Ông Bùi Sỹ Lợi nói về đề xuất tăng lương của Chính phủ
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,6 triệu đồng/tháng năm 2020 của Chính phủ “rất phù hợp”.
Ông Lợi trao đổi như trên vào sáng nay (22-10). Ông Lợi cho biết theo Nghị quyết của QH, trước khi thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2021 sẽ điều chỉnh nâng mức lương cơ sở bình quân mỗi năm 8%.
“Năm ngoái ta đã tăng lương 7%. Năm nay, nếu mức tăng là 110.000 đồng thì tức là tăng 7,33%, đúng với tinh thần nghị quyết. Vấn đề là Chính phủ cân đối nguồn lực để tăng lương ở đâu. Đấy là vấn đề quan trọng”- ông Lợi nói.
Phó chủ nhiệm Uỷ ban về Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi.
Cạnh đó, liên quan đến những đề xuất như giảm chi hành chính, tiết kiệm, tăng nguồn thu ngân sách…, ông Lợi cho rằng Chính phủ phải hết sức lưu ý đến việc cả nước đang thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương về đổi mới hệ thống chính trị với các đơn vị tổ chức trong Đảng và Nghị quyết 19 về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập.
“Phải dùng tiền tiết kiệm được khi đưa công chức, viên chức ra khỏi bộ máy hưởng lương nhà nước để dùng quỹ này bổ sung cho nguồn cải cách tiền lương”- ông nói và dẫn chứng, ngành y tế trong 2 năm qua cắt giảm được 25.000 biên chế, tiết giảm được phần ngân sách Trung ương chi trả lương là 2.100 tỉ đồng. Vậy chúng ta phải tập trung nguồn này để cải cách tiền lương năm 2020.
“Quan trọng là nếu ta tập trung để nâng được mức lương cơ sở vào năm 2020, chúng ta sẽ có cơ hội để cải cách tiền lương vào 2021 theo Nghị quyết của Trung ương”- Phó chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông cũng băn khoăn, theo báo cáo của Chính phủ, tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội rất chậm và hiệu quả chưa cao. Việc này tác động rất lớn đến chính sách cải cách tiền lương, nhất là năm 2021, bởi bộ máy quá cồng kềnh thì ngân sách không chịu nổi.
“Bộ máy lớn mà ta cứ cố cải cách tiền lương thì dẫn đến chuyện ta sẽ lạm phát tiền lương, bởi tiền lương là giá trị chi trả sức lao động trên thị trường. Anh tăng lương mà để cho giá tăng lên thì không có ý nghĩa”- ông nói.
Theo ông, nếu muốn cải cách chính sách tiền lương, thì chỉ còn hơn một năm nữa, Chính phủ phải tích cực để tinh giản biên chế, cải cách bộ máy hành chính, đặc biệt là sắp xếp lại các đơn vị hành chính sự nghiệp theo hướng mau chóng chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
“Phải hiểu đúng, tự chủ ở đây là tự chủ cả tài chính, bộ máy, biên chế, lao động để cho người ta tự chủ lo lấy tiền lương. Còn nhà nước giao cho các đơn vị hành chính công lập nhiệm vụ gì thì nhà nước trả chi phí cho phần đó. Có như vậy mới giải quyết được chính sách cải cách tiền lương”- ông Lợi nói.
Bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đã trả lời các câu hỏi báo chí.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cảnh báo tăng lương sẽ ảnh hưởng tới việc tăng chi thường xuyên trong khi nhà nước đang nỗ lực để giảm tỷ lệ chi này. Quan điểm của ông về việc này thế nào?
Ông Bùi Sỹ Lợi: Đương nhiên tăng lương sẽ dẫn tới tăng chi thường xuyên. Tuy nhiên, việc tăng lương cũng là theo Nghị quyết của Trung ương và của Quốc hội để đảm bảo đời sống của người lao động.
Vấn đề cơ bản như tôi đã nói ở trên, Chính phủ phải điều hành kinh tế vĩ mô sao cho không làm tăng chỉ số giá sinh hoạt CPI và tiếp tục tích cực cải cách bộ máy để giảm nhẹ biên chế và chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ tự chịu trách nhiệm. Như vậy mới có nguồn để cải cách tiền lương và mới giảm được chi hành chính, trong đó có chi ngân sách cho tiền lương.
.Từ thực tế việc triển khai cải cách bộ máy, ông có niềm tin với việc thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương không?
