Ông Chiêm có thể tự mình đưa ra kết luận ông Chấn giết người?
Để ra bản án xác định ông Chấn phạm tội giết người, một mình ông Chiêm, dù với tư cách là chủ tọa phiên tòa cũng không thể tự mình ban hành. Như vậy, ý kiến các thành viên HĐXX phúc thẩm vụ án ông Chấn là những ai và quyết định của họ tại biên bản nghị án như thế nào cũng cần phải được làm rõ.
Sau khi Cục Điều tra hình sự VKSNDTC ra quyết định khởi tố Hình sự đối với ông Phạm Tuấn Chiêm, nguyên Thẩm phán TANDTC, chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn, nhiều ý kiến đồng tình và cho rằng đã có sự thay đổi cơ bản về nhận thức và hành động trong việc giải quyết án oan sai của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng cũng có ý kiến băn khoăn với quyết định này, nhất là về tội danh khởi tố ông Chiêm.
Người sai phạm phải bị xử lý nghiêm, tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, PLVN xin được đăng ý kiến của Luật sư (LS) Nguyễn Văn Đức, Đoàn Luật sư TP.HCM về việc ông Chiêm bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 Bộ luật Hình sự.
LS Đức cho rằng, theo điều luật này, người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm (Khoản 1). Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm (Khoản 2).
Xét về khoa học pháp lý, mặt khách quan của tội phạm đó là hành vi không thực hiện (trong khi luật buộc phải thực hiện) hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao dẫn đến việc gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Ngày ông Chấn được tha.
Vụ án oan ông Chấn: Đâu là trách nhiệm của cơ quan điều tra, công tố?
Trường hợp đã làm hết trách nhiệm mà hậu quả vẫn xảy ra thì không phải là thiếu trách nhiệm và không phải là hành vi phạm tội này, dù hậu quả gây ra có rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Lỗi trong trường hợp này là lỗi vô ý, có thể vô ý vì cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin.
Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Hầu hết trường hợp người phạm tội này đều không có đồng phạm. Chủ thể của tội này là người có chức vụ, quyền hạn.
Trở lại trường hợp của ông Chiêm, nếu xét qua thì dường như ông Chiêm có các dấu hiệu của tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng nếu xem xét một cách thận trọng thì thấy rằng việc khởi tố này có điều gì đó chưa ổn về mặt pháp luật. Bởi lẽ:
Thứ nhất: Hoạt động xét xử là hoạt động tư pháp, kết quả của bản án là dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa và để xác định một người có hành vi phạm tội hay không phải dựa trên kết quả nghị án với nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 17 Bộ luật Tố tụng Hình sự).
Như vậy, để ra bản án xác định ông Chấn phạm tội giết người, phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định ông Chấn phạm tội, một mình ông Chiêm, dù với tư cách là chủ tọa phiên tòa cũng không thể tự mình ban hành quyết định ấy được. Như vậy, ý kiến các thành viên HĐXX phúc thẩm vụ án ông Chấn là những ai và quyết định của họ tại biên bản nghị án như thế nào cũng cần phải được làm rõ.
Khi trả lời báo chí về việc mình bị khởi tố, ông Chiêm nói rằng HĐXX đã nhất trí là ông Chấn có tội và họ đã làm hết trách nhiệm nhưng không phát hiện được hồ sơ vụ án bị ngụy tạo về chứng cứ. Nếu phát biểu của ông Chiêm là đúng thì được hiểu là cả ba thành viên cùng quyết định ông Chấn có tội.
Vậy thì về mặt chủ quan, nếu họ thấy rằng hồ sơ vụ án chưa rõ ràng nhưng vẫn quyết định ông Chấn có tội thì lỗi này không phải là lỗi vô ý mà là cố ý. Một khi họ thực hiện hành vi với lỗi cố ý thì không thể phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Việc khởi tố ông Chiêm về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” chỉ đúng khi hai thẩm phán thành viên biểu quyết nhất trí nhưng không đọc hồ sơ, không nghiên cứu mà giao ông Chiêm với tư cách chủ tọa phiên tòa toàn quyền quyết định tất cả, họ chỉ bỏ phiếu cho có. Lúc này, hai thẩm phán thành viên trở thành người đồng phạm với ông Chiêm thì mới đảm bảo tính đúng đắn, nghiêm minh của pháp luật. Để xác định họ biểu quyết cho có thì cơ quan tố tụng phải chứng minh, mà việc chứng minh này không phải là dễ.
