Ông bố tự tay thiết kế phòng thông minh cho con, có bàn học chống gù chống cận
Mặc dù diện tích không quá rộng, nhưng ông bố trẻ Nguyễn Tuấn Hải đã thiết kế căn phòng thành khu học tập, khu vui chơi – vận động và khu ngủ nghỉ riêng biệt cho 2 con của mình.
Cha mẹ nào cũng mong muốn có thể tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho con cái mình phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để làm việc đó, nhất là trên thành phố, khi mà diện tích nhà ở, sinh hoạt thường chật hẹp.
Mới đây, một ông bố trẻ có tên là Nguyễn Tuấn Hải ( Hà Nội) đã chia sẻ cách anh tự tay thiết kế phòng cho 2 con của mình. Theo đó, gia đình anh có 3 bé. Một bé còn nhỏ tuổi nên ngủ chung cùng bố mẹ. Tuy nhiên, 2 cháu lớn (bé gái 13 tuổi, bé trai 10 tuổi) cần được ngủ ở một phòng riêng. Nếu như 2 bé cùng giới tính thì việc làm phòng cho các con đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng theo anh Hải, vì các con khác giới nên với anh là 1 vấn đề khá “đau đầu”.
Căn phòng anh Hải thiết kế cho các con.
Ông bố trẻ tâm sự: “Căn phòng của 2 cháu chỉ tầm 17-18m2 thôi. Với diện tích phòng như thế, làm sao mà vừa tách bạch được chức năng học tập và ngủ nghỉ, chỗ để sách vở, quần áo riêng cho hai bé; đồng thời vẫn bố trí được không gian thư giãn, giao tiếp chung của hai đứa. Và quan trọng hơn là tạo dựng được tính tự lập cho các con từ sớm. Việc này khiến mình trăn trở rất nhiều.
Nhiều phụ huynh khuyên mình nên làm giường tầng cho các con nhằm tiết kiệm diện tích của căn phòng. Tuy nhiên mình không thích điều đó. Bởi giường tầng chỉ sử dụng được thời gian ngắn vì nhiều gia đình chỉ mua cho con dùng được 2-3 năm là phải thanh lý vì lúc đó các con lớn sẽ không thích chung giường nữa.
Thứ 2, bé ngủ ở tầng trên thì có thể có cảm giác bất an, chênh vênh, trong khi bé ngủ ở tầng dưới sẽ cảm thấy bị đè nén. Đó là còn chưa kể đến việc hai bé sẽ có lúc xung đột với nhau khi mà đứa ở tầng trên hoặc tầng dưới cọ quậy gây ra tiếng động, gây ảnh hưởng đến đứa còn lại.
Thứ ba, sẽ khó tạo ra sự công bằng trong gia đình vì sẽ có trường hợp cả hai đứa sẽ đòi ngủ ở tầng trên hoặc tầng dưới mà bố mẹ rất khó phân xử… Mình có tham khảo các thiết kế có sẵn trên thị trường nhưng không có mẫu nào phù hợp. Là một kiến trúc sư, mình lên kế hoạch tự tay thiết kế và đặt đóng phòng ngủ cho các con.”.
Cách ông bố trẻ thiết kế phòng cho 2 con
1. Ý tưởng
Theo anh Hải, khi bắt tay vào thiết kế phòng cho 2 con của mình anh đặt ra tiêu chí, đó là các con phải được sinh hoạt độc lập, cả về học tập và nghỉ ngơi, vui chơi. Như vậy các con sẽ ít xảy ra mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên với diện tích của căn phòng không cho phép cùng lúc có 2 bàn học, 2 giường ngủ, 2 tủ sách và 2 tủ quần áo được nên anh quyết định nghiên cứu về nội thất thông minh để tiết kiệm không gian.
2. Phân chia không gian
Mặc dù diện tích căn phòng không rộng nhưng anh Hải bố trí khu học tập, khu vận động và khu ngủ nghỉ riêng biệt cho 2 con. Để làm được điều này, ông bố trẻ sử dụng giường bàn nâng hạ tự động, loại tuyệt đối an toàn với trẻ em. Giường ngủ, bàn học, bảng viết, giá sách truyện cá nhân đều được tích hợp trong một module. Phần khoảng không còn lại anh thoải mái đặt tủ quần áo, giá sách rộng cho 2 con. Các con sẽ có không gian học tập, vui chơi, sinh hoạt riêng của mình chỉ qua một vài lần bấm nút điều khiển.
