Ông chủ chuỗi cửa hàng cà phê lĩnh 12 năm tù
Tuấn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng vào một chuỗi cửa hàng cà phê với hi vọng mang lại lợi nhuận.
Tuy nhiên sau đó, do dịch COVID – 19 bùng phát, hàng quán phải đóng cửa, không có doanh thu nên Tuấn đã đi lừa đảo bán đất và phải trả giá đắt.
Ngày 21/3, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Hữu Tuấn (SN 1983, trú tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2019, Tuấn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng vào một chuỗi cửa hàng cà phê với hi vọng mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên sau đó, do dịch COVID – 19 bùng phát, hàng quán phải đóng cửa nên chuỗi cửa hàng của Tuấn không có doanh thu.
Bị cáo Tuấn tại phiên tòa ngày 21/3.
Video đang HOT
Thời điểm đó, do rất cần tiền để trang trải nợ và chi tiêu nên Tuấn nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuấn nói với anh Nguyễn Đức Phú (SN 1992, quê Hải Phòng) rằng, Tuấn có suất đất ngoại giao ở khu vực quận Tây Hồ (Hà Nội) đang là đất nông nghiệp nên có giá 60 triệu/m2. Khi làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giá đất sẽ tăng gấp 3 lần.
Để tạo niềm tin, Tuấn xin một bộ hồ sơ kỹ thuật thửa đất, rồi tự điền tên mình vào mục người sử dụng. Sau đó, Tuấn chụp ảnh gửi anh Phú để khẳng định, đây là mảnh đất xen kẹt, rộng 100m2.
Tháng 4/2020, Tuấn đưa anh Phú tới khu vực đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (quận Tây Hồ), rồi chỉ khu đất trống đang quây tôn xung quanh và nói mảnh đất của mình nằm bên trong. Tuấn muốn bán mảnh này giá 6 tỷ đồng và đề nghị anh Phú đưa trước 2 tỷ để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đóng thuế…
Tin tưởng Tuấn nên sau đó anh Phú đã chuyển cho Tuấn số tiền trên với nội dung: “Nhờ anh Tuấn mua đất hộ”. Một năm sau, anh Phú thấy vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất trên nên hỏi Tuấn thì anh ta trốn không gặp nên anh Phú trình báo sự việc tới cơ quan công an.
Sau khi bị tố giác hành vi gian dối, Tuấn đã hoàn trả 2 tỷ đồng cho anh Phú. Dù vậy, do hành vi của Tuấn đã cấu thành tội phạm nên Tuấn vẫn bị khởi tố điều tra và bắt tạm vào tháng 8/2023. Quá trình điều tra, anh Phú có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho Tuấn.
Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Tuấn thừa nhận hành vi phạm tội như bản án đã xác định và xin giảm nhẹ hình phạt
Nhiều bị cáo gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Ngân hàng SCB nhưng chỉ bị đề nghị mức án treo
Tại phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, ngoài bị cáo Lan và nhiều đồng phạm chủ chốt bị đề nghị mức án nghiêm khắc, VKS còn đề nghị mức án treo đối với 15 bị cáo.
Bị cáo Lan tại phiên tòa ngày 20/3.
Cụ thể, Đại diện VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Anh Phước (nguyên là Thành viên Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư Trung Ương, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc Ngân hàng SCB Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch) bị đề nghị xử phạt về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Bị cáo Phước đã giúp sức cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu thiệt hại đặc biệt lớn. Từ ngày 19/9/2014 đến ngày 12/02/2018, bị cáo Phước đã ký hợp thức hồ sơ của 31 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 16.583.933.231.624 đồng.
Đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Bị cáo Lưu Chấn Nguyên, tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" bị đề nghị mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Cáo trạng nêu rõ, Lưu Chấn Nguyên với vai trò là Giám đốc Ngân hàng SCB Củ Chi, đã giúp sức cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn. Từ ngày 21/9/2018 đến ngày 26/12/2019, Lưu Chấn Nguyên đã ký hợp thức hồ sơ của 27 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 28.399.844.763.162 đồng.
VKS cũng đề nghị xử phạt bị cáo Uông Văn Ngọc Ẩn về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Uông Văn Ngọc Ẩn nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt lớn. Từ ngày 25/7/2012 đến ngày 11/12/2012, Uông Văn Ngọc Ẩn đã ký hợp thức 70 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền là 2.184.997.491.588 đồng. VKS còn đề nghị xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Phương Loan (nguyên là Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB) về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.
Bị cáo Phạm Thu Phong (nguyên Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng SCB) cũng bị đề nghị xử phạt về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Trong thời gian là Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng SCB, từ ngày 20/11/2012 đến ngày 26/12/2018, Phạm Thu Phong đã buông lỏng quản lý, không thực hiện đầy đủ, đúng chức năng nhiệm vụ quy định của Ban Kiểm soát và Trưởng Ban Kiểm soát, thiếu kiểm tra giám sát hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng SCB nên đã không phát hiện được, ngăn chặn kịp thời, có biện pháp xử lý đối với các sai phạm của Ngân hàng SCB trong việc hợp thức hồ sơ cho vay, giải ngân 403 khoản vay để bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 90.317.093.032.112 đồng.
Bị cáo Nguyễn Huỳnh Lan Chi (cựu Giám đốc Phòng Tái thẩm định Ngân hàng SCB) cũng bị đề nghị xử phạt về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Theo cáo trạng, Nguyễn Huỳnh Lan Chi với các vai trò là Phó Giám đốc phụ trách Phòng Tái thẩm định, Giám đốc Phòng Tái thẩm định, Thành viên Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư Hội sở Ngân hàng SCB, đã giúp sức cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn. Từ ngày 23/12/2015 đến ngày 9/2/2018, Chi đã ký hợp thức hồ sơ của 83 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 18.282.357.246.771 đồng.
Kế đến là bị cáo Trần Thị Kim Ngân bị đề nghị xử phạt về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Trần Thị Kim Ngân là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thiên Phú, đã thỏa thuận, thống nhất với Trần Văn Nhị về việc phát hành chứng thư thẩm định giá ghi lùi ngày, nâng giá trị tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng SCB để Ngân hàng SCB đưa vào hợp thức hồ sơ thế chấp, hồ sơ vay vốn. Từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020, bị cáo Ngân ký phát hành 2 Chứng thư Thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản và ghi lùi ngày phát hành chứng thư để Ngân hàng SCB đưa vào hợp thức hồ sơ thế chấp, hồ sơ vay vốn, giải ngân cho 65 khách hàng. Các khoản vay trên có tổng dư nợ tính đến ngày 17/10/2022 là 127.384.417.850.190 đồng. Hành vi của bị cáo Ngân gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 110.064.140.771.180 đồng
Luật sư của bà Trương Mỹ Lan đề nghị xem xét lại tội danh tham ô tài sản Luật sư của bà Trương Mỹ Lan cho rằng cần xem xét, đánh giá về nguyên nhân và bối cảnh thân chủ của mình tham gia vào việc hợp nhất ba ngân hàng. Ngày 20-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác trong vụ án xảy...