Ông chủ Xúc xích Đức Việt: Tôi cay đắng khi tin tưởng vào Thành Đô và SHB, bỏ 600 tỷ đồng vào ‘một giỏ’
Đến nay, ông Mai Huy Tân cho biết vẫn chưa được nhận lại tài sản của mình ở dự án Cocobay Đà Nẵng để tự kinh doanh. Sau 4 năm đầu tư vào dự án Cocobay Đà Nẵng, ông Tân nhận ra thứ ông nhận lại được là cảm giác cay đắng và nhiều bài học kinh nghiệm.
Trong buổi gặp mặt truyền thông mới đây, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch CTCP Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô, cho hay ông Mai Huy Tân, nhà đầu tư thứ cấp lớn nhất của dự án Cocobay Đà Nẵng với giá trị đầu tư gần 600 tỷ đồng, là “một trong những người dẫn đầu trong việc nhận lại tài sản để kinh doanh”. Ông Thành nói ông Tân là “người anh em thân thiết, yêu quý” của mình.
Tuy nhiên, ông Mai Huy Tân đã lên tiếng về một số thông tin ông Thành chia sẻ. Người Đồng Hành dẫn lại cuộc trò chuyện với người sáng lập thương hiệu Xúc xích Đức Việt và cũng là ông chủ của Công ty Nhịp Cầu Việt Đức – nhà đầu tư thứ cấp lớn nhất tại dự án Cocobay Đà Nẵng.
- Trong buổi gặp truyền thông mới đây, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch CTCP đầu tư xây dựng và phát triển Thành Đô, chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng, cho biết ông là người đi đầu trong nhóm nhận lại tài sản ở dự án này để tự khai thác kinh doanh?
- Nói theo kiểu Nam Bộ thì thông tin ông Thành đưa ra “vậy mà không phải vậy”, nghĩa là đúng mà cũng không hẳn đúng như vậy.
Trong văn bản gửi nhà đầu tư về việc hủy bỏ cam kết trả thu nhập 12%/năm tại dự án Cocobay Đà Nẵng kể từ ngày 1/1/2020, Thành Đô cam kết sẽ thanh toán đầy đủ lợi nhuận cho các chủ sở hữu đến hết ngày 31/12/2019.
Ngay sau đó, ông Nguyễn Đức Thành đã mời tôi đến trụ sở của Thành Đô tại đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Trong buổi gặp gỡ này, ông Thành đưa ra giải pháp đề nghị thanh lý 42 hợp đồng mua bán 42 bất động sản tại dự án Cocobay Đà Nẵng, đính kèm là 42 hợp đồng cho thuê mà Thành Đô đã ký và sẽ trả lại toàn bộ số tiền gốc khoảng 600 tỷ đồng mà tôi đã đầu tư từ năm 2016.
Khi đó, tôi hỏi ông Thành: “Khoản tiền thu nhập cam kết năm 2019, Thành Đô mới chỉ tạm ứng một phần nhỏ và đã thanh toán chậm 100 ngày. Số tiền Thành Đô còn nợ thu nhập cam kết còn lại của năm 2019 là 54 tỷ đồng, Thành Đô sẽ thanh toán như thế nào và vào trong thời gian bao lâu? 54 tỷ đồng còn chưa trả được thì Thành Đô lấy ở đâu ra 600 tỷ đồng nhằm thanh lý 42 hợp đồng?”. Ông Thành đã không trả lời được câu hỏi của tôi mà chỉ hứa rằng công ty đã cam kết thì sẽ trả đủ. Do đó, tôi đã quyết định lựa chọn phương án nhận lại các bất động sản đã mua tại dự án Cocobay thay vì nhận lại tiền.
Dù vậy đến nay, tôi vẫn chưa được nhận lại tài sản của mình.
Ông Mai Huy Tân vẫn chưa được nhận lại tài sản của mình. Ảnh: L.Q.