Nội thất trong phòng đều do 1 tay anh Hải tính toán và thiết kế.
Cụ thể như sau:
Video đang HOT
- Khu học tập: Bàn học thiết kế chống gù chống cận, với mặt bàn có thể điều chỉnh theo từng tư thế học tập của con (viết, đọc sách, vừa viết vừa đọc, vẽ), tích hợp cả đèn chống lóa và bảng từ. Kệ sách tích hợp thang trèo giúp các bạn nhỏ có thể tự trèo lên lấy sách một cách dễ dàng.
- Khu vui chơi, sáng tạo, vận động: Phòng thiết kế khu sân khấu riêng cho con gái có thể đàn hát, ghế mặt trăng để đọc sách bên cửa sổ. Còn bé trai thì có hẳn góc bàn sáng tạo với các ngăn để đồ ngay trên mặt bàn giúp con ngăn nắp, gọn gàng sau khi chơi xong. Đặc biệt, trong phòng còn bố trí được cả một xà vận động tích hợp 4 chức năng (xà đơn, xà kép, bóng rổ, sasuke) ngay trong phòng chỉ 10m2, giúp bạn nhỏ dễ dàng vận động ngay trong phòng, luyện tập thể chất ngoài giờ học, giờ chơi. Xà này chịu lực đến 120kg nên bé có thể thoải mái leo trèo, đu người.
- Khu ngủ nghỉ: Giường có các ngăn để đồ và đệm ở phía dưới giúp các con đựng được nhiều đồ gọn gàng mà không tốn diện tích.
Anh Hải chia sẻ: “Căn phòng này sẽ giúp các con tự lập sớm, đặc biệt là trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày của mình. Mọi thiết kế của mình đều có lý do.
Ví dụ như giá sách có những bộ phận như thang trèo, giống như giá sách của các thư viện lớn nhưng gọn gàng, dễ sử dụng và thẩm mỹ hơn. Các con không thể lấy lý do là còn nhỏ tuổi không với được trên cao mà lười dọn dẹp ngăn nắp hay vệ sinh khu vực quản lý của mình. Với tủ quần áo, mình sử dụng các nan thoáng, bên trong là bịt mica. Cách này vừa làm nhẹ nhàng thanh thoát không gian bên trong phòng, vừa là để các con cần phải ngăn nắp ngay từ bên trong. Không có chuyện bố mẹ bảo dọn phòng thì tống tất cả vào tủ “khuất mắt trông coi” được.
Đặc biệt, vì 2 con mình đều bị cận từ khi đi học lớp 1, do vậy khi làm phòng cho các con, mình chú trọng vào điều này nhất. Mình nhận thấy đa phần các con bị cận là do nguyên nhân cúi gù thụ động khi ngồi học trên bàn không có mặt phẳng nghiêng. Vì thế khi thiết kế, mình làm bàn học cho các con có thể linh động thay đổi góc nghiêng phù hợp trong các việc: ngồi viết, ngồi đọc sách, vẽ tranh mỹ thuật. Từ đó bảo vệ mắt và cột sống của các con.
Việc con bị cận sớm cũng là do không gian học không đủ ánh sáng. Đèn học có độ phủ ánh sáng hẹp. Khi nghiên cứu, mình phát hiện ra rằng, đèn học cần có khoảng phủ sáng rộng tối thiểu 2m xung quanh vị trí ngồi học của con. Khi trên bàn xuất hiện các phần sáng tối khác nhau sẽ làm cho đồng tử mắt các con phải co dãn liên tục gây ảnh hưởng tới thị lực của mắt. Mình không dùng đèn bàn bình thường cho các con học. Mình sử dụng loại đèn có dải sáng dài, ánh sáng có màu giống ánh sáng ban ngày, đèn không bị nhấp nháy và có độ phủ sáng rộng, đều trên toàn bộ khu vực học của con.
Ngoài ra, trong phòng còn có các không gian khơi gợi cảm hứng sáng tạo cho các con. Mình nghĩ điều này rất quan trọng. Muốn các con chăm chỉ đọc sách thì nên tạo cho căn phòng một không gian thật đẹp và đặt vào đó một giá sách. Trong phòng, phần giao thoa giữa 2 không gian riêng tư của hai bé là phần để các bé thư thái đọc sách. Bục ngồi bên cửa sổ phía dưới cũng là chỗ để đồ. Như vậy vừa khuyến khích các con đọc sách, lại vừa tiết kiệm được không gian”.