Cho đến giờ phút này, theo báo cáo của Bộ Nội vụ và báo cáo của Chính phủ, rõ ràng việc sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển đổi mô hình ta đang rất chậm so với yêu cầu.
Đáng ra đến năm 2020, chúng ta phải giảm được mức trung bình 10%, nhưng thực tế, gắn với quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ theo vị trí việc làm, có ngành nghề đơn vị có thể phải giảm nhưng có những đơn vị lại không thể giảm được. Vấn đề quan trọng là ta phải sớm sắp xếp, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập và mô hình tự chủ tự chịu trách nhiệm thì điều đó mới có tác dụng.
Bộ máy nhà nước của ta có hơn 300.000 công chức trong tổ chức Đảng, tổ chức chính trị, như vậy là chiếm tỷ trọng không lớn trong dân số. Vấn đề là phải xử lý khu vực viên chức, vì đây là khu vực 2,2 triệu người. Như ngành y tế vừa qua làm rất hiệu quả. Vấn đề là phải quyết liệt thực hiện việc này.
.Theo tính toán của cơ quan thẩm tra, việc tăng lương năm sau, nếu thực hiện, sẽ cần phải dùng đến 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương, 40% nguồn tăng thu ngân sách Trung ương của năm nay để đảm bảo. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới phần chi cho đầu tư phát triển?
Điều đó chắc chắn sẽ đe dọa đến việc đầu tư cho xây dựng cơ bản, hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn tăng năng suất lao động, để việc sử dụng nguồn lao động cho hiệu quả thì nhất thiết phải tăng lương.
Trong cải cách tiền lương bao giờ cũng tính toán hai phương án, một là có lợi cho người lao động, hai là không có lợi cho người lao động mà đầu tư vào xây dựng cơ bản. Việc không đầu tư cho người lao động tác động tiêu cực hơn nhiều so với việc thâm hụt nguồn đầu tư phát triển.
Theo tôi, trong giai đoạn hiện nay, đầu tư cho người lao động thông qua việc cải thiện tiền lương chính là đầu tư cho phát triển. Chúng ta phải chịu đựng việc này một vài năm, chắc chắn như vậy, để tạo ra động lực cho phát triển. Nhưng sau đó, chúng ta phải sắp xếp cho hợp lý bộ máy và sắp xếp cho được vị trí việc làm. Hiện nay, nhiều cơ quan đơn vị vẫn chưa hiểu rõ về vị trí việc làm…
ĐỨC MINH- CHÂN LUẬN
Thoeo PLO
Ủy thác thu: Tạo điều kiện thụ hưởng bảo hiểm xã hội cho người dân
Nhằm đổi mới mô hình, phương thức tổ chức thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) .
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhà nước trong phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, BHXH Việt Nam đang thực hiện nghiên cứu vấn đề ủy thác thu BHXH, BHYT.
Đối tượng tham gia còn dưới mức tiềm năng
Việc ủy thác thu được nghiên cứu hướng tới mục tiêu chung là đa dạng hóa các phương thức thu BHXH, BHYT nhằm phục vụ người tham gia ngày càng tốt hơn cũng như mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW và Nghị quyết số 125/NQ-CP, đảm bảo thu BHXH đúng, đủ, kịp thời, minh bạch, giảm thiểu được tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHXH. Đồng thời, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, nâng cao hiệu quả quản lý, giúp ngành BHXH tăng cường, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra và giảm nợ đọng BHXH, BHYT.
BHXH Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan lập Tổ nghiên cứu "Vấn đề ủy thác thu BHXH" nhằm triển khai nghiên cứu các nội dung về ủy thác thu BHXH, BHYT, các căn cứ pháp lý, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế về ủy thác thu... để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH còn ở dưới mức tiềm năng
Đánh giá kết quả nghiên cứu ủy thác thu BHXH tại Hội thảo "Lấy ý kiến Dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu vấn đề ủy thác thu BHXH" mới đây, của BHXH Việt Nam, hiện phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng bình quân hàng năm từ 6-8%. Trong đó, năm 2018, số người tham gia BHXH bắt buộc tăng 858.923 người so với năm 2017; tỷ lệ bao phủ BHXH bắt buộc đạt trên 29,8% và số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tăng 1.104.281 người so với năm 2017, tỷ lệ bao phủ BHTN đạt 26,1% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Cùng với đó, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng bình quân hàng năm từ 20-30%.
