Ông bố trẻ “tung” 7 tỷ xuống ruộng hoang…thành trại lợn VietGAP
Thuê lại hơn 3ha đất khó canh tác, gần như bị bỏ hoang của địa phương để làm trang trại chăn nuôi tổng hợp, anh Trương Trọng Nhạc, thôn Thượng 2, xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã vươn lên thoát nghèo, là tấm gương cho nhiều bà con nông dân địa phương noi theo.
Trước khi bắt tay vào làm trang trại chăn nuôi, cũng như nhiều hộ gia đình khác tại địa phương, gia đình anh Nhạc chỉ sống phụ thuộc vào mấy sào ruộng, quanh năm”bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà không đủ ăn. Nhìn các con ngày một khôn lớn, việc ăn học cho các cháu ngày càng đè nặng lên đôi vai, anh Nhạc quyết tâm phải thoát khỏi cái nghèo.
Mô hình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Trương Trọng Nhạc, xã Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh Trà Hương
Thấy vùng đất chiêm trũng của địa phương khó canh tác lúa, năm 2008, anh Nhạc quyết định thuê lại để làm trang trại chăn nuôi lợn, kết hợp nuôi vịt, thả cá. Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, công việc chăn nuôi của anh gặp nhiều thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trang trại của anh ngày càng được đầu tư quy mô, khang trang, hiện đại hơn.
Video đang HOT
Chỉ vào khu trang trại chăn nuôi khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP của mình, anh Nhạc cho biết, hơn chục năm trước, khu trại này rất hoang sơ, gần như bị bỏ hoang, cả khu chỉ có hai cái ao nằm giữa cánh đồng. Để có được trang trại quy mô như ngày hôm nay, gia đình anh đã đầu tư khoảng 7 tỷ đồng cho toàn bộ hệ thống trang trại.
Khu vực chuồng trại nuôi lợn rộng hơn 1ha với quy mô hoàn toàn khép kín theo tiêu chuẩn VietGap, được trang bị hệ thống làm mát điều chỉnh được nhiệt độ và hầm Biogas. Khoảng 2ha diện tích mặt nước, anh nuôi vịt và thả cá. Với số diện tích đất còn lại, anh xây nhà xưởng để lắp đặt lò ấp trứng.
Anh chia sẻ, không nên chỉ tập trung nuôi 1 loại gia súc, gia cầm. Bên cạnh việc lựa chọn thời điểm tái đàn hợp lý, người chăn nuôi cũng phải biết lượng sức mình khi đầu tư, tránh việc đầu tư ồ ạt, theo trào lưu, luôn chủ động lường trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đặc biệt, phải đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu mới đem lại hiệu quả kinh tế bền vững. Chất lượng tốt tạo dựng được uy tín, thương hiệu, từ đó, sẽ có thị trường ổn định.
Hiện tại, anh nuôi gần 100 con lợn nái chuyên sinh sản để bán giống và hơn 300 con lợn thịt. Do được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng nên đầu ra các sản phẩm lợn giống cũng như lợn thịt rất thuận lợi, được phân phối trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Tuyên Quang, Lai Châu… Mỗi địa phương anh đều có những đầu mối tiêu thụ quen nên không lo phải phụ thuộc vào một thị trường nào. Việc chăn nuôi lợn giúp gia đình anh thu lãi gần 300 triệu đồng/năm.
Ngoài chăn nuôi lợn giống, lợn thịt, anh Nhạc còn kết hợp chăn nuôi vịt và thả cá, với khoảng 3 nghìn con vịt đẻ cùng diện tích ao nuôi cá mỗi năm mang lại cho anh thu nhập thêm khoảng 300 triệu đồng. Mô hình trang trại kết hợp của anh Nhạc đang tạo việc làm ổn định cho 3 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân gần 6 triệu đồng/người/tháng.
Với những thành tích trong chăn nuôi, năm 2015, anh Nhạc vinh dự được nhận Bằng khen của UBND tỉnh. Ông Lê Duy Chung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Kiên cho biết, gia đình anh Nhạc là một trong những hộ nông dân chăn nuôi số lượng lớn tại địa phương. Từ một hộ kinh tế khó khăn, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có kinh tế khá giả. Mô hình trang trại tổng hợp của gia đình anh mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều bà con nông dân trong xã học tập, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Theo Phùng Hải (Báo Vĩnh Phúc)
Ở nơi đàn bà, con gái cũng nuôi, bắt được rắn hổ mang
"Thức ăn chính của rắn hổ mang là gà, vịt con thải loại. Nuôi rắn hổ mang tốn ít thức ăn, nhân công lao động vì từ 2- 3 ngày mới phải cho ăn 1 lần. Tuy nhiên, rắn hổ mang là loại rắn cực độc, vì vậy, trong quá trình nuôi phải thật sự cẩn thận, nhất là vào mùa giao phối, rắn hổ mang thường rất dữ tợn và hay tấn công người"-ông Phùng Văn Cương, thôn 4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc) cho biết.
