Ông chủ Nhật Cường và chiêu trò qua mặt cơ quan chức năng
TGĐ Công ty Nhật Cường Bùi Quang Huy cho sử dụng song song hai hệ thống phần mềm. Một để dùng nội bộ, một để đối phó với các cơ quan chức năng.
Theo kết luận điều tra vụ án buôn lậu, vi phạm về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Nhật Cường , quá trình hoạt động, Tổng giám đốc Bùi Quang Huy chỉ đạo ghi chéo, hạch toán, theo dõi cho tiết, cụ thể và đầy đủ mọi số liệu kinh doanh của Công ty Nhật Cường trên hệ thống phần mềm quản lý nội bộ ERP.
Hệ thống này được sử dụng theo dõi nội bộ để che dấu hoạt động buôn lậu, hoạt động chi tiền từ hoạt động buôn lậu sang các hoạt động kinh doanh khác…
Ông chủ Nhật Cường và chiêu trò qua mặt cơ quan chức năng
Song song với việc sử dụng hệ thống phần mềm quản lý nội bộ ERP, Bùi Quang Huy chỉ đạo sử dụng hệ thống phần mềm MISA để theo dõi, hạch toán các hoạt động kinh doanh hàng hóa có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, dùng để khai báo, nộp thuế cho các cơ quan chức năng.
Kết luận điều tra cho rằng, hành vi lập, sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nói trên, để ngoài hệ thống MISA tài sản, nguồn vốn là hàng hóa mua trôi nổi trong nước, đầu tư mua sắm tài sản, đầu tư cho các hoạt động kinh doanh khác của Công ty Nhật Cường có dấu hiệu tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ tháng 6/2012, Bùi Quang Huy thành lập bộ phần mềm thuộc Công ty Nhật Cường, giao Võ Minh Hiếu làm Trưởng bộ phận.
Ngày 29/1/2016, Bùi Quang Huy thành lập Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Công ty Nhật Cường SoftWare), giao Võ Minh Hiếu làm giám đốc, đại diện pháp luật .
Bộ phận phần mềm Công ty Nhật Cường và Công ty Nhật Cường SoftWare sử dụng nguồn tiền từ các hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường để xây dựng một số phần mềm công nghệ thông tin nhằm mục đích bán cho các đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng.
Theo CQĐT, hành vi sử dụng tiền có được từ hoạt động buôn lậu sang đầu tư, kinh doanh hợp pháp (viết phần mềm để bán, đầu tư thành lập Công ty Nhật Cường Quảng Châu, mua tài sản cá nhân là ô tô, nhà ở…), nhằm biến nguồn tiền bất hợp pháp có từ buôn lậu sang dòng tiền hợp pháp, có dấu hiệu tội Rửa tiền.
Qua mặt cơ quan chức năng
Theo kết luận điều tra, bị can Nguyễn Thị Bích Hằng (Kế toán trưởng Công ty Nhật Cường) được Bùi Quang Huy giao phụ trách công tác kế toán của Công ty Nhật Cường.
Hằng sử dụng phần mềm kế toán MISA để kê khai thuế, lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế để nộp cho cơ quan thuế.
Quá trình kê khai thuế, lập sổ sách kế toán, Hằng chỉ ghi chép số liệu liên quan đến việc mua vào, bán ra hàng hóa có hóa đơn, chứng từ, có nộp thuế vào sổ sách kế toán trên phần mềm MISA.
Bị can Hằng không ghi chép số liệu liên quan đến việc mua vào, bán ra hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không nộp thuế.
Hằng không ghi chép số liệu trên ERP, nhưng được cấp quyền truy cập phần mềm ERP để xem, trích xuất các số liệu về hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường.
Bị can Hằng thừa nhận, số liệu ghi chép trên phần mềm ERP và số liệu ghi chép trên phần mềm MISA có sự chênh lệch lớn.
Có nhiều số liệu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tiền đầu tư vào các Công ty do Bùi Quang Huy thành lập… chỉ được ghi nhận trên phần mềm ERP để theo dõi nội bộ, mà không được ghi nhận trên phần mềm MISA để lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính kê khai với cơ quan Nhà nước.
Việc ghi chép không đầy đủ, để ngoài sổ sách kế toán báo cáo với cơ quan nhà nước nhiều số liệu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí… bị CQĐT cho là là vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về kế toán, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
Tài liệu do Cục thuế Hà Nội cung cấp cho thấy:
Báo cáo tài chính các năm 2014 đến hết năm 2018 thể hiện: Tổng tài sản, tổng nguồn vốn của Công ty Nhật Cường là hơn 503 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế là hơn 4 tỷ đồng.
Tại báo cáo sau thuế các năm từ 2014 đến hết 2018 thể hiện: Tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty Nhật Cường nộp ngân sách là hơn 1,3 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng, Công ty Nhật Cường nộp ngân sách là hơn 12 tỷ đồng.
Nhưng theo tài liệu trích xuất từ hệ thống phần mềm ERP của Công ty Nhật Cường lại thể hiện những con số khác.
Cụ thể, tại các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh thể hiện: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn là hơn 883 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế là hơn 8,2 tỷ đồng…
Chênh lệch về tài sản và nguồn vốn là hơn 379 tỷ đồng, chênh lệch về lợi nhuận trước thuế là hơn 3,3 tỷ đồng.
Trung tướng Lương Tam Quang: Dùng mọi biện pháp truy bắt ông chủ Nhật Cường
Lãnh đạo Bộ Công an cho biết vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng truy bắt bị can Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường).
Chiều 25/6, Bộ Công an tổ chức họp báo thông tin về tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020.
Trả lời báo chí về diễn biến vụ Nhật Cường, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang dùng mọi biện pháp truy bắt bị can Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) đề xử lý theo pháp luật.
Đồng thời, cơ quan công an vẫn tiếp tục kêu gọi Bùi Quang Huy ra đầu thú để được hưởng khoan hồng.
Theo lãnh đạo Bộ Công an, hiện Cơ quan CSĐT vẫn đang thu thập các tài liệu để xử lý.
Bị can Bùi Quang Huy - Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường hiện đã bỏ trốn.
Hồi tháng 5/2019, Bộ Công an khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) cùng 8 bị can khác về các tội Buôn lậu và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, Huy không có mặt tại nơi cư trú nên công an truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với bị can này.
Tổng giám đốc Nhật Cường được xác định cầm đầu đường dây buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán tài chính để ngoài sổ sách hàng nghìn tỷ đồng doanh thu.
Mở rộng điều tra, đầu tháng 7, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Quang Huy về tội Rửa tiền.
Tháng 11/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bổ sung vụ án hình sự về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và các đơn vị có liên quan.
Trong số những người bị bắt sau đó có ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và bà Phạm Thị Thu Hường, Chánh văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cũng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng khi cảnh sát điều tra vụ án này.
Ngoài ra, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế cũng khởi tố bổ sung tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng đối với bị can Bùi Quang Huy.
Video: Bộ Công an lên tiếng về việc ông chủ Nhật Cường bỏ trốn
Buôn lậu điện thoại từ Trung Quốc, ông chủ Nhật Cường đút túi hơn 221 tỷ đồng Từ năm 2014 đến 2019, Bùi Quang Huy và các đồng phạm buôn lậu hơn 255.000 sản phẩm điện thoại, thiết bị điện tử, thu lợi bất chính hơn 221 tỷ đồng. Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQĐT) Bộ Công an ra vừa kết luận, đề nghị viện kiểm sát truy tố 15 bị can trong vụ án "Buôn lậu", "Rửa tiền"...