3.699 ngày oan trái của ông Chấn: Án mạng và 9 ngày bức cung, nhục hình
Thứ hai: Ông Chiêm và các thành viên HĐXX phúc thẩm nhân danh Nhà nước để đưa ra bản án đối với ông Chấn, có nghĩa là họ đang thực hiện quyền tư pháp. Việc họ ban hành bản án buộc tội ông Chấn trong khi hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn thì hành vi đó có dấu hiệu xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Tư pháp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, tức nhóm tội xâm phạm hoạt động Tư pháp.
Trong trường hợp cụ thể này, nếu chứng minh ông Chiêm và các thành viên biết rõ hồ sơ vụ án không đủ để buộc tội ông Chấn nhưng vẫn ra bản án thì có dấu hiệu của tội “Ra bản án trái pháp luật” theo Điều 295 Bộ luật Hình sự mới chính xác. Trong trường hợp này, cơ quan tố tụng phải chứng minh ông Chiêm và hai thẩm phán thành viên HĐXX có lỗi cố ý.
Thứ ba: Khi vụ ông Chấn vừa mới bị phát hiện, đã có nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia pháp luật cho rằng cần phải giải quyết vụ ông Chấn theo thủ tục giám đốc thẩm do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thế nhưng người có thẩm quyền của các cơ quan tố tụng ở Trung ương cho rằng việc phát hiện ra ông Chấn bị oan không phải do vi phạm tố tụng mà do hung thủ Lý Nguyễn Chung bị bắt và khai ra hành vi giết người ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang vào năm 2003.
Chính vì vậy nên vụ án của ông Chấn sau đó đã được giải quyết theo trình tự tái thẩm, tức xuất hiện tình tiết mới (Lý Nguyễn Chung thú tội) làm thay đổi bản chất vụ án ông Chấn.
Quyết định tái thẩm và ý kiến của người có thẩm quyền của các cơ quan tố tụng ở Trung ương gián tiếp xác định hồ sơ vụ án của ông Chấn đã được CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang ngụy trang một cách rất hoàn hảo, không thể phát hiện ra bất cứ manh mối nào liên quan đến việc ép cung, mớm cung.
Điều đó còn được thể hiện qua việc gần 10 năm ông Chấn liên tục kêu oan nhưng các cơ quan có thẩm quyền đều trả lời việc xét xử của các cấp tòa là đúng, không có căn cứ để xem xét đơn kêu oan của ông. Điều này cho thấy, ông Chiêm và HĐXX phúc thẩm tại thời điểm đó không thể phát hiện ra sự bất thường của hồ sơ vụ án. Nếu vậy thì không thể khởi tố ông về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” như quyết định của Cục Điều tra hình sự VKSNDTC./.
Theo Pháp luật Việt Nam
Lời xin lỗi muộn màng từ gia đình kết tội oan ông Chấn
Sau hơn 10 năm ông Chấn bị tù, nếm trải đủ 3.699 ngày oan trái, lần đầu tiên gia đình của một trong những người điều tra, xét xử kết tội oan cho ông Chấn tìm đến làng Me để nói lời xin lỗi.
