Ông chủ Trung Quốc bắn hai công nhân Zimbabwe
Chủ sở hữu mỏ than người Trung Quốc Zhang Xuelin bị cáo buộc ngược đãi công nhân sau khi dùng súng bắn hai người vì họ khiếu nại tiền lương.
Hiệp hội Luật sư Môi trường Zimbabwe (ZELA) hôm 30/6 lên án các hành vi ngược đãi người lao động của các ông chủ Trung Quốc, sau khi hai công nhân Zimbabwe tại một công ty khai thác bị ông chủ Zhang Xuelin bắn bị thương. Cảnh sát thành phố Gweru, miền trung Zimbabwe, cho hay tranh chấp nổ ra hôm 21/6, khi ông Zhang, 41 tuổi, không thực hiện cam kết trả lương cho nhân viên bằng USD thay vì đồng nội tệ Zimbabwe, bị cho là mất giá.
Zhang bị tố cố gắng sa thải một số công nhân có tiếng nói nhất ở công ty, dẫn đến cãi vã. Ông chủ Trung Quốc này dùng súng bắn hai công nhân vào đùi. Một trong hai người còn bị đạn găm vào cằm, cảnh sát cho hay. Đoạn video ghi lại sự việc được đăng và chia sẻ trên mạng xã hội. Zhang bị cáo buộc tội giết người và hiện được tại ngoại.
“Vấn đề đối xử tệ với công nhân là có hệ thống và phổ biến, vụ nổ súng đã phơi bày việc ngược đãi công nhân tràn lan”, ông Shamiso Mutisi, phó chủ tịch ZELA, nói. “Tiền lương công nhân thường rất thấp và trong nhiều trường hợp, không được trả đúng hạn. Nếu ai đó cố gắng đòi quyền lợi cho công nhân và đòi hỏi, họ sẽ bị tấn công hoặc bị bắn”, ông Mutisi nói thêm. Các tổ chức nhân quyền kêu gọi giới chức Zimbabwe theo dõi chặt chẽ tình hình.
Trung Quốc tài trợ và cung cấp các khoản vay cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng trên khắp châu Phi những năm gần đây, trong đó có Zimbabwe. Tại nước láng giềng Zambia, ba ông chủ nhà máy Trung Quốc nghi bị các nhân viên bất mãn sát hại hồi tháng trước.
Video đang HOT
Vành đai Con đường của Trung Quốc sắp tới hồi kết?
Trung Quốc vẫn muốn tiếp tục những dự án thuộc Vành đai Con đường bất chấp dịch Covid-19 đang hoành hành. Tuy nhiên, các nước đối tác có vẻ ngày càng kém mặn mà với sáng kiến nghìn tỷ của Trung Quốc.
Dự án đường sắt ở Kenya thuộc Vành đai Con đường (ảnh: SCMP)
Nhiều dự án thuộc Vành đai Con đường với tham vọng rải vốn đầu tư Trung Quốc khắp châu Á, châu Phi và châu Âu đang rơi vào trì trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tuần trước, Bắc Kinh thừa nhận do Covid-19, khoảng 20% số dự án thuộc Vành đai Con đường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 30 - 40% bị ảnh hưởng một phần.
Nhiều quốc gia ở châu Phi và châu Á cho biết họ không thể tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư bằng vốn của Trung Quốc.
Tại Nigeria, dự án đường sắt trị giá 1,5 tỷ USD rơi vào trì trệ vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhiều dự án khác thuộc Vành đai Con đường ở Zambia, Zimbabwe, Algeria và Ai Cập cũng bị trì hõan vô thời hạn do sự lây lan của Covid-19.
Các dự án bị đình trệ đương nhiên sẽ phải đối mặt với nguy cơ đội vốn. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã vay hàng tỷ USD của Trung Quốc để xây cơ sở hạ tầng lại đang đề nghị Bắc Kinh xóa hoặc giãn nợ.
Trong tình huống "khó xử", Bắc Kinh đã hứa với các nước châu Phi rằng sẽ xóa các khoản vay không lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, điều này chẳng thấm là bao vì đa số các khoản nợ đối với các nước châu Phi đều có lãi suất.
Theo Đại học Johns Hopkins, tổng số vốn Trung Quốc đã đổ vào các nước châu Phi là 152 tỷ USD.
Các dự án thuộc Vành đai Con đường ở một số nước châu Á bao gồm Malaysia, Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Campuchia và Sri Lanka cũng rơi vào trì trệ. Pakistan đang "đứng ngồi không yên" khi hàng lang kinh tế trị giá 62 tỷ USD với Trung Quốc bị "đóng băng" do dịch bệnh.
Hoạt động kém hiệu quả của Vành đai Con đường cũng khiến các ngân hàng chính sách của Trung Quốc như China Exim Bank hay China Development Bank dè chừng hơn trong việc cấp vốn.
Vành đai Con đường của Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch (ảnh: SCMP)
Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến giai đoạn bùng phát mới của dịch bệnh, các dự án thuộc Vành đai Con đường sẽ tiếp tục bị gián đoạn. Nguyên nhân của điều này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến khả năng gánh nợ của các nước vay tiền từ Trung Quốc ngày càng giảm.
Bradley Parks, chuyên gia từ tổ chức nghiên cứu AidData (Mỹ), cho rằng, khi số ca mắc Covid-19 đang tăng như hiện nay, rất khó và nguy hiểm để các nước tiến hành xây dựng như trước dịch.
"Tôi cho rằng chúng ta sẽ chứng kiến trì trệ đáng kể trong việc triển khai các dự án thuộc Vành đai Con đường, đặc biệt là khi các ngân hàng Trung Quốc không muốn tiền chảy ra ngoài thêm trong tình hình hình này", ông Bradley nhận xét.
James Crabtree, giáo sư tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) cho rằng, Vành đai Con đường của Trung Quốc "có thể sắp tới hồi kết".
"Không chỉ đối mặt với áp lực thi công khi các dự án bị đình trệ, Trung Quốc còn đang thiếu tiền để chi cho những cơ sở hạ tầng đắt đỏ ở châu Phi và các nơi khác.
Các nước nghèo thì muốn xóa nợ còn người Trung Quốc thì không muốn tiền đổ ra nước ngoài thêm. Trung Quốc đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu dịch nên lẽ thường là ai cũng muốn tiền phải ưu tiên sử dụng cho nhu cầu trong nước", ông James Crabtree nhận định.
Zimbabwe thông báo tăng thêm 150% giá xăng dầu Các nhà chức trách Zimbabwe ngày 24/6 tuyên bố tăng 150% giá xăng dầu trong nước sau khi một hệ thống trao đổi tiền tệ mới ra đời khiến đồng nội tệ sụp đổ. Một trạm bán lẻ xăng dầu ở Zimbabwe Giá của một lít dầu diesel tăng 152% lên 62,77 đô la Zimbabwe (1,12 đô la Mỹ) và xăng tăng 147%...