Ông cụ 77 tuổi rong ruổi khắp đường phố xin quần áo cho người nghèo
Hơn 3 tháng nay, nhiều người dân Đà Nẵng đã khá quen thuộc với hình ảnh một ông già đi xe máy kéo theo một cái thùng nổi bật với dòng chữ: “Cũ cho – sạch cho. Người cần dùng lấy dùng”. Đó là ông đang đi gom quần áo cũ cho những người nghèo.
Ông là Nguyễn Công Long ( 77 tuổi, trú đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Với quan niệm “cũ người, mới ta”, hàng ngày, ông cụ rong ruổi trên những tuyến đường gom quần áo cũ cho người nghèo, như một chiếc cầu nối gắn kết tình thương yêu giữa người cho và người nhận.
Ông Long cho biết, trước đây ông làm tài xế xe tải. Sau này già yếu, không đủ sức khỏe nữa nên ông xin làm bảo vệ ban đêm cho một công ty tư nhân.
Hàng ngày, ông Long đi khắp các tuyến đường để xin quần áo cho người nghèo
Không phải lúc về già rồi ông mới nghĩ đến chuyện làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Trước đây, khi làm tài xế, ông cũng cùng vợ mình thường xuyên đi phát cơm từ thiện tại các bệnh viện và giúp đỡ trẻ em bị bệnh tật.
“Bây giờ già yếu, làm không ra tiền như trước nữa nên tôi mới nghĩ ra cách này để đi kêu gọi quyên góp giúp đỡ cho người nghèo”, ông Long trải lòng.
Từng đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhiều người không có quần áo mặc, trong khi đó nhưng gia đình có điều kiện lại bứt vỏ những đồ còn dùng được. Ông đã nghĩ ra cách này để những thứ đồ còn dùng được không bị vứt bỏ lãng phí mà những người nghèo lại có quần áo tốt để mặc.
Với quan niệm “cũ người, mới ta”, ông Long là cầu nối gắn kết yêu thương giữa người cho và người nhận
Ông quyết định bỏ tiền sắm chiếc xe kéo rong ruổi khắp đường phố gom quần áo cũ rồi chở đến các gia đình, các địa phương còn nghèo khó (chủ yếu là tỉnh Quảng Nam) hay các trung tâm bảo trợ xã hội để trao tận tay cho những người cần.
Mỗi ngày ông đi vòng qua nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng và cứ đến một địa điểm cố định như phía đuôi cầu Rồng, Công viên 29/3, đầu đường Phan Chu Trinh thì ông dừng lại khoảng 30 phút để chờ các nhà hảo tâm mang áo quần đến. Nếu ai có áo quần cũ ủng hộ cho người nghèo nhưng không mang đến được, chỉ cần gọi điện là ông lập tức đến tận nơi để nhận.
Một người dân đến góp quần áo cũ
Sợ người nhận mặc cảm nên quần áo sau khi thu gom về, ông Long đều giặt giũ sạch sẽ rồi xếp cẩn thận vào những chiếc túi ni lông trước khi đưa đến tay họ. Những đồ nào quá cũ không mặc được nữa thì ông bỏ ra.
“Người nghèo họ cũng có lòng tự trọng của họ. Mình tặng quần áo cũ nhưng phải làm như thế nào để khi nhận, họ cảm thấy vui, họ không thấy tự ti”, ông Long nói.
Video đang HOT
Theo ông Long, trước khi chở quần áo đến các địa phương, ông sẽ đi “tiền trạm” trước đó một ngày để khảo sát xem bà con cần bao nhiêu bộ đồ, loại gì, kích cỡ thế nào, độ tuổi, giới tính… Sau khi gom đồ, ông sẽ chọn những bộ theo yêu cầu của họ để khi ông mang đồ đến, mọi người sẽ lấy hết. “Chứ lấy không hết, bỏ tùm lum thì tôi buồn lắm”, ông nói.
Nụ cười hạnh phúc của ông Long khi giúp được những người nghèo
Công việc này như một niềm vui của ông ở tuổi già nên cả vợ và các con ông đều đồng tình ủng hộ. Những lúc cần, con cái ông cũng phụ giúp ông chuyển quần áo đến cho người nghèo. Với đồng lương bảo vệ ít ỏi 3 triệu đồng/tháng, ông trích hơn một nửa để đổ xăng, sửa xe.
Việc làm của ông, tấm lòng của ông ngày càng nhiều người biết và lan tỏa nên nhiều người đã tìm đến ông để góp quần áo.