Đó là gia đình ông Đặng Thế Vinh - người chịu trách nhiệm hoàn tất cáo trạng kết luận ông Chấn giết người, dựa trên hồ sơ điều tra của Công an huyện Việt Yên (Bắc Giang). Phóng viên Dòng Đời đã tận mắt chứng kiến giờ phút "lịch sử" này của gia đình ông Chấn.Muộn còn hơn không
Gọi là "lịch sử", bởi từ ngày ông Nguyễn Thanh Chấn được giải oan, họ hàng, người làng rồi cả người dưng đến tìm ông chia vui, chia sẻ nhưng tuyệt chưa thấy ai đến nói lời xin lỗi. Từ những ông điều tra viên hăm hở khép lại vụ án bằng cách biến người dân lương thiện thành kẻ giết người, cho đến những người tống đạt cáo trạng và các vị quan tòa ở cả cấp sơ thẩm phúc thẩm phán tội ông Chấn. Chưa kể, biết bao người hàng ngày qua chửi rủa "gia đình thằng giết người", kỳ thị vợ con ông Chấn đến mức bà Chiến ngã bệnh, các con ông thất học.
Được giải oan về với gia đình, với ông Chấn, thế là vui lắm rồi. Người từng bị dùng nhục hình để ký tên vào bản nhận tội thay cho hung thủ thực sự không kỳ vọng sẽ nhận được lời xin lỗi, từ những người đẩy ông vào chốn lao tù. Ông Chấn kể: "Có lần tôi lên Bắc Giang, anh Biền luật sư hỏi tôi có muốn gặp lại ông Năng (Nguyễn Minh Năng - chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Chấn - PV) không? Tôi nghĩ, mình gặp ông biết nói chuyện gì bây giờ. Nên thôi". Còn ông Năng, ở thời điểm ông Chấn mới được giải oan, trả lời trên báo chí rằng không nhớ vụ án xét xử ông Chấn như thế nào nữa, bởi bản thân ông xét xử quá nhiều vụ rồi. Người ta cứ im lặng, như thể ông Chấn phải chấp nhận hoàn cảnh, số phận "phải đi tù" chứ không phải lỗi của ai hết.
Ảnh trái: Bà Hội (mẹ chị Hoan) chỉ nơi hiện trường vụ án. Ảnh phải: Bà Vì lên tận trại giam ở Vĩnh Phúc đón con về.
Ảnh trái: Chị Chiến ngất lên ngất xuống suốt cả ngày đón chồng về. Ảnh phải: Anh Chấn áo trắng trong vòng tay chào đón. (Ảnh Lương Kết)
Vụ án oan ông Chấn: Đâu là trách nhiệm của cơ quan điều tra, công tố?
Không có ai đến hỏi thăm, xin lỗi ông Chấn cả. Thế mà, ở ngoài huyện người ta đồn ầm lên là thông qua lãnh đạo Công an huyện có người đã tìm đến nhà đề nghị bồi thường vài tỷ. Có tin, người ta đến nhà thấy nhà rách nát quá bảo đưa tiền để làm nhà ngay. Ông Thân Ngọc Hoạt - người giúp ông Chấn giải oan bảo: "Chúng tôi rất bức xúc với những tin đồn như thế. Chúng tôi không có ý gì cả, chuyện đã xảy ra rồi. Chúng ta có tình người với nhau thì đến với nhau thôi".
Chiều 1.8.2014, lần đầu tiên, có người tìm đến nhà ông Chấn để nói lời xin lỗi. Đó là gia đình ông Đặng Thế Vinh - từng là kiểm sát viên phụ trách việc hoàn thành cáo trạng truy tố ông Chấn ra trước tòa với tội danh giết người.
Ông Vinh cùng ông Trần Nhật Luật - nguyên Phó Trưởng Công an huyện Việt Yên trước đó đã bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án. Để có cuộc viếng thăm này, cán bộ xã đã vào tận nhà đánh tiếng hỏi vợ chồng ông Chấn: "Bây giờ, người ta đến thăm nhà liệu có được không?". Có gì đâu mà không được, nhà ông Chấn mở cửa đón người ở khắp mọi nơi đến, có cấm cửa ai bao giờ?
