Ông chủ Facebook sắp mở cửa hàng quần áo kỹ thuật số nhằm chinh phục ‘vũ trụ ảo’
Theo ông Mark Zuckerberg, những trang phục ảo sẽ được thiết kế bởi các thương hiệu thời trang Balenciaga, Prada, Thom Browne… và có giá thấp hơn nhiều so với những bộ trang phục thật của các nhà thiết kế đó.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: Bloomberg
Mark Zuckerberg- Giám đốc điều hành Meta Platforms, sở hữu mạng xã hội Facebook, cho biết tập đoàn này chuẩn bị tung ra một cửa hàng quần áo kỹ thuật số, nơi người dùng có thể mua các trang phục ảo để thiết kế cho hình ảnh đại diện (Avatar) của họ.
Ông Zuckerberg cho biết, những trang phục ảo sẽ được thiết kế bởi các thương hiệu thời trang Balenciaga, Prada, Thom Browne và trong tương lai sẽ có thêm nhiều thương hiệu thời trang khác.
Phát ngôn viên của Meta cho biết, những trang phục này sẽ có giá từ 2,99 USD đến 8,99 USD, thấp hơn nhiều so với những bộ trang phục thật của các nhà thiết kế đó. Ví dụ, chiếc túi da đà điểu Matinee thực sự của Prada được bán với giá 10.700 USD.
Zuckerberg cho biết, ông hy vọng xây dựng cửa hàng thời trang kỹ thuật số này thành một thị trường mở, nơi các nhà phát triển có thể tạo và bán nhiều loại quần áo ảo.
Video đang HOT
Avatar nổi lên như một cách để Meta liên kết danh tính người dùng trên Facebook, Instagram và các dịch vụ khác của họ, vì tập đoàn này đang ngày càng gắn kết các nền tảng đó với nhau và và hướng tới việc xây dựng một “”metaverse” ( vũ trụ ảo), nơi người dùng có thể nhập vai vào thế giới kỹ thuật số để chia sẻ, kết nối. Tính năng này của Facebook hỗ trợ người dùng tạo phiên bản hoạt hình 3D của chính mình, tương tự như Memoji của Apple, hay Bitmoji của Snapchat. Sau khi tạo ra, người dùng có thể sử dụng phiên bản hoạt hình của mình làm ảnh đại diện, làm sticker, biểu tượng cảm xúc trong phần bình luận hoặc chat.
Meta cho biết, người dùng thực tế ảo có thể thiết lập hình đại diện để chơi trò chơi điện tử, tham gia các lớp tập thể dục và tham gia các cuộc gọi hội nghị, mặc dù ban đầu trang phục kỹ thuật số sẽ chỉ có trên Facebook, Instagram và Messenger.
Thông báo này được đưa ra sau khi Meta đang nỗ lực cải thiện các hình đại diện của mình khi tiếp tục đầu tư vào việc xây dựng “metaverse”. Đầu năm nay, Meta đã đưa ảnh đại diện 3D lên Instagram và tung ảnh đại diện cập nhật lên Facebook và Messenger. Bản cập nhật đã mang lại nhiều biểu cảm, khuôn mặt, tông màu da và thiết bị trợ năng hơn cho hình đại diện.
Mỹ, Trung Quốc chạy đua quân sự hóa vũ trụ ảo Metaverse
Trong một lĩnh vực cạnh tranh mới xuất hiện giữa Mỹ và Trung Quốc, cả hai siêu cường đang coi vũ trụ ảo - Metaverse như một "miền" quân sự tranh chấp mới.
Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh để giành lợi thế quân sự trong Metaverse. Ảnh: Twitter
Theo trang Asia Times, sự cạnh tranh giữa các siêu cường đang mở rộng sang vũ trụ ảo (Metaverse), nơi Mỹ có lợi thế về công nghệ nhưng Trung Quốc tin rằng họ vượt trội về mặt văn hóa.
Vũ trụ ảo là một thế giới kỹ thuật số được tạo ra nhờ sự phát triển của internet, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường, kết hợp nhiều khía cạnh của truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến và tiền điện tử.... Hiện tại, không có một metaverse thống nhất duy nhất mà là sự phân mảnh của nhiều metaverse được tạo ra bởi các công ty và lập trình viên khác nhau.
Trong khi khái niệm và công nghệ vẫn còn sơ khai, metaverse có nhiều ứng dụng quốc phòng đa dạng và quan trọng, từ huấn luyện, lập kế hoạch và mô phỏng nhiệm vụ, thiết kế vũ khí và thậm chí cả hoạt động chiến đấu. Tiềm năng đó đã đưa Mỹ và Trung Quốc vào một lộ trình đụng độ trong thế giới ảo.