Mỗi ngày ông đi vòng qua nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng và cứ đến một địa điểm cố định, ông lại dừng lại khoảng 30 phút để chờ các nhà hảo tâm mang áo quần đến
“Nhìn hình ảnh ông cụ chạy xe trên các tuyến phố để xin quần áo cho người nghèo thật là ấm lòng, mình cũng muốn góp. Nhà mình cũng không giàu có gì nhưng có một số đồ cũ không dùng đến nên hôm nay đưa ra đây để ông cụ chuyển đến những người cần dùng”, chị Nguyễn Phương Thảo (trú quận Hải Châu) chia sẻ.
Với mong muốn tấm lòng trao đi, nụ cười ở lại, ông Long hy vọng không chỉ là người nghèo mà bất kỳ ai thiếu đều có thể đến đây để lấy quần áo.
Chia sẻ về thời gian sắp tới, ông cụ cho hay: “Chừng này tuổi rồi không biết còn sống được bao lâu nữa, nhưng hễ còn người nghèo cần quần áo và còn có người cho quần áo thì tôi vẫn tiếp tục việc làm của mình cho đến khi nào không đi nổi nữa mới thôi”.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Nỗi lòng "mong Tết đừng đến" của đôi vợ chồng mải miết tìm con trai mất tích
Những ngày cuối năm, anh Huynh vẫn rong ruổi trên chặng đường đi tìm con. Tết càng đến, gia đình anh lại càng thấy sợ vì phải nhìn thấy cảnh người ta có con cái sum vầy.
Thời gian gần đây, hình ảnh người cha Lương Thế Huynh (42 tuổi, ngụ xã Tà Nung, Đà Lạt, Lâm Đồng) chạy xe máy có gắn tấm bảng in hình con trai 3 tuổi rong ruổi khắp nơi được nhiều người chia sẻ, đồng cảm.
Vẫn đi tìm con trong vô định
Gần 9 tháng trôi qua, anh Huynh đã dùng xe máy chạy qua nhiều tỉnh thành để tìm con trai mất tích. Ngày 30/11, trong khi bà con trong xóm anh đang tất bật chuẩn bị đón Tết, thì anh lại tiếp tục rong ruổi với chặng đường về Đắc Lắc tìm con sau khi nghe thông tin từ người dân rằng có một em bé được nhận nuôi có ngoại hình giống con trai mất tích.
Anh Huynh vẫn mải miết tìm con
Sáng ngày 1/2, qua điện thoại, anh Huynh cho biết: "Tôi vừa đến Krong Ana tối hôm kia và đã xác minh thông tin, lại vẫn không phải là con trai. Trời ơi không biết đến khi nào và biết phải tìm nơi đâu nữa", người cha than thở.
Sau khi được người dân tốt bụng cho ngủ nhờ một đêm, sáng nay anh Huynh lại tiếp tục đi ngược lên thành phố Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) với niềm tin là "mình cứ đi, mỗi một người nhìn thấy là có thêm một niềm hy vọng", anh nói.
Vẫn với xe Dreram mà anh bảo là tuy cũ nhưng máy khỏe, phái sau là tấm bảng thông báo tìm con, người cha cứ mải miết đi. Gần 9 tháng đi tìm, người và xe như hao mòn đi nhiều. Mới đây, hình ảnh anh Huynh với gương mặt ưu tư, nét khắc khổ, hao gầy cùng bao tâm trạng trong đôi mắt đã khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Anh Huynh ngủ trên ghế đá công viên trong hành trình tìm bé Vương - Ảnh: TT
Anh chia sẻ, chặng đường tìm còn rất vất vả mà đầy mù mịt. "Người ta đi đường xa vạn dặm chăng nữa mà có đích đến thì vẫn tốt, con hơn tôi đi mà không biết điều gì chờ đốn và sẽ đi đâu tiếp. Như sau khi đi Ban Mê Thuột, tôi không biết sẽ đến nơi nào nữa, nhưng chắc chắn lá chỉ về nhà vài ngày rồi lại đi", anh Huynh bộc bạch.
Đến nay, anh đã đi hầu hết các tỉnh thành ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nếu không xin ngủ nhờ được nhà dân, anh lại lựa vỉa hè, công viên ngủ. Lúc nào,anh cũng giữ trong người mấy tấm ảnh con trai. Thời gian đầu, như một quán tính, hễ cứ nghe nơi nào có thông tin là anh lại đi xác minh. "Mỗi lần chạy xe, mình đều hy vọng và chưa lần nào, niềm mong mỏi thành sự thật", anh nói.
Gần 9 tháng tìm con, chưa lần nào, niềm mong mỏi thành sự thật
Sau khi thông tin được chia sẻ rộng rãi, mỗi ngày hai vợ chồng anh Huynh, chị Yến gần như nghe điện thoại cả ngày. Nhiều khi họ mệt mỏi những vẫn ráng vì "người ta có lòng, sao mình nỡ cúp máy", chị Yến (vợ anh Huynh) chia sẻ.
