Ông Cao Toàn Mỹ đang nắm giữ bao nhiêu cổ phần của công ty sở hữu Zalo?
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Công ty CP VNG (VNG Corp) có 4 cổ đông sáng lập là: ông Lê Hồng Minh, ông Nguyễn Thanh Bình, ông Trịnh Bảo và ông Cao Toàn Mỹ – người đang nắm giữ 75.000 cổ phần tương ứng tỷ lệ vốn 0,3% của VNG.
Trước đó báo chí đưa tin VNG đang có kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ với giá 542.000 đồng/cp, như vậy lượng cổ phiếu ông Cao Toàn Mỹ đang sở hữu nếu tính ra có giá trị khoảng 40,65 tỷ đồng.
Hiện nay, ông Cao Toàn Mỹ đang là “người bị hại” trong vụ kiện cáo liên quan đến vụ lừa đảo 16,5 tỷ đồng với hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007, bà Trương Hồ Phương Nga.
Do lời khai của nạn nhân và các bị cáo mâu thuẫn nên hôm 21/9, Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ.
Hoạt động kinh doanh chính của VNG Corp là: Nghiên cứu và phát triển phần mềm, điều hành và phân phối các trò chơi trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử… Công ty được chấp thuận việc đăng ký công ty đại chúng theo Công văn số 80/CQĐD-NV do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành ngày 29/1/ 2011.
VNG Corp được thành lập vào ngày 9/9/2004 với tên gọi VinaGame. Tháng 7 năm 2004 công ty ký hợp đồng với Kingsoft để mang game Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo nên cơn sốt tại Việt Nam với con số 200.000 người chơi truy cập tại cùng một thời điểm.
Năm 2008, công ty đổi thương hiệu thành VNG Corporation. Giữa năm 2009, sản phẩm mạng xã hội Zing Me ra đời với hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên hàng tháng vào cuối năm.
Năm 2012 và 2013, VNG đưa ra sản phẩm Zalo – ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động. Ngày 20/9/2016 vừa qua, ứng dụng Zalo vừa chạm mốc 60 triệu người dùng toàn cầu.
Năm 2014, VNG phải bán 123mua.vn cho Sen Đỏ – thành viên của Tập đoàn FPT với cái giá “rẻ như cho”. Bên cạnh đó, VNG cũng bị lỗ từ 123phim.vn….
Video đang HOT
Tuy nhiên, vào quý I/2016, VNG quay trở lại lĩnh vực thương mại điện tử với khoản đầu tư hơn 384 tỷ đồng để có 38% vốn tại CTCP Tiki – đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử Tiki.vn đang rất sôi động và được tín nhiệm.
Ngoài việc là cổ đông sáng lập VNG Corp, ông Cao Toàn Mỹ hiện cũng là giám đốc Công ty cổ phần tin học không gian ảo Vina (Vina Cyber JSC) với vốn điều lệ 9,5 tỷ đồng thành lập năm 2006 và đặt văn phòng tại quận 7 TPHCM.
Từ khi thành lập, công ty này đã có nhiều sản phẩm, dịch vụ Internet mang tính tiên phong tại thị trường Việt Nam như dịch vụ hẹn ăn trưa, hẹn hò tốc độ, đấu giá qua tin nhắn SMS, lập website tuyển dụng người mẫu…
Cụ thể, công ty này từng lập nên mạng xã hội hẹn ăn trưa, được lập ra nhằm giúp giới công sở trẻ kết bạn qua các buổi ăn trưa, gặp gỡ sau giờ làm việc.
Tháng 8/2007, doanh nghiệp này cũng đã cho ra mắt dịch vụ “Hẹn tốc độ”nhằm kết nối các đôi nam nữ độc thân, theo đó dịch vụ được xây dựng trên một chuỗi các cuộc hẹn cá nhân nhỏ.
Các dịch vụ của công ty VinaCyber từng thu hút hàng chục nghìn thành viên tham gia và theo cách đánh giá như hiện nay, có thể coi đây là những start-up công nghệ khá điển hình.
Theo Soha News
Những khả năng trong vụ hoa hậu Phương Nga
` Nếu lời khai của hoa hậu Phương Nga về "hợp đồng tình ái" tại phiên tòa là sự thật thì bị cáo này đã bị oan. Ngược lại, nếu Phương Nga "dựng chuyện" thì hệ quả pháp lý nào sẽ xảy ra?