- Đối với thu nhập cam kết năm 2019, Thành Đô mới tạm ứng đợt 1 vào tháng 10/2019 khoảng hơn 20% (thời điểm tạm ứng đã trả chậm 100 ngày). Số tiền 54 tỷ đồng thu nhập cam kết còn lại đúng ra Thành Đô phải trả vào ngày 26/12/2019 nhưng đến nay vẫn chưa trả một đồng nào. Việc trả chậm này đẩy Nhịp Cầu Việt Đức và nhiều khách hàng khác vào tình trạng nợ xấu với SHB. - Ông chia sẻ Thành Đô vẫn đang nợ Nhịp Cầu Việt Đức 54 tỷ đồng tiền thu nhập cam kết năm 2019. Hiện tại Thành Đô đã xử lý khoản nợ này chưa và họ đưa ra cam kết như thế nào?
Thoạt đầu họ có đưa ra lời hứa sẽ ưu tiên trả sớm cho Nhịp Cầu Việt Đức nhưng họ không thực hiện. Sau đó họ lại đưa ra thời gian trả chậm nhất là 30/9/2020. Theo nguồn tin nội bộ có thể tin cậy, thời hạn trả thu nhập cam kết còn nợ của 2019 sẽ lui tới cuối 2020 và nguồn để trả nợ không phải từ hoạt động kinh doanh khai thác dự án khách sạn và biệt thự mà là từ 2 nguồn khác: hoặc là Thành Đô được SHB tiếp tục hỗ trợ hạn mức tín dụng mới, hoặc là Thành Đô bán được các biệt thự shop house, shop villa cũng như villa Riverside (chưa xây) để lấy tiền trả thu nhập cam kết.
Video đang HOT
Cả 2 phương án về nguồn tiền trả nợ này đều không có gì đảm bảo. Vì thế, những cam kết như vậy của Thành Đô không đáng tin, vì chúng không dựa vào nội lực của doanh nghiệp.
- Nhận lại toàn bộ 42 bất động sản mà Nhịp Cầu Đức Việt từng đầu tư ở dự án Cocobay Đà Nẵng để tự kinh doanh, ông có phải đóng thêm khoản phí nào không? Nếu có, con số cụ thể là bao nhiêu?
- Về nguyên tắc của 42 hợp đồng mua bán 42 bất động sản mà Nhịp Cầu Việt Đức đã ký với Thành Đô thì chúng tôi đã trả đầy đủ 100% giá trị. Vì thế, Thành Đô không có quyền đòi trả thêm khoản phí nào khi bàn giao lại tài sản đã bán cho Nhịp Cầu Việt Đức. Thậm chí, Nhịp Cầu Việt Đức đã trả phí bảo trì 1- 2% cho Thành Đô. Khoản phí bảo trì này dành cho việc chi phí bảo trì bất động sản của bên khai thác (tức Thành Đô), nay Thành Đô bàn giao lại thì về mặt đạo đức kinh doanh, Thành Đô phải hoàn trả lại phí bảo trì cho chủ sở hữu tự khai thác, kinh doanh.
Tuy nhiên, quá trình bàn giao 42 bất động sản mà Thành Đô đã hứa (biên bản ngày 8/1/2020) diễn biến rất chậm chạp. Phía Thành Đô chưa thực hiện được các vấn đề sổ đỏ, quy chế vận hành, dồn ghép các căn hộ để tạo thành liền khối cho chủ sở hữu và đối tác tiếp nhận để tự kinh doanh và nhiều vấn đề khác mà công ty đã biết và đã cam kết.
Do đó, những tài sản này vẫn hoàn toàn nằm trong tay Thành Đô. Điều đó gây nên bức xúc và lo lắng ngày đêm cho Nhịp Cầu Việt Đức và hàng trăm chủ sở hữu khác mà Thành Đô đã cam kết bàn giao tài sản (khoảng 200 chủ sở hữu, theo con số của Thành Đô).
- Còn việc cấp sổ đỏ cho các bất động sản của ông ở dự án Cocobay Đà Nẵng được thực hiện như thế nào? Cam kết từ chủ đầu tư ra sao?
- Theo Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, các Nghị định của Chính phủ cũng như các cam kết trong hợp đồng mua bán thì Thành Đô phải giao sổ đỏ cho người mua trong vòng 50 ngày sau khi bàn giao bất động sản. Con số 50 ngày đến nay đã thành trên 1.000 ngày nhưng Thành Đô chưa bàn giao một sổ đỏ nào cho Nhịp Cầu Việt Đức. Theo Thành Đô nói thì khó khăn nằm ở phía chính quyền Đà Nẵng, vì Thành Đô đã có đủ cơ sở pháp lý để làm sổ đỏ.
