Ông chủ Big C muốn huy động 2,4 tỷ USD để trả nợ, mở rộng kinh doanh
Central Retail đang lên kế hoạch huy động vốn 2,4 tỷ USD trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Đây sẽ là thương vụ IPO lớn nhất lịch sử Thái Lan.
Deal Street Asia đưa tin Central Group chuẩn bị IPO Central Retail, công ty bán lẻ lớn nhất Thái Lan. Với tổng giá trị chào bán khoảng 72,7 tỷ baht (tương đương 2,4 tỷ USD), đây sẽ là thương vụ IPO lớn nhất lịch sử Thái Lan.
Central Retail ấn định giá IPO trong phạm vi 40-43 baht/cổ phiếu. Các nhà đầu tư quốc tế sẽ sở hữu 44,6% IPO nếu giá bán ra là 40 baht và 41,6% nếu ở mức 43 baht. Trong khi đó, các nhà đầu tư trong nước sẽ chiếm 22,3% với 40 baht và 20,8% với 43 baht.
Kế hoạch IPO của Central Retail lần đầu được công bố vào tháng 7/2019. Công ty sẽ chào bán ra 1,69 tỷ cổ phiếu cùng với quyền chọn 169 triệu cổ phiếu.
Central Group muốn huy động vốn để mở rộng kinh doanh, đồng thời trả nợ. Ảnh: Quỳnh Danh.
Video đang HOT
Theo Reuters, lượng vốn huy động được Central Retail sẽ mở rộng các hoạt động kinh doanh nội địa và quốc tế, đồng thời để trả nợ.
Năm 2019, thống kê của Refinitiv chỉ ra Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á huy động vốn nhiều nhất với 4 tỷ USD.
Đợt niêm yết lớn nhất của Thái Lan hiện thuộc về Quỹ phát triển vận tải đường sắt BTS. Trong năm 2013, đơn vị đã huy động được 62 tỷ bath trong đợt IPO.
Central Retail là đơn vị trực thuộc Central Group, tập đoàn đa ngành của Thái Lan nhưng tập trung chủ yếu ở mảng bán lẻ và bất động sản. Tập đoàn này đã mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế từ trước năm 2010, trong đó Việt Nam là thị trường bán lẻ lớn thứ 2 chỉ sau Thái Lan.
Chủ sở hữu “đế chế” bán lẻ này là gia đình tỷ phú Chirathivat, gia tộc giàu thứ 2 Thái Lan với khối tài sản lên tới 21 tỷ USD theo ước tính của Forbes. Hiện tại, người lãnh đạo Central Group là ông Tos Chirathivat, cháu trai của nhà sáng lập Tiang Chirathivat, người Thái gốc Hoa.
Tại Việt Nam, Central Group đang sở hữu chuỗi siêu thị Big C Việt Nam, chuỗi Lan Chi Mart, GO! Market, trung tâm thương mại thời trang Robins tại Hà Nội và TP.HCM… Bên cạnh lĩnh vực bán lẻ, tập đoàn này hiện cũng kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn.
Theo news.zing.vn
Bamboo Airways báo lãi 303 tỷ trước thuế ngay năm đầu bay thương mại
Hãng bay của ông Trịnh Văn Quyết cho hay lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 của hãng ước đạt 303 tỷ đồng, dự kiến tăng lên hơn 3 lần vào năm 2020.
Chia sẻ với Bloomberg, CEO của Bamboo Airways, ông Đặng Tất Thắng cho biết lợi nhuận trước thuế của Bamboo Airways trong năm 2019 ước đạt 303 tỷ đồng, dự kiến tăng lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2020.
Đồng thời, hãng hàng không này dự kiến sẽ niêm yết vào quý II/2020 trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Hãng bay của ông Trịnh Văn Quyết cho hay lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 của hãng ước đạt 303 tỷ đồng, dự kiến tăng lên 1025 tỷ đồng vào năm 2020. Ảnh: BAV.
Trước đó, tháng 12/2019, Bamboo Airways cũng cho biết đã lên kế hoạch chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) mã cổ phiếu BAV với mức giá khởi điểm dự kiến 60.000 đồng/cổ phiếu, kỳ vọng vốn hóa đạt 1 tỷ USD sau niêm yết.
Lãnh đạo hãng khẳng định đang xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực và kinh nghiệm, đặc biệt đến từ Mỹ, Nhật, châu Âu, với mục tiêu chào bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không dưới 160.000 đồng/cổ phiếu.
Kết thúc năm 2019, Bamboo Airways thực hiện gần 20.000 chuyến bay và vận chuyển xấp xỉ 3 triệu lượt khách. Lãnh đạo hãng nhiều lần chia sẻ tham vọng sẽ có 30% thị phần hàng không nội địa ngay trong năm 2020.
Theo kế hoạch của Bamboo Airways, hãng sẽ nâng số máy bay trong đội bay lên 50 chiếc trong năm 2020, trong đó có 12 chiếc Boeing 787-9 và 38 chiếc thân hẹp dòng A320 của Airbus.
Chia sẻ vào cuối tháng 12/2019 về tình hình kinh doanh của hãng, ông Trịnh Văn Quyết cho hay "lỗ lãi chờ 31/12 (2019 - PV.) chúng tôi sẽ công bố. Chúng tôi đã đủ điều kiện để niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM nên lỗ lãi ra sao tôi nghĩ mọi người có thể đoán được", ông Quyết nói.
Theo News.zing.vn
Nỗi đau tỷ USD: Những thương vụ thảm hoạ nhất thập niên qua Tất cả các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) đều mang trong nó kỳ vọng của các bên về một khởi đầu mới với sự tăng trưởng bứt phá và thịnh vượng. Thế nhưng, không phải thương vụ nào cũng suôn sẻ, công ty nào cũng ổn định và thịnh vượng hậu M&A. Cùng VietnamFinance nhìn lại những thương vụ thảm hoạ...