Những góc khác của căn phòng.
Vợ chồng trẻ thuê nhà hơn 20 triệu/ tháng: Định nghĩa "an cư lạc nghiệp' đã khác
Hằng Lee cho rằng nhu cầu của mỗi gia đình sẽ thay đổi theo thời gian bao gồm nhà cửa, do vậy đi thuê nhà sẽ là lựa chọn tốt nhất đối với cô.
Hằng Lee (31 tuổi) hiện đang thuê căn hộ rộng 75m2 cùng gia đình tại Hà Nội. Số tiền cho khoản mục thuê nhà hàng tháng rơi vào khoảng 21 triệu đồng bao gồm giá thuê 17 triệu và phí dịch vụ 4 triệu đồng. Với mặt bằng chung, đây là một số tiền khá lớn dành cho việc đi thuê nhà.
Cùng gặp Hằng Lee để hiểu hơn về quan điểm nhà cửa của cô cũng như kinh nghiệm trong chuyện đi thuê nhà.
Hằng Lee
Bạn đã chi bao nhiêu tiền cho nội thất nhà thuê?
Nhà của mình thuê đầy đủ nội thất cơ bản bao gồm: giường ngủ, tủ quần áo, bàn ghế, tivi, máy giặt, tủ lạnh, mình chỉ mua thêm đồ trang trí thôi. Giai đoạn đầu sắm sửa hết tầm 20 - 30 triệu động, sau 2 năm ở thì mình đã bổ sung thêm một vài món đồ trang trí và đồ điện gia dụng khác, khoảng 100 triệu đồng.
Hằng Lee có nghĩa rằng sau khi chuyển đi mình sẽ tiếc khi đã bỏ nhiều công sức trang trí nhà cửa vậy không?
Tuy là nhà thuê, mình luôn tâm niệm đó là căn nhà tổ ấm của bản thân, nơi để về, vì thế mình muốn trong thời gian ở đây cả nhà sẽ thoải mái nhất có thể. Ngoài những nội thất có sẵn, mình cũng sẵn sàng mua thêm những đồ gia dụng khác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, vì chắc chắn sau này khi rời đi vẫn có thể mang theo như: sắm tivi to hơn, thay tủ lạnh hai cánh, thêm máy sấy quần áo, thay máy điều hòa 2 chiều, thêm đèn sưởi nhà vệ sinh,...
Còn những đồ gì không thể mang theo thì mình cân nhắc mua loại vừa tiền thôi. Ví dụ như thay vì sắm 1 chiếc thảm xịn 3-4 triệu đồng ở phòng khách, mình chỉ mua 1 chiếc thảm 500 nghìn trên mạng vì diện tích phòng khách căn nhà sau này chắc chắn sẽ rộng hơn nên cũng không dùng lại được.
Căn nhà trong năm đầu tiên chuyển đến.
Nhiều người cho rằng "an cư lạc nghiệp", tại sao bạn vẫn quyết định đi thuê nhà?
Thực ra định nghĩa "an cư lạc nghiệp" đối với thế hệ trẻ bây giờ cũng khá linh hoạt theo quan điểm của mỗi người. Mình nghĩ trước khi quyết định xuống tiền đầu tư mua nhà, mình có thể trải nghiệm 2-3 năm ở thuê để tìm hiểu kỹ hơn về khu nhà này xem có phù hợp không. Đặc biệt là đối với các cặp gia đình trẻ tài chính chưa đủ, bạn hoàn toàn có thể đầu tư khoản tiền cho các lĩnh vực khác thay vì mua nhà ngay.
Hơn nữa, nhu cầu của vợ chồng mình thay đổi khá nhiều nên mình cũng không muốn gắn bó ngay với một ngôi nhà từ lúc đầu. Ví dụ khi có 1 em bé, nhà mình chỉ cần 1 căn hộ 2 phòng ngủ 70m2. Nhưng từ khi có thêm em bé thứ 2, mình mong muốn được chuyển sang căn hộ rộng hơn với 3 phòng ngủ để thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.
Ban công cực chill.
Bạn có ý định mua nhà trong tương lai không?
Chắc chắn về lâu về dài mình vẫn sẽ mua nhà, vẫn sẽ "an cư lập nghiệp" nhưng ở thì tương lai. Có thể khi con mình chuẩn bị vào cấp 1, hai vợ chồng mình sẽ cố gắng để tìm một căn hộ 3 phòng ngủ để hai bạn nhỏ có nhiều không gian chạy nhảy hơn.
