Ông chủ đứng sau doanh nghiệp vừa trúng thầu dự án 92,2ha ở Đồng Nai là ai?
Với việc chi hơn 3.060 tỷ đồng, Công ty Hà An đã trúng đấu giá dự án quyền sử dụng đất khu dân cư 92,2ha tại Đồng Nai. Ông chủ đứng sau Công ty Hà An là ai mà có tiềm lực lớn như vậy?
Ngày 23/8, trả lời PV ông Nguyễn Đồng Thanh – giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai cho biết, Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An (Công ty Hà An) là đơn vị đã trúng giá với mức giá là hơn 3.060 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty Hà An mới được thành lập vào tháng 2/2018 với vốn điều lệ ban đầu là 242 tỷ đồng, đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Đức Lâm.
Tháng 8/2018, Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (Mã CK: DXG) đã nhận chuyển 99,99% cổ phần của Hà An.
Thời điểm đó, Phó Tổng Giám đốc Trần Công Luận được ủy quyền thực hiện đam phán, ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng và các công việc khác có liên quan theo quy định của pháp luật và điều lệ Công ty.
Tháng 6/2019 (trước thời điểm nộp hồ sơ đấu giá dự án 92,2ha), Công ty Hà An có đợt tăng vốn khủng lên 2.202 tỷ đồng và Chủ tịch HĐQT công ty là ông Trần Công Luận.
Báo cáo tài chính riêng giữa niên độ của Đất Xanh Group thể hiện, đến 30/6/2019, Công ty đã đầu tư 2.365 tỷ đồng vào Công ty Hà An, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018.
Cũng trong tháng 6/2019, HĐQT DXG đã đưa ra 3 Nghị quyết chuyển nhượng cổ phần 3 công ty con cho Công ty Hà An. Đồng thời, HĐQT DXG đã thông qua Nghị quyết góp vốn mua cổ phần đợt phát hành thêm để tăng vốn điều lệ cho Hà An. Sau khi tăng vốn, DXG nắm 99,99% vốn điều lệ Hà An.
Theo đó, DXG sẽ chuyển nhượng 99,91% tỷ lệ sở hữu Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hà Thuận Hùng, tương đương vốn góp 295,74 tỷ đồng cho Hà An. Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hà Thuận Hùng được biết đến là đơn vị từng thực hiện dự án Chung cư Phú Gia Hưng Apartment.
Video đang HOT
Ngoài ra, DXG sẽ chuyển nhượng 712,5 tỷ đồng vốn góp, tương đương tỷ lệ 75% sở hữu Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn Riverside – công ty liên doanh với Công ty Địa ốc Sài Gòn (nắm 25% vốn), đây là đơn vị thực hiện dự án SaigonRes Riverside.
Cùng với đó, DXG cũng chuyển nhượng 1,1 triệu cổ phần Công ty cổ phần In Nông nghiệp, tính theo mệnh giá gần 111 tỷ đồng, đây vốn là dự án Opal Tower – Dự án Chung cư – Văn phòng – Trung tâm thương mại. Dự án sở hữu vị trí đắc địa, ngay tại mặt tiền của đường Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Tập đoàn Đất Xanh do ông Lương Trí Thìn sáng lập vào năm 2003. Đến năm 2009, Đất Xanh chính thức niêm yết sàn chứng khoán với mã DXG.
Ngoài môi giới bất động sản, Đất Xanh còn là chủ đầu tư nhiều dự án như: Sunview 1, Sunview 2 (Thủ Đức); Phú Gia Hưng Apartment (quận Gò Vấp); Khu đô thị Suối Son ở Giang Điền, Đồng Nai (Đất Xanh góp vốn)…
THỦY TIÊN
Theo doisongphapluat.com
ITA và PTL chưa hết rối ren
Cuối tháng 6, một số doanh nghiệp mới tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019. Hầu hết các đại hội muộn đều chất chứa tâm trạng bức xúc từ cổ đông, nhóm cổ đông.
Đại hội ITA: Chủ tịch tiếp tục vắng mặt
Tại Đại hội cổ đông của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA), các cổ đông đã rất bức xúc: "Không thể chấp nhận một doanh nghiệp mà cả bốn, năm năm trời vắng mặt Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đây là một phần "linh hồn" của cổ phiếu". Một cổ đông bức xúc và cho rằng, muốn cổ phiếu có "linh hồn" thì bản thân người dẫn dắt phải trực diện và phải biểu hiện được giá trị của nó.
Năm nay là năm thứ 6 bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị ITA vắng mặt tại Đại hội đồng cổ đông với lý do "lịch làm việc dày đặc"
Đây là năm thứ 6 bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị ITA vắng mặt tại Đại hội đồng cổ đông với lý do "lịch làm việc dày đặc". Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) - em trai bà Yến - điều hành Đại hội thay nhiều năm nay.
Ông Tâm cho rằng, giá cổ phiếu đi theo kết quả kinh doanh, nhưng mấy năm vừa qua, kết quả kinh doanh của ITA không cao nên cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề. Đối với công ty niêm yết, kết quả kinh doanh mới là điều quan trọng và nó sẽ phản ánh vào thị giá cổ phiếu.