Đến hết năm 2018, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt trên 270.000 người, bằng 0,55% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2019, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt trên 411.000 người, tăng trên 130.000 người so với năm 2018, bằng gần 60% so với phát triển người tham gia BHXH tự nguyện của 11 năm trước và đạt trên 0,8% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
Tuy nhiên, theo nhận định, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN còn dưới mức tiềm năng; việc rà soát đơn vị, doanh nghiệp (DN), người lao động (NLĐ) chưa đóng, trốn đóng BHXH, BHYT chưa được đầy đủ, thường xuyên. Lao động là người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có trên 500.000 người, nhưng mới chỉ có trên 6.000 người đang tham gia BHXH bắt buộc, chiếm khoảng 1,2% số người thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc. NLĐ Việt Nam làm việc tại các cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam khó khăn trong việc tiếp cận chính sách và tham gia đóng BHXH, BHYT... Tính chung cả nước có trên 25 triệu người trong độ tuổi lao động, nhưng mới có trên 460.000 người tham gia BHXH tự nguyện.
Bên cạnh đó, vẫn còn trên 3,5 triệu người thuộc nhóm NLĐ và người sử dụng lao động cùng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc nhưng chưa tham gia BHYT. Nhóm học sinh, sinh viên (HSSV), người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn từ 5-10% chưa tham gia BHYT; nhóm người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình và nhóm người tham gia BHYT theo hộ gia đình còn trên 10% chưa tham gia BHYT. Tình trạng DN lách luật đóng không đúng số tiền BHXH, BHYT bắt buộc; tình trạng nợ đóng BHXH, BHYT trong các đơn vị thuộc khối DN, HTX và khối ngoài công lập còn lớn với thời gian nợ kéo dài.
Ủy thác là xu hướng
BHXH, BHYT là chính sách quan trọng góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT. Đặc biệt, việc thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức xã hội, DN cũng như mỗi người dân.
Với vai trò, ý nghĩa đó, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - ông Trần Đình Liệu - cho hay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 125 và đã giao BHXH Việt Nam chủ trì phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu vấn đề ủy thác thu để báo cáo Thủ tướng. Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp các bộ, ngành lập tổ nghiên cứu vấn đề này để triển khai nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ thu, nội dung ủy thác và cách thức ủy thác... Đề án ủy thác thu BHXH sẽ là cơ sở pháp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Đánh giá về Dự thảo Báo cáo nghiên cứu vấn đề ủy thác thu BHXH, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng, báo cáo đã đưa ra đầy đủ, toàn diện về quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyền và trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong tổ chức thu BHXH, BHYT; cũng như chỉ ra được những tồn tại, hạn chế của từng nội dung; định hướng đề xuất về công tác ủy thác thu BHXH cho giai đoạn tới.
Tuy nhiên, ông Bùi Sỹ Lợi khuyến nghị, để hoàn thiện và tăng tính thuyết phục hơn nữa, dự thảo cần nêu rõ được lợi ích nếu như thực hiện việc ủy thác thu BHXH. "Việc đánh giá lợi ích và hiệu quả ủy thác nhiệm vụ thu BHXH cần phải đầy đủ và toàn diện hơn; cần có một phụ lục riêng làm rõ tính hiệu quả về chi phí bỏ ra khi tiến hành ủy thác thu. Đặc biệt, việc thực hiện ủy thác thu BHXH phải xử lý một cách tổng thể khi sửa Luật BHXH"- ông Lợi nhấn mạnh.
Theo Dự thảo, cơ quan BHXH sẽ tổ chức thí điểm ủy thác cho đơn vị nhận ủy thác, trong đó, chỉ định Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện trong 3 năm, từ năm 2020-2022 và triển khai toàn diện từ năm 2023. Trước nhiệm vụ này, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - bà Chu Thị Lan Hương - cho hay, hiện nay, Bưu điện Việt Nam với hơn 11.000 điểm bưu cục tại các xã, phường rộng khắp cả nước, 15.000 cán bộ bưu điện đã được cấp chứng chỉ trong công tác thu BHXH, BHYT, nếu được giao nhiệm vụ ủy thác thu, Bưu điện Việt Nam sẽ đảm bảo yêu cầu BHXH Việt Nam đặt ra.
Hoa Quỳnh
Theo Congthuong
Luật mới 'mạnh' hơn Luật Giao thông Với luật mới, người đang điều khiển mọi loại phương tiện đều không được sử dụng rượu bia. Tại cuộc họp báo kết thúc kỳ họp thứ 7 Quốc hội (QH) khóa XIV diễn ra chiều 14-6, nội dung không uống rượu bia khi lái xe vừa được QH thông qua khi biểu quyết về Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia...