu tư phát triển giao thông, nâng cao đời sống nhân dân
Sơn La là tỉnh miền núi cao, biên giới phía Tây Bắc trọng yếu về an ninh quốc phòng, do đó hệ thống GTVT luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vũng ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh nói riêng và cả khu vực Tây Bắc nói chung.
Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông và đã có những có những chuyển biến tích cực, phủ kín từ trung tâm tỉnh, huyện đến các xã bản, các khu vực vùng sâu, vùng biên giới.
Những ngày đầu tháng 9/2020, có mặt tại tuyến đường nối từ thị trấn Hát Lót đi trung tâm xã Chiềng Ve, huyện Mai Sơn, ghi nhận của PV Báo Giao thông, con đường dài khoảng 20km vừa được đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng, thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế. Hai bên đường, nhiều ngôi nhà mới được bà con xây dựng, hàng quán nhộn nhịp phục vụ việc buôn bán giao thương.
Dừng lại một quán nước ven đường, PV gặp anh Giàng A Chủ, bản Nà Lằn, xã Chiềng Ve, huyện Mai Sơn. Anh Chủ chia sẻ: "Ngày xưa khi xã chưa có đường nhựa, đi lại rất khó khăn, nhất là việc chở hàng hóa đi bán. Trời mưa thì đường trơn trượt, trời nắng thì bụi bặm, đi lại vất vả, mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt, vì đường xấu, các cháu học sinh đến trường gian nan và nguy hiểm. Bây giờ, có đường mới rồi, việc đi lại của bà con dễ dàng hơn, hàng hóa bán được giá hơn, từ bản ra đến xã không mất nhiều thời gian nữa, các cháu học sinh đi học đúng giờ và an toàn hơn".
196/204 xã, phường, thị trấn ở Sơn La có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa
Ông Lò Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ve cho biết: Trước đây, khi chưa có đường, khó khăn của bà con thấy rõ, việc phát triển kinh tế- xã hội của xã cũng khó khăn hơn. Đặc thù phát triển kinh tế của xã là nông nghiệp nên hàng nông sản của người dân bị ép giá nên hiệu quả kinh tế không cao.
Đến nay, được nhà nước đầu tư xây dựng đường, diện mạo của xã Chiềng Ve thay đổi rất nhiều, người dân đi lại thuận lợi hơn, hàng nông sản của bà con bán được giá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ nghèo giảm, dân trí được nâng cao. Giai đoạn 2015 - 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 58,8%, đến nay giảm xuống còn 37,6%.
Tiếp tục đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết:"Nhiệm kỳ vừa qua, tỉnh Sơn La đã thực hiện 7 chương trình trọng tâm, trong đó phát triển kết cấu hạ tầng (có hạ tầng giao thông) được xác định là trọng tâm. Đến nay toàn tỉnh đã có 196/204 xã, phường, thị trấn (đạt trên 96%) có đường ô tô đến trung tâm được cứng hoá".
Cũng theo lãnh đạo tỉnh Sơn La, tỉnh chủ trương xác định phát triển hạ tầng giao thông là cốt lõi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Lê Hồng Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La trao đổi với PV
Đường giao thông thông suốt sẽ giúp bà con đi lại thuận lợi, đặc biệt là phục vụ hiệu quả công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn, đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng cũng như ngăn ngừa TNGT. Trong vài năm trở lại đây, tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh Sơn La đã giảm nhiều.
"Trong nhiệm kỳ tới, tỉnh Sơn La tiếp tục xác định 3 khâu đột phá, trong đó có đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, hạ tầng giao thông nói riêng; Phấn đấu cứng hóa đường đến trung tâm xã đạt 100%, định hướng phát triển hạ tầng giao thông liên xã, liên bản theo các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, tỉnh Sơn La đã đề nghị với Bộ GTVT ưu tiên bố trí nguồn lực để cải tạo, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ xuống cấp. Đặc biệt tỉnh Sơn La đang cố gắng hoàn thiện các thủ tục để đầu tư tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu", ông Minh cho biết thêm.
Được biết, hiện nay toàn tỉnh Sơn La có khoảng 20 nghìn km đường, bao gồm 10 tuyến quốc lộ dài gần 900km, 16 tuyến tỉnh lộ với chiều dài hơn 1.000km và nhiều tuyến đường huyện, xã, giao thông nông thôn.
Nhiều ổ dịch tả lợn Châu Phi chưa được khống chế tại Sơn La Tính đến nay, toàn tỉnh Sơn La có 10 xã, 29 ổ dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế và công bố hết dịch. Hiện còn 4 xã, thị trấn (Chiềng Pằn, Chiềng Sàng, Viêng Lán và Thị trấn) với 8 ổ dịch vẫn chưa được khống chế. Ông Lò Minh Hùng kiểm tra công tác phòng, chống DTLCP tại huyện...