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin , chiều 21-9, sau một ngày thẩm vấn, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ vụ Trương Hồ Phương Nga (sinh năm 1987, hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (sinh năm 1989, bạn thân của Nga) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139 BLHS (khung hình phạt lên đến tù chung thân). Tòa yêu cầu VKS điều tra bổ sung nhiều vấn đề không thể làm rõ tại phiên xử, trong đó có lời khai của hai bị cáo về "hợp đồng tình ái" trị giá 16,5 tỉ đồng cho bảy năm làm "vợ hai" của Phương Nga với người bị hại là Cao Toàn Mỹ (Giám đốc Công ty Vina Cyber ở quận 3, TP.HCM).
Trước các diễn biến bất ngờ tại phiên tòa, nhiều bạn đọc thắc mắc: Giả sử CQĐT làm rõ lời khai của hai bị cáo là sự thật thì vụ án sẽ đi theo hướng nào? Ngược lại, nếu lời khai của hai bị cáo là "dựng chuyện" thì họ có bị khép vào các tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật (Điều 307 BLHS) và tội vu khống (Điều 122 BLHS)?
Tòa trả hồ sơ là cần thiết
Theo luật sư (LS) Đặng Trường Thanh (Đoàn LS TP.HCM), trước hết việc HĐXX trả hồ sơ là quyết định đúng đắn và cần thiết để tránh làm oan người vô tội cũng như tránh bỏ lọt tội phạm. Bởi lẽ lời khai của hai bị cáo là hoàn toàn mới, chưa được điều tra, xác minh từ giai đoạn điều tra, truy tố.
"CQĐT phải làm rõ có hay không "hợp đồng tình ái" giữa bị cáo và bị hại? Có hay không việc phía bị hại ép buộc bị cáo viết giấy nhận nợ? Có hay không việc bị cáo lấy tiền chỉ để mua nhà cho bị hại? Từ đó mới xác định vụ án này là lừa đảo hay chỉ là tranh chấp dân sự" - LS Thanh nói.
Theo LS Thanh, CQĐT sẽ có nhiều việc phải làm để xác định đúng sự thật của vụ án như xác định email, xác minh từ nhân chứng, tổ chức đối chất... cùng hàng loạt biện pháp tố tụng khác chứ không đơn thuần chỉ dựa vào lời khai của hai bị cáo. Từ đó, cơ quan tố tụng mới có hướng xử lý tiếp theo.
Bị cáo Trương Hồ Phương Nga (trái) và Nguyễn Đức Thùy Dung tại phiên tòa. Ảnh: Hoàng Yến
Nhiều khả năng có thể xảy ra
Cũng theo LS Thanh, nếu sau khi điều tra bổ sung, CQĐT xác định lời khai của hai bị cáo về "hợp đồng tình ái" là sự thật thì rõ ràng hai bị cáo không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. CQĐT sẽ phải đình chỉ điều tra đối với họ vì hành vi không cấu thành tội phạm. Sau đó, nếu họ có yêu cầu xin lỗi, bồi thường oan thì VKSND TP.HCM có trách nhiệm giải quyết theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Về phần ông Mỹ, có thể ông sẽ bị CQĐT, VKS xem xét xử lý về tội vu khống vì bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Còn giữa Phương Nga và ông Mỹ, nếu có phát sinh tranh chấp về số tiền 16,5 tỉ thì đây là tranh chấp dân sự và các bên có thể khởi kiện để tòa giải quyết (thực tiễn đã có không ít vụ "chia tay đòi quà" rồi dẫn nhau ra tòa).
Trường hợp CQĐT xác minh, làm rõ lời khai của hai bị cáo không đúng sự thật, là "dựng chuyện" thì đương nhiên hai bị cáo vẫn tiếp tục bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vấn đề đặt ra là họ có phải chịu trách nhiệm pháp lý gì về những lời khai này như bị xử lý về tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật hay tội vu khống hay không.
LS Thanh giải thích: Theo BLTTHS, trách nhiệm chứng minh tội phạm là của các cơ quan tố tụng. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ này mà họ có hàng loạt quyền để bảo vệ mình như quyền im lặng, quyền bào chữa và nhờ người bào chữa, quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, quyền cung cấp thông tin cho cơ quan tố tụng, quyền trình bày ý kiến... Việc bị can, bị cáo không nhận tội là bình thường. Vì vậy, BLHS có quy định về tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật nhưng chủ thể của tội này không phải là bị can, bị cáo mà là người giám định, người phiên dịch, người làm chứng. Nếu cơ quan tố tụng có làm rõ hai bị cáo khai báo gian dối về "hợp đồng tình ái" thì hai bị cáo cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Vậy còn tội vu khống? Theo LS Thanh, trong trường hợp bình thường, nếu có người bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt về "hợp đồng tình ái" nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại cho ông Mỹ thì ông này có quyền yêu cầu cơ quan tố tụng xử lý họ về tội vu khống. Tuy nhiên, ở đây lại khác: Hai bị cáo đang trình bày ý kiến về bản cáo trạng, thực hiện quyền tự bào chữa trong tố tụng hình sự, lời khai của họ sẽ còn được các cơ quan tố tụng xem xét. Dù cơ quan tố tụng có bác bỏ lời khai của họ vì không có căn cứ thì họ cũng không bị xem xét xử lý về tội vu khống.