Đến hẹn, đoàn khách đặc biệt đến làng Me thăm nhà ông Chấn. Có vợ ông Vinh, anh chị ông Vinh và một số cán bộ của huyện, của xã đi cùng. Những nụ cười gượng gạo của những người chưa biết mặt, những cái bắt tay cho có. Phía chủ nhà chỉ vắng mấy đứa con ông Chấn đi làm, đi học cả. Gia chủ cũng như đoàn khách đều lúng túng, chưa rõ nên mở lời thế nào, ai mở lời trước. Những vị cán bộ Viện kiểm sát huyện, lãnh đạo xã Nghĩa Trung đi cùng phải đóng vai những nhà trung gian bất đắc dĩ để chêm vào những câu nói, câu thăm hỏi đặc tính xã giao.
Khi lời giới thiệu còn chưa hoàn thành, ông Thân Ngọc Hoạt đã mở lời, để nói cho rõ gia đình ông Chấn luôn rộng cửa, các vị khách không cần phải rào trước đón sau rồi mới đến. Ông Hoạt rành rọt: "Tôi không hiểu qua động cơ nào, phải qua cả cấp huyện, hôm nay các vị mới tìm đến đây. Hay gia đình các vị có chút ngần ngại nào mà hôm nay nhờ cấp huyện đưa đến. Mọi người đến với chúng tôi, dù là cán bộ hay dân thường đều chan chứa tình cảm, chia sẻ hết lòng. Tại làm sao vợ anh không đến, con anh không đến hay chị em anh không đến? Kể cả gia đình anh Vinh hay của người khác đi nữa, chúng tôi không bao giờ có ý gì khác cả, sẵn sàng đón tiếp. Mọi người đến có vấn đề đến chia vui hay chia buồn, ngồi nói chuyện với nhau cho hài hòa đi".
Cuộc gặp gỡ đó, diễn ra 11 năm sau khi ông Chấn bị bắt oan. Ông Hoạt cho rằng: "Tôi cùng bà Thân Thị Hải cùng vợ ông Chấn đây là những người đầu tiên đi tìm công lý giải oan cho ông Chấn. Trải qua bao nhiêu năm, ông Chấn cũng được về nhà rồi. Trước kia các vị đã không đến rồi, nhưng dù có muộn cũng còn hơn không có". Cuộc gặp gỡ muộn mằn sau đó tràn nước mắt của hai người phụ nữ có chồng dính đến chốn lao tù. Một người, chồng ngồi tù 10 năm với án oan giết người. Một người, chồng đi tù vì đẩy người khác vào cảnh tù oan.
3.699 ngày oan trái của ông Chấn: Án mạng và 9 ngày bức cung, nhục hình
"Chồng chị mới đi 3 tháng, chồng em ở tù 10 năm rồi chị ạ"
Vợ kiểm soát viên Đặng Thế Vinh tên Thu, dáng nhỏ người, khắc khổ. Bà Thu đến ngồi cạnh bà Chiến, nắm tay mở lời chia sẻ: "Tôi cũng biết nhà Chiến đau khổ rất nhiều. Chuyện cũng xảy ra rồi. Hôm nay tôi đến đây, rất thật lòng, thay mặt anh Vinh để xin lỗi gia đình".
Hình ảnh từ ngày ông Chấn bị triệu tập lên huyện rồi ra tòa, vào tù như cuộn phim quay nhanh trong đầu bà Chiến. Người đàn bà có chồng ngồi tù oan ức òa khóc nói: "Chị ạ, nhà em mất hết không còn cái gì nữa. Các con em thất học. Bố bị đi tù, các con xấu hổ, bỏ học hết sạch. Em còn nhớ trước tòa, chồng em còn kêu tôi không đồng ý Đặng Thế Vinh xét xử. Bởi ông cố tình ép tôi ký bản cáo trạng. Em không bao giờ quên được câu ấy. Em biết chồng em bị oan nên quyết tâm đi tìm công lý đến cùng".