Trong một bài báo được xuất bản vào tháng trước trên tạp chí Hiệp hội Chuyên gia Không gian mạng Quân sự, chuyên gia Josh Baughman từ Đại học Quốc phòng (Mỹ) đã viết rằng, Trung Quốc coi metaverse như một phương tiện cung cấp một "không gian nhận thức song song, kết hợp các kịch bản chiến đấu kỹ thuật số thực tế ảo, nơi chiến tranh nhận thức có thể được nâng cao một cách hiệu quả và nâng cấp với tốc độ nhanh. "
Ông Baughman nói thêm rằng một cuộc tấn công vào metaverse của đối thủ có thể "ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức và việc ra quyết định hành động của đối thủ". Ông cho rằng Trung Quốc đánh giá Mỹ đi xa hơn trong công nghệ vũ trụ ảo nhưng họ tự cho mình vượt trội nhìn từ quan điểm thực chất và văn hóa .
Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang đặt cược lớn vào metaverse. Ảnh: Wackomka
Lấy ví dụ về ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc, ứng dụng đình đám khắp hành tinh và đang nhanh chóng giành thị phần từ Facebook của Mỹ, ông Baughman nhấn mạnh cách tiếp cận dựa trên cơ sở của Trung Quốc đối với các miền mới nổi.
Ông viết "Trung Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ cạnh tranh trong metaverse", khi lĩnh vực mới nổi này cuối cùng trở thành sự phản ánh của xã hội thực đồng thời làm mờ ranh giới giữa Internet và thực tế, từ đó đặt ra những câu hỏi quan trọng về đạo đức và pháp lý về việc nó nên được quản lý như thế nào.
Khái niệm vũ trụ ảo dựa trên những ý tưởng về mô phỏng và siêu thực, như nhà triết học người Pháp Jean Baudrillard lần đầu tiên giải thích.
Dựa trên tư tưởng của Baudrillard, trong bối cảnh quốc phòng và an ninh, metaverse có thể mô hình hóa chính xác mức độ phức tạp của những kinh nghiệm con người cần có trong các hoạt động quân sự đương đại. Do đó nó đặt ra câu hỏi về việc liệu các tiêu chuẩn có thể được áp dụng vào quá trình phát triển của metaverse và liệu các vũ trụ ảo có phản ánh những thành kiến của con người trong thực tế mô phỏng của chúng.
Một vũ trụ ảo dựa trên các hệ thống mô phỏng quân sự. Ảnh: Defense Advancement
Metaverse có thể được ví như một môi trường quân sự được kiểm soát, trong đó nhiều biến số có thể được kiểm soát với mức độ chính xác cao..
Mặc dù việc sử dụng công nghệ metaverse trong huấn luyện có thể cho phép binh sĩ và sĩ quan hình dung rõ hơn các hoạt động trong một không gian tích hợp, nhưng ngạn ngữ có câu: "Không có kế hoạch nào tồn tại khi tiếp xúc với thực tế" - nghĩa là không có metaverse nào thay thế được nhận thức tình huống thật và ra quyết định theo bản năng, dựa trên nắm bắt tức thì về các tình huống quan trọng.
Đồng thời, sự xuất hiện của một vũ trụ ảo duy nhất như một miền riêng biệt đặt ra câu hỏi liệu các quy tắc có thể được ban hành trên thực tế để quản lý việc sử dụng nó trong quân đội hay không; cũng như tính chất mở của Internet có thể khiến việc ban hành các quy chuẩn chung trong việc áp dụng và sử dụng metaverse là vô cùng khó khăn.
Hơn nữa, có những câu hỏi về việc liệu các vũ trụ ảo có thúc đẩy những thành kiến đạo đức nhất định trong việc mô phỏng thực tế hay không. Giống như với AI, các bên liên quan trong việc phát triển công nghệ vũ trụ ảo có thể in sâu thành kiến của họ vào công nghệ, tạo ra một thực tế ảo khuếch đại sự bất bình đẳng về xã hội, chính trị và sắc tộc, có khả năng trở nên sâu sắc hơn khi các hệ sinh thái metaverse phát triển mạnh, và ranh giới giữa ảo và thực dần dần mờ đi
Nhà đầu tư bỏ cả triệu USD mua đất trong vũ trụ ảo Đại dịch COVID-19 đang tạo ra một cơn sốt đất ảo ít được biết đến. Ảnh minh họa: Coincu News Theo CNBC, một số nhà đầu tư đang trả hàng triệu USD để mua các lô đất - không phải ở New York hay Beverly Hills (Mỹ). Trên thực tế, các mảnh đất này không tồn tại trên Trái đất. Các miếng đất...