Khi thuê nhà, Hằng Lee đặt tiêu chí gì lên hàng đầu để chọn nơi đó?
Tiêu chí hàng đầu của mình là nhà phải gần công ty của hai vợ chồng. Thực sự trong 2 năm thuê nhà vừa qua, mình thấy rất hài lòng vì tiết kiệm được 1-2 tiếng mỗi ngày trôi qua trên con đường tắc nghẽn như hồi mình còn ở cùng nhà với bố mẹ.
Tiếp theo, mình luôn áp dụng quy tắc "điện - đường - trường - trạm" khi tìm nhà. Nói cách khác, mình tìm nhà ở trong khu vực cung cấp đủ các dịch vụ như trường học, bệnh viện, công viên, trung tâm mua sắm, chợ búa,... Sau đó, mình sẽ tìm hiểu sâu hơn về tòa chung cư bao gồm: có khuôn viên riêng không, có tiện ích gì không, có vấn đề gì với chủ đầu tư/ban quản trị không, diện tích nhà thế nào, có hướng Đông Nam không,...
Hiện tại, căn nhà mình đang ở gần công ty và trường con học, vừa có không gian dưới nhà cho gia đình vui chơi sau giờ tan làm, cũng như thuận tiện đủ đường nếu cần đưa con đi khám bệnh hay mua sắm cuối tuần.
Bạn phân bổ thu nhập cho thuê nhà và tiền tiết kiệm hàng tháng ra sao?
Trước khi quyết định thuê nhà, gia đình mình ngồi cân đối với nguồn tài chính hiện tại và phân bổ các phương án đầu tư khác nhau để đưa ra phương án và lợi suất tối ưu khi thuê thay vì mua căn hộ. Đồng thời xem xét mức tối đa cho chi phí thuê nhà và các khoản chi phí cố định phát sinh hàng tháng.
Do đó, việc thuê nhà và trả phí dịch vụ luôn nằm trong kế hoạch của gia đình. Đây là nhà để ở nên không thể tính quá chi li, tránh việc gây áp lực hàng tháng khi đang sinh sống trong chính căn nhà này.
Một vài góc nhỏ nhẹ nhàng trong nhà của Hằng Lee.
Theo Hằng Lee, có những lưu ý gì liên quan đến tiền bạc khi đi thuê nhà?
Bước đầu tiên khi đi thuê nhà, bạn và chủ nhà cần có hợp đồng thuê nhà thể hiện rõ toàn bộ các điều khoản liên quan đến tiền thuê nhà, quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Tốt nhất bạn nên làm qua bên trung gian để có sẵn mẫu hợp đồng chuẩn và minh bạch hóa quy trình thuê nhà.
Sau đó xuyên suốt trong quá trình thuê nhà, mình đặt lịch trong điện thoại nhắc hạn nộp tiền nhà hàng quý để chuẩn bị đủ tiền và luôn thanh toán cho chủ nhà đúng hẹn. Ngoài ra, bạn nên lưu lại toàn bộ các tin nhắn và hình ảnh chuyển tiền với chủ nhà để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có trong tương lai.
Thời gian thuê nhà 2 năm vừa qua cũng không quá dài, mình nghĩ rằng khi đi thuê nhà đừng quá áp lực và hãy nghĩ việc về việc này thoáng lên. Nếu bạn đang ở chung với bố mẹ, việc thuê nhà có thể là một bước đệm dễ thực hiện hơn để các bạn trẻ có thể trải nghiệm ở riêng so với quyết định xuống tiền mua cả 1 căn nhà mới.
Xin cảm ơn Hằng Lee vì những chia sẻ!
Vợ chồng trẻ mua nhà Hà Nội 3,7 tỷ với tiêu chí: Thà trả góp còn hơn ở nhà thuê Bí quyết giúp vợ chồng trẻ mua nhà Hà Nội vào năm 30 tuổi. "Trước kia 2 vợ chồng mình ở Hoàng Mai, Hà Nội. Mình thì làm ở Cầu Giấy, mỗi sáng đi làm đúng kiểu đi thật xa để trở về. Hai vợ chồng rong ruổi từ sáng sớm tinh mơ, bữa tối xong xuôi cũng toàn 10h đêm. Rồi khi...