Nước mắt lại chạy vòng quanh mắt bà Thu: "Tôi cũng không biết rõ chuyên môn chồng tôi thế nào nhưng chuyện đã xảy ra rồi. Tôi không rõ vì sao chồng tôi làm thế. Trong đầu anh ý cũng không biết gì đâu, vẫn nghĩ là làm đúng. Do cái hạn chế về mặt chuyên môn. Chứ không có động cơ gì cả, đây chỉ là chuyện yếu kém về mặt chuyên môn". Bà Thu nhắc lại nhiều lần tai họa đổ xuống đầu ông Chấn có lỗi chuyên môn của ông Vinh - chồng bà, chứ không hề có khuất tất gì ở đây. Bà Chiến lại khóc tu tu tiếp: "Từ ngày chồng em về, người ta đến thăm đông lắm. Nhưng chưa có ông điều tra viên nào với lại ông Viện kiểm sát Đặng Thế Vinh đến. Hôm nay gia đình chị đến, chúng em thực tâm đón tiếp chứ không như nhà người khác".
Vợ ông Đặng Thế Vinh lần đầu đến gặp ông Chấn để xin lỗi. (Ảnh: Vinh Hải)
Bức thư xúc động "bạn tù tri kỷ" gửi ngày ông Chấn rời trại giam
Rồi họ ngồi yên nghe nhau khóc. Bà Thu - người tìm đến thăm nhà ông Chấn muốn mở lời nói câu gì đấy nhưng lại không thể buột ra được. Lần đầu chứng kiến tận mắt gia cảnh người bị hàm oan, trong đó có phần lỗi của chồng mình, dường như người phụ nữ này thấy gánh nặng càng lớn hơn. Một lúc, bà Thu mới mở lời tiếp được: "Gia đình nhà em, từ ngày anh Vinh bị bắt cũng khổ lắm chị ạ. Mấy mẹ con không biết xoay xở thế nào".
Ngồi ở giường đối diện, bà Thân Thị Hải - người có công lớn đưa ông Chấn ra khỏi tù nhẹ nhàng nói: "Gia đình nhà em, chồng em bị bắt tất nhiên là khổ nhưng còn có tiền có của. Chồng em làm cán bộ bao nhiêu năm, còn có của ăn của để. Nhà thằng Chấn có gì đâu. Đi thế nào, về nhà nát hơn trước. Con cái thất học, đứa phải sang tận Đài Loan làm thuê. Chồng em mới đi có mấy tháng em đã thấy khổ thế. Chồng cái Chiến ngồi đây còn bị bắt biền biệt cả chục năm trời". Thế là cái khổ của hai người đàn bà có chồng dính đến vòng lao lý lại được thể hiện bằng nước mắt. Thêm lần nữa, bà Thu nói lời xin lỗi với người ngồi cạnh mình.
Cuối buổi gặp, dường như hai người phụ nữ ấy đã tìm được sự sẻ chia, cảm thông hơn. Không hề có sự thù địch, chì chiết trong cuộc nói chuyện đấy. Những cái bắt tay khi ra về cũng chặt hơn lúc mới vào. Khi tiễn khách, ông bà Chấn không quên mời gia đình người làm mình bị oan ghé chơi lần nữa.
Sau phiên xét xử sơ thẩm hung thủ thật sự của vụ án làng Me, liên lạc với bà Thu, chúng tôi được biết ông Đặng Thế Vinh vẫn đang bị tạm giữ để điều tra. Bà Thu nhắc lại: "Chuyện đã xảy ra rồi, chúng tôi tìm đến nhà anh Chấn với tình cảm chân thành. Bây giờ, mỗi lần nghĩ đến chuyện đấy tôi rất đau đầu. Khi xảy ra sự việc anh Chấn bị oan, tôi có hỏi anh Vinh, anh ấy cũng không có chút ấn tượng gì, không nhớ anh Chấn như thế nào. Cũng là do trình độ như thế, khổ thế đấy". Sắp tới, ông Đặng Thế Vinh cùng những người liên quan đến án oan ông Chấn sẽ đứng trước sự phán xét của pháp luật. Và chắc hẳn, bà Thu không mong chồng mình sẽ gặp phải những cán bộ điều tra, xét xét xử "có vấn đề về trình độ".
Ông Chấn hái ổi, khế trong vườn nhà tặng khách. (Ảnh: Đàm Duy)
Án oan chấn động: Thẩm phán kết tội ông Chấn không sai?