Xuất hiện nhiều email trao đổi tình - tiền
Chiều 22-9, trên mạng xã hội lan truyền những bức ảnh chụp nhiều email có nội dung trao đổi tình - tiền giữa một người tên Nga và một người tên Garry Cao (email my.caotoan@gmail.com). Nội dung email đề cập tới "hợp đồng tình ái" làm "vợ hai" trong bảy năm, số tiền lần đầu là 4,5 tỉ đồng, lần sau là 10 tỉ đồng được đưa làm hai lần, người tên Nga không được yêu người khác, không được đóng phim có cảnh nóng...
Chúng tôi đã liên hệ với ông Mỹ để hỏi các email và nội dung trong đó có phải là của ông không. Ông Mỹ cho biết ông "chắc chắn không viết những email này" và từ chối trao đổi thêm.
Chúng tôi cũng đã liên hệ VKSND TP.HCM để hỏi ý kiến của VKS về các ảnh chụp email này, nếu là sự thật thì có phải là chứng cứ mới trong vụ án hay không... Đại diện VKSND TP.HCM cho biết chưa thể phát biểu gì vì hồ sơ tòa chưa chuyển lại.
Trong khi đó, LS Trần Thị Hồng Việt (bào chữa cho Dung) cho biết rất mong cơ quan tố tụng xác thực các email này để chứng minh thân chủ vô tội. Bà sẽ có bản kiến nghị gửi ngay cho tòa trước khi tòa chuyển hồ sơ cho VKS. "Tại phiên tòa, HĐXX đã hỏi rất kỹ, chi tiết về bản "hợp đồng tình ái". Ông Mỹ trả lời chưa thuyết phục các câu hỏi của HĐXX liên quan đến bản "hợp đồng tình ái" này. Đối với các LS bào chữa thì tình tiết này không mới bởi khi gặp tại trại tạm giam, Nga và Dung đã được động viên và trình bày rồi" - LS Việt nói.
Theo cáo trạng, Nga quen với ông Mỹ qua mạng xã hội Facebook. Sau đó, Nga nói với ông Mỹ rằng có thể mua nhà với giá rẻ hơn thị trường. Tin lời, ông Mỹ đưa Nga 6 tỉ đồng để nhờ mua một căn nhà tại quận 5 nhưng Nga không giao nhà. Tiếp đến, Nga nói với ông Mỹ có căn nhà giá 16,5 tỉ đồng ở quận 1. Lần này ông Mỹ đưa cho Nga 10,5 tỉ đồng. Sau khi đưa cho Nga tổng cộng 16,5 tỉ đồng mà không có nhà, ông Mỹ đã làm đơn tố cáo tới công an. Nga bàn với Dung làm giả một số giấy tờ nhằm chứng minh Nga không dính líu tiền bạc gì với ông Mỹ.
Tại tòa, Dung khai cả hai không có hành vi chiếm đoạt tiền của ông Mỹ. Giữa ông Mỹ và Nga có mối quan hệ tình cảm, có làm "hợp đồng tình cảm, tình dục" hẳn hoi, trao đổi qua email. Nga thì khai bị cáo và ông Mỹ có quan hệ tình cảm từ năm 2012. Khi biết ông Mỹ đã có gia đình, do có tình cảm thật nên Nga vẫn muốn duy trì mối quan hệ không cần danh phận nhưng đặt vấn đề là ông Mỹ phải "nghiêm túc" và "chứng minh bằng hành động" bằng 16,5 tỉ đồng. Hai bên thỏa thuận Nga phải duy trì mối quan hệ với ông Mỹ ít nhất bảy năm để có số tiền đó. Sau đó hai bên phát sinh mâu thuẫn nên ông Mỹ lật kèo, tố Nga chiếm đoạt tiền.
Theo Người Lao Động
Ngỡ ngàng vì Hoa hậu Phương Nga giống hệt Châu Tấn Hoa hậu Phương Nga còn được cho là có nét đẹp pha trộn của cả Chương Tử Di và Củng Lợi. Thời gian gần đây, dư luận trong nước đang đặc biệt quan tâm đến scandal "Hợp đồng tình ái" của Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga. Nhiều người bất ngờ nhận ra Hoa hậu người Việt tại Nga 2007 có nhan sắc...