Trong buổi gặp mặt truyền thông chiều 8/5, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch CTCP đầu tư xây dựng và phát triển Thành Đô cho biết ông Mai Huy Tân là người dẫn đầu nhận lại tài sản để tự kinh doanh. Ảnh: Thủy Tiên
Nhịp Cầu Việt Đức đã làm đơn tới chính quyền Đà Nẵng và đang chờ đợi trả lời. Vì thế, chúng tôi chưa có cơ sở chắc chắn về việc Thành Đô đã hoàn thành đầy đủ cơ sở làm sổ đỏ ngay khi bán nhà cho người mua năm 2017 hay chưa. Nếu công ty đã hoàn thành thì lỗi chậm trễ sẽ thuộc về chính quyền. Còn nếu Thành Đô chưa đủ thủ tục và điều kiện làm sổ đỏ mà vẫn cam kết và bán nhà cho khách hàng thì vi phạm pháp luật này chắc chắn thuộc về Thành Đô. Cam kết cuối cùng hiện nay của Thành Đô là trong tháng 6/2020 sẽ bàn giao sổ đỏ Cho Nhịp Cầu Việt Đức. Chúng tôi đang chờ xem phía công ty có thể thực hiện cam kết như vậy hay không.
- Khoản nợ còn lại của Nhịp Cầu Việt Đức ở SHB là bao nhiêu và mức lãi suất đang được áp dụng ra sao?
- Nhịp Cầu Việt Đức ban đầu đã vay của SHB hơn 400 tỷ đồng vào cuối năm 2016, đầu năm 2017. Chúng tôi đã sử dụng thu nhập cam kết từ công ty Thành Đô để trả gốc và lãi khoảng 150 tỷ đồng. Hiện nay, dư nợ gốc và lãi phát sinh còn lại khoảng 350 tỷ. Mức lãi suất đang được áp dụng (từ 2018) là 10,4%/năm. Do Thành Đô còn nợ thu nhập cam kết 54 tỷ đồng chưa trả của năm 2019 và cắt hoàn toàn thu nhập cam kết từ 1/1/2020 nên công ty Nhịp Cầu Việt Đức bị đẩy vào tình trạng nợ xấu, hoàn toàn mất nguồn dòng tiền để trả nợ. Chúng tôi đã chủ động làm công văn đề nghị SHB giảm lãi suất, khoanh nợ và giãn nợ, đặc biệt trong tình trạng còn tồi tệ hơn nữa bởi đại dịch virus Covid-19 nhưng chưa thấy ngân hàng phản hồi.
Chúng tôi cũng chủ động phối hợp với các chủ sở hữu khác và Thành Đô để thúc đẩy quá trình bàn giao bất động sản khi các điều kiện bàn giao được các bên đồng thuận. Trên cơ sở đó, có nhà đầu tư mới sẽ tiếp nhận và đưa vào kinh doanh khai thác bất động sản này để tạo ra dòng tiền và tiếp tục trả nợ ngân hàng SHB.
- Sau khi nhận lại số bất động sản tại dự án Cocobay Đà Nẵng, ông có kế hoạch kinh doanh khai thác như thế nào?
- 24 căn boutique hotel mà Nhịp Cầu Việt Đức sở hữu tại dự án Cocobay, mỗi căn lại nằm ở một khối khác nhau. Mỗi khối boutique hotel này được thiết kế gồm 10 căn liền kề, sử dụng chung một hệ thống thang máy, thang bộ, điều hòa nhiệt độ trung tâm và dùng chung lễ tân. Vì thế, nếu tách biệt từng căn Boutique 7 tầng riêng lẻ thì chúng tôi không thể tự kinh doanh được.
Về vấn đề này, Thành Đô phải cùng các khách hàng thống nhất dồn các căn của cùng một chủ sở hữu thành một khối, để khi nhận lại tài sản về, khách hàng có thể tự quản lý vận hành được. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc này vẫn chưa được thực hiện.
Đó là chưa kể đến các căn condotel riêng lẻ, hàng trăm khách hàng cùng sở hữu các căn hộ khác nhau tại cùng một toà nhà, việc quản lý vận hành chắc chắn sẽ rất phức tạp.
Còn về việc khai thác vận hành dự án sau này, hiện Nhịp Cầu Việt Đức đã có thỏa thuận với một nhà đầu tư lớn, có uy tín và kinh nghiệm khai thác kinh doanh các tòa khách sạn trong tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng
- Sau gần 4 năm tham gia đầu tư vào dự án Cocobay Đà Nẵng, ông thấy mình nhận được những gì?
- Đây là một câu hỏi đầy chua chát đối với tôi và tôi cay đắng nhận thấy rằng tôi đã tin tưởng vào công ty Thành Đô và SHB khi bỏ trứng vào một giỏ với khoản đầu tư 600 tỷ đồng, trong đó hơn 400 tỷ đồng là tiền vay.
Giờ đây, mặc dù đã trả 150 tỷ đồng, tôi vẫn ôm một đống nợ khoảng 350 tỷ đồng. Điều tôi nhận được là một cay đắng: khi mình thiện tâm muốn đóng góp vào bất động sản du lịch, mình đã tin vào chủ đầu tư Thành Đô mà thiếu phân tích vào nguồn lực tài chính của chủ đầu tư, đã bị hào nhoáng bên ngoài của việc quảng cáo và những cam kết về lợi nhuận, tin tưởng vào tài năng quản lý, khai thác kinh doanh của Thành Đô, tin tưởng vào kinh nghiệm và kỹ năng của SHB trong việc thẩm định dự án, quản lý dòng tiền, bảo lãnh tiến độ…
Giờ đây tôi nhận thấy rằng Thành Đô, với vốn chủ sở hữu dưới 300 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính cuối 2015) là một nhà đầu tư chưa đủ năng lực khi thực hiện một dự án tới 8.000 tỷ đồng như Cocobay Đà Nẵng. Số tiền đó thực chất là tiền đi vay và tiền của khách hàng mua nhà.
Tôi cũng nhận thấy trách nhiệm của SHB không trọn vẹn như SHB đã cam kết. Tôi muốn nói những bài học cay đắng của tôi để các chủ đầu tư thứ cấp khác và những công dân Việt Nam lương thiện hãy cảnh giác để không rơi vào “bẫy” nợ như Nhịp Cầu Việt Đức và hàng nghìn chủ sở hữu khác của dự án Cocobay.
Năm 2016, sau khi bán CTCP Xúc xích Đức Việt cho doanh nghiệp Hàn Quốc, ông Mai Huy Tân thành lập Công ty Nhịp cầu Việt Đức và trở thành nhà đầu tư thứ cấp lớn nhất của dự án Cocobay Đà Nẵng. Ông Tân đầu tư 42 sản phẩm ở dự án, trong đó có 10 căn hộ condotel – nhóm nhỏ nhất trong các nhóm sản phẩm của Nhịp Cầu Việt Đức ở Cocobay Đà Nẵng, lợi nhuận cam kết 12%/năm. 2 nhóm còn lại có giá trị lớn hơn rất nhiều, gồm 8 biệt thự Naman Retreat với mức cam kết chi trả lợi nhuận 10%/năm, 24 toà khách sạn boutique hotel 7 tầng với mức chi trả lợi nhuận cam kết là 12,5%/năm.
Sau khi Thành Đô tuyên bố chấm dứt chi trả thu nhập cam kết hồi cuối năm 2019, ông Mai Huy Tân xác nhận “mắc kẹt” 600 tỷ đồng tại Cocobay Đà Nẵng. Trong 3 hướng giải quyết mà Thành Đô đưa ra nhằm giải quyết quyền lợi cho nhà đầu tư, ông Mai Huy Tân chọn giải pháp lấy lại tài sản để tự khai thác kinh doanh.