Không làm oan, không xin lỗi
Vẫn câu chuyện về lời xin lỗi trong kỳ án ông Chấn, chúng tôi tìm gặp ông Lý Văn Chúc và bà Nguyễn Thị Lành (bố và mẹ kế của Lý Nguyễn Chung) trong phiên xử con trai họ. Ông Chúc là người đã giấu thông tin Chung giết người, đưa con đi ngay rạng sáng hôm sau khi xảy ra án mạng để trốn tránh cơ quan chức năng. Không thấy hung thủ thực sự, ông Chấn đã trở thành "người thế mạng" trong suốt chục năm trời.
Câu hỏi chúng tôi đặt ra cho ông Chúc là: "Đã bao giờ ông đến gặp và xin lỗi gia đình ông Chấn chưa?". Ông Chúc không trả lời ngay, phải đến khi chúng tôi gặng hỏi đến lần thứ 3, ông Chúc mới mở lời: "Cơ quan pháp luật Bắc Giang làm oan cho ông Chấn chứ tôi có làm oan đâu. Án mạng xảy ra, cơ quan điều tra không bắt đúng người gây án mà bắt sai với ông Chấn là việc của cơ quan điều tra". Vì thế, gia đình ông Chúc chưa bao giờ sang nhà ông Chấn để nói lời xin lỗi hay cảm thông, chia sẻ. Ông Chúc kể: "Sau khi Chung bị bắt, vợ chồng tôi có sang nhà bà Hoàng Thị Hội (mẹ chị Nguyễn Thị Hoan - PV) nói lời xin lỗi".
Khuôn mặt người đàn ông hằn vẻ khắc khổ chỉ chợt thể hiện vẻ xúc động khi nói về con trai mình đang phải đứng trước vành móng ngựa, chứ không mấy thay đổi khi chúng tôi gặng hỏi: "Ông có bao giờ day dứt khi im lặng bao che cho con khiến ông Chấn là người cùng làng bị tù oan, gia đình ê chề tủi cực trong bao nhiêu năm?". Một lát, người đàn ông bao che cho con trốn tội giết người không trả lời thẳng câu hỏi mà nói: "Ông Chấn cũng may, nếu không có bố là liệt sĩ có khi bị án tử hình rồi, lấy đâu ngày hôm nay. Mình không phải là người làm cho ông Chấn bị oan". Rồi ông nói vài câu đại ý con phạm tội thật, biết và im lặng cũng là chuyện thường bởi bố mẹ nào cũng thương con, ai nỡ đẩy con vào tù.
"Ở ngoài xã hội đầy nhà con cái hư đốn bố mẹ vẫn nói con tôi ngoan lắm. Biết con nghiện hút vẫn bảo nó có nghiện đâu. Có đứa buôn bán heroin bị ra tòa bố mẹ vẫn nói nó bị oan. Tôi biết mà im lặng cũng là chuyện thường" - ông Chúc lập luận.
Ông tiếp tục đổ lỗi cho cơ quan điều tra: "Lẽ ra chưa tìm được hung thủ thì cứ điều tra tiếp chứ không phải bắt ông Chấn, rồi buộc cho ông này tội giết người". Việc thương con của ông Chúc là hành vi phạm pháp. May cho ông, vụ án sau 10 năm mới được làm sáng tỏ đã hết thời hiệu xử lý hành vi không tố giác tội phạm nên ông Chúc mới không bị khởi tố. Nếu không, giờ ông đã đứng cạnh con trai trước vành móng ngựa.
Theo Dân Việt
Vụ ông Chấn là sai phạm tư pháp lớn nhất từ trước tới nay Để hiểu rõ hơn về hành trình giải oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị kết án chung thân và phải ngồi tù oan 10 năm, PV đã trao đổi với đại diện Cơ quan điều tra hình sự - Viện KSND Tối cao, ông Lê Minh Long - Phó Cục trưởng Cục Điều tra - Hình sự. Lý Ngu yễn Chung...