Nhờ kiên trì, cần cù, chịu khó, ông Phùng Văn Cương, thôn 4, xã Vĩnh Sơn đã gây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang, mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.
Mô hình nuôi rắn của gia đình ông Phùng Văn Cương, thôn 4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: Chu Kiều
Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, trước những khó khăn, ông Cương phải bươn trải nhiều nghề để kiếm sống. Thế nhưng, cái nghèo vẫn cứ đeo bám lấy gia đình ông. Năm 1997, ở địa phương có một số hộ gia đình gây nuôi rắn hổ mang thành công và cho thu nhập khá, ông Cương mạnh dạn tìm tòi, học hỏi và trút hết vốn liếng tích lũy được để đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi hơn chục con rắn hổ mang sinh sản. Thế nhưng, mọi thứ không được như kỳ vọng, sau hơn 10 năm chăn nuôi, năm 2008, đàn rắn của ông Cương bị bệnh phổi, chết gần hết.
Với bản chất của người lính cụ Hồ, không khuất phục trước những khó khăn, thử thách, từ số rắn ít ỏi còn sót lại, ông Cương bắt tay vào việc gây nuôi lại đàn rắn. Ông Cương tích cực tìm hiểu về đặc tính, cách phòng, trị bệnh cho rắn hổ mang qua sách, báo, ti vi và học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ các hộ đi trước ở địa phương. Mất khoảng 2 năm, ông Cương bắt đầu cho xuất bán lứa rắn thương phẩm đầu tiên.
Ông Cương cho biết: Nuôi rắn hổ mang lãi nhất là ở vụ trứng rắn. Thông thường, mỗi một con rắn cái cho từ 20- 25 quả/vụ và đẻ liên tục trong vòng tháng. Với giá bán hiện nay dao động từ 60- 80 nghìn đồng/1 quả, gia đình có thể thu về từ 1-2 triệu tiền trứng/con rắn cái. Còn giá rắn thịt hiện nay là 600-700 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, cho thu lãi từ 200- 300 nghìn đồng/con.Ông Cương vừa chăn nuôi rắn thương phẩm, vừa nhân giống số lượng rắn và đầu tư chuồng trại mở rộng quy mô. Đầu năm 2018, ông Cương đầu tư hàng tỷ đồng để mua 1 ô đất rộng hơn 200m2 và xây dựng chuồng trại chăn nuôi quy củ với hệ thống làm mát, quạt thông gió đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè để rắn sinh trưởng và phát triển tốt. Mỗi ô rắn, ông Cương xây dựng theo thiết kế chuẩn, xếp tầng vừa tiết kiệm diện tích, vừa tiện cho việc chăm sóc và xuất bán.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang ông Cương cho biết: "Rắn thường hay bị bệnh phổi, ướp xác khiến rắn chậm lớn và chết. Vì vậy, để đảm bảo cho rắn sinh trưởng và phát triển tốt, cùng với việc xây dựng hệ thống chuồng trại đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, cứ 2- 3 ngày gia đình tôi dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ và cho ăn thêm thuốc kháng sinh phòng bệnh...
Hiện nay, nghề nuôi rắn đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, ông Cương cũng như những người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn mong muốn tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp vào đầu tư các cơ sở chế biến rắn thương phẩm trên địa bàn để sản phẩm rắn có đầu ra ổn định.
Theo Thanh Huyền (Báo Vĩnh Phúc)
Một Hợp tác xã nuôi đàn rắn hổ mang cực độc lên tới 30.000 con Ông Nguyễn Văn Thịnh, Giám đốc HTX Chăn nuôi và Chế biến rắn Thịnh Hưng (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: "Hiện, số lượng rắn nuôi của HTX đạt khoảng hơn 30.000 con rắn sinh sản, gấp hơn 60 lần so với thời điểm mới thành lập. Từ đầu năm 2018 đến nay, HTX cung ứng cho thị...