Ngân hàng rao bán cả vỏ bình gas để thu hồi nợ
Hàng loạt tài sản thế chấp như nhà đất, ôtô, dự án sản xuất, máy móc, cổ phiếu... đến cả vỏ bình gas cũng được các ngân hàng thương mại rao bán để thu hồi vốn
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH MTV Kinh doanh Dầu khí Việt Nam, với tổng dư nợ của khoản nợ tính đến đầu tháng 2-2020 hơn 32,28 tỉ đồng (trong đó dự nợ gốc là hơn 17 tỉ đồng, còn lại là lãi, phí phạt).
Tài sản bảo đảm của khoản nợ là toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư của dự án "Trạm chiết nạp gas Hải Dương" gồm các công trình, máy móc thiết bị; tài sản gắn liền với đất; 90.065 vỏ bình gas; ôtô các loại; 406.325 cổ phiếu Công ty CP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải thuộc sở hữu của ông Nguyễn D.H.... Giá khởi điểm của khoản nợ là hơn 21,1 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, BIDV chi nhánh Thành Nam (Nam Định) vừa thông báo bán đấu giá tài sản gồm máy hấp, máy chụp phim, xe đẩy khăn, dàn lô sấy là tài sản bảo đảm của Công ty CP Xuất nhập khẩu dệt may Thúy Đạt. Giá khởi điểm là 5,84 tỉ đồng, không bao gồm thuế GTGT và các chi phí liên quan quá trình chuyển nhượng...
Một dự án bất động sản ở huyện Nhà Bè được ngân hàng rao bán. Ảnh: Ngọc Ánh
Một khoản nợ "khủng" khác được BIDV rao bán nhiều lần nhưng chưa thành công là của Công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn cùng 95 khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Phú Tài (Bình Định), với tổng dư nợ hơn 2.700 tỉ đồng.
Tài sản bảo đảm của khoản nợ này gồm nhiều bất động sản ở TP HCM, trong đó có văn phòng của Thuận Thảo Nam Sài Gòn trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 trên diện tích đất 275 m2; hai khu đất tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh rộng tổng cộng 22 ha. Ngoài ra còn có 5,2 triệu cổ phiếu công ty Thuận Thảo (mã chứng khoán GTT) thuộc sở hữu của bà Võ Thị Thanh (chủ tịch HĐQT Thuận Thảo) cũng nằm trong nhóm tài sản bảo đảm.
Giá khởi điểm khoản nợ được đơn vị tổ chức đấu giá đưa ra lần này là 800 tỉ đồng, chưa bằng 30% tổng giá trị khoản nợ hơn 2.700 tỉ. Thời gian đăng ký tham gia đấu giá đến hết ngày 25-5.
Nhiều ngân hàng thương mại khác cũng đang tích cực rao bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng Agribank (công ty con của Agribank) gần đây liên tục rao bán các khoản nợ của doanh nghiệp từ bất động sản (căn hộ chung cư, nhà phố, khách sạn...) đến máy móc, thiết bị sản suất của doanh nghiệp, trị giá từ vài chục tỉ đến vài trăm tỉ đồng. Agribank còn thông báo thu giữ nhiều tài sản thế chấp là bất động sản của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại...
Một ngân hàng khác là VPBank vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là 23 ôtô các loại như Hyundai, Chevrolet, Toyota Vios, Mitsubishi, Ford... có giá khởi điểm từ 170 triệu đồng đến 1,88 tỉ đồng.
Theo các chuyên gia, dưới tác động của dịch Covid-19, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động những tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ khiến nguy cơ nợ tiềm ẩn, nợ xấu ở các ngân hàng thương mại gia tăng. Xu hướng đẩy mạnh rao bán tài sản thế chấp để xử lý, thu hồi nợ đã được các ngân hàng thương mại xúc tiến thời gian qua và tiếp tục đẩy mạnh trong bối cảnh hiện nay.
Vinamilk dự chi ngàn tỷ mua 17,5 triệu cổ phiếu quỹ Trên thị trường, sau đợt giảm mạnh về vùng 85.000 đồng/cp, hiện cổ phiếu Vinamilk (VNM) đang hồi đáng kể lên hơn 96.000 đồng/cp - tăng khoảng 14% sau 1 tháng. HĐQT CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM) vừa công bố Nghị quyết về việc mua 17,5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, tương đương 1% vốn điều lệ. Nguồn tiền mua...