"Các hợp đồng cho đến nay đã rất tốt, lợi nhuận kỳ vọng năm nay khả năng đạt được. Tôi tin lúc đấy cổ phiếu mới chuyển động", ông Tâm nói.
PTL: Cổ đông phản ứng với nhiều nội dung
Nếu như đại hội cổ đông những năm trước của CTCP Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí (Petroland, mã PTL) không quá sôi động, vì tình hình hoạt động của Công ty bết bát, thua lỗ, nhưng đại hội năm nay lại khác.
Cổ đông lớn Đinh Việt Thanh, Thành viên Hội đồng quản trị Petroland, sở hữu 13,3 triệu cổ phần, tương đương 13,58% cổ phần Petroland đã đưa ra 3 kiến nghị, trong đó có 2 nội dung đáng chú ý là tăng vốn thêm ít nhất 500 tỷ đồng và yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Petroland tại CTCP Dầu khí Thăng Long cho CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG).
Một số cổ đông khác cũng cho rằng, việc chuyển nhượng dự án của Petroland là hoàn toàn sai trong việc định giá và quy trình đấu giá cổ phần Nhà nước theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
"Tôi chưa thấy bất cứ hoạt động chuyển nhượng nào mà đơn vị chuyển nhượng đứng ra bao luôn tiền sử dụng đất cho đối tác sau khi đã ký hợp đồng như trường hợp của Petroland", cổ đông Phạm Hữu Hiền phát biểu.
Cổ đông này ước tính số tiền Petroland sẽ phải đóng tiền sử dụng đất cho dự án đến 500 tỷ đồng.
Ông Hiền đang đại diện cho cổ đông lớn nắm hơn 5,2% vốn tại Petroland cũng yêu cầu xem xét tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Bùi Minh Chính khi để Công ty suy kiệt như hiện nay và đề nghị tổ chức bầu lại Hội đồng quản trị.
Cổ đông Minh Khanh, tham gia đầu tư vào Petroland khá lâu (khoảng năm 2011) cũng cho rằng, toàn bộ dự án của Petroland xưa nay đều lỗ, đều bán với những cái giá rất hời. Hiện tất cả lãnh đạo của Petroland đều là lãnh đạo Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC).
"Từ đó đến giờ, họ đã cho thấy là những người không có tâm huyết. Công ty có rất nhiều đất đai giá trị nhưng giờ đã lỗ gần 300 tỷ đồng. Nếu phải xử lý hợp đồng với Đất Xanh phải mất thêm tầm 500 tỷ đồng nữa thì chắc chắn Công ty phá sản", ông Minh Khanh nói.
Cổ đông này bức xúc: "Tôi yêu cầu PVC hãy để những người mới có năng lực điều hành Công ty. Để vực dậy Công ty, tôi tha thiết cầu mong PVC lui về phía sau, chứ để cổ phiếu PTL vô vọng như ngày nay là không thể chấp nhận được. Và cũng để không thất thoát tài sản nhà nước".
Trái lại, cổ đông lớn PVC, sở hữu 36,42% vốn Petroland không đồng ý các ý kiến của nhóm cổ đông Đinh Việt Thanh về việc đưa nội dung huỷ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần CTCP Đầu tư Dầu khí Thăng Long cho Tập đoàn Đất Xanh và các kiến nghị khác vào chương trình nghị sự.
"Chúng ta đều là cổ đông, không nắm rõ tình hình và không thể phản bác các hoạt động của Hội đồng quản trị, thuộc về thẩm quyền về cơ quan pháp luật. Đó là lý do PVC không đồng ý thông qua việc hủy hợp đồng mua bán đất cho Tập đoàn Đất Xanh", đại diện PVC nói.
Đại hội chỉ thông qua được chỉ tiêu doanh thu 59 tỷ đồng và bỏ ngỏ kế hoạch lợi nhuận. Những lý giải của lãnh đạo Petroland về hoạt động chuyển nhượng dự án vẫn chưa thoả mãn được các cổ đông.
Hiện cổ phiếu PTL đang nằm trong diện bị kiểm soát do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 2017 âm. Nếu năm 2019, PTL tiếp tục thua lỗ thì sẽ bị huỷ niêm yết bắt buộc. Khi đó, chắc chắn những cổ đông nắm giữ cổ phiếu PTL còn "đau lòng" hơn rất nhiều.
Nhã An
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cung đường sở hữu các dự án bất động sản cao cấp Được mệnh danh là tuyến đường nội đô đẹp nhất TP HCM, kết nối nhanh sân bay Tân Sơn Nhất với quốc lộ 1A, kể từ khi đưa vào hoạt động, đại lộ Phạm Văn Đồng đã trở thành "đòn bẩy" thúc đẩy sự phát triển rầm rộ của thị trường bất động sản khu Đông Bắc. BĐS khu Đông "lên hạng" nhờ...