Chị Yến luôn chờ nghe điện thoại báo tin
Tuy nhiên, điều kiện gia đình không thoải mái khi có nhiều trường hợp lợi dụng để câu "like", đăng những thông tin cũ, bịa đặt lên mạng khiến họ phải giải thích, xác minh đến mệt mỏi. Nhưng hiện tại, nhờ có nhiều người ủng hộ giúp đỡ về vật chất, tinh thần nên hành trình tìm con của người cha trở nên vững chãi hơn.
"Mong Tết đừng đến"
Nói về Tết, anh Huynh chỉ biết cười nhạt. "Đối với chúng tôi, ngày Tết đâu còn ý nghĩa gì nữa. Vui sao nổi khi nhìn Tết nhất nhà người ta có con cái quay quần, còn mình thì... Nhiều lúc, tôi còn mong tết đừng đến. Tôi cũng không biết ba ngày Tết có ở nhà không nữa, vì việc tìm con vẫn là trên hết", người cha nghẹn ngào.
Quả thật, tại căn nhà của hai vợ chồng ở quê vẫn đìu hiu từ ngày con trai mất tích. Bên trong nhà, không có một sự sắm sửa gì cho ngày tết, chỉ có mỗi chị Yến với con gái đầu lòng ở nhà.
Căn nhà dìu hiu, dù tết đang đến gần
Bé Hải Anh (7 tuổi, con gái đầu) chưa đủ lớn để hiểu hết nỗi đau của cha mẹ. Cô bé vẫn ngây thơ tin rằng em trai đang đi chơi nhưng "sao em đi chơi lâu về quá", bé thắc mắc. Điều ấy, càng làm làm cho chị Yến thêm phần tủi phận.
Tủi hơn, khi trong ngõ, ngoài xóm ai cũng dùng cụm từ "nhà anh Huynh mất con" để chỉ đường cho khách đến nhà. Mỗi ngày đi làm rồi lại về nhà, nhìn những bô quần áo, đồ chơi của con trai, không ít lần chị Yến gục mặt khóc vì nhớ, vì thương và vì xót con không biết đang lưu lạc nơi nào.
Bé Hải Anh vẫn nghĩ là em trai di chơi chưa về
Từ ngày Vương mất tích, ngôi nhà chẳng còn tiếng cười, hai vợ chồng không tha thiết làm gì nữa, chỉ chầu chực bên điện thoại mong ai báo tin tốt lành đến với họ. Gần 8 tháng chờ tin con, nhiều khi chị cũng nghĩ đến trường hợp xấu nhất. "Nhưng nếu cháu có mất thì cũng phải tìm thấy xác...", người mẹ mếu máo.
Trước đó, ngày 21/6, anh để con trai út Lương Thế Vương (sinh năm 2012) chơi một mình trong nhà, còn anh đi cho cá ăn ở ngoài vườn. Lúc này cửa cổng vào nhà vẫn mở, nhưng từ ao cá nhìn vào nhà bị khuất bởi vườn cà phê.
Những tờ rơi được chuẩn bị mong tìm lại con trai
Tầm 5 phút sau, anh Huynh nghe tiếng kêu "Bố ơi, bố ơi", nghĩ con chờ lâu gọi nên anh nói lớn "Bố đây, đợi xíu bố vào ngay". Chưa đầy một phút sau, lại nghe tiếng con kêu "Bố ơi, cứu con với", anh mới thả chậu cám cho cá ăn xuống vội chạy vào nhà thì đã không thấy con đâu.
Tìm khắp nhà rồi ra ngoài đường, sang hàng xóm lân cận nhưng vô vọng, tới chiều tối vợ chồng anh mới báo tin cho Công an TP Đà Lạt hỗ trợ. Nhưng từ đó tới nay đã 8 tháng, vụ cháu bé mấy tích vẫn chưa tìm ra manh mối.
Theo Đọc báo/Trí thức trẻ
Cha bé trai mất tích ở Đà Lạt: "Còn sống tôi còn tìm con"1 Ông Lương Thế Huynh đã rong ruổi khắp nhiều tỉnh thành để tìm con thơ bị mất tích, nhưng tất cả vẫn đang trong vô vọng. Sáng 21.1, ông Lương Thế Huynh (42 tuổi), cha của cháu trai Lương Thế Vương (3 tuổi) bị mất tích hồi giữa năm 2015, cho biết, tính tới thời điểm này cháu Vương đã mất tích gần...