Ông bố Mỹ đưa con đi phượt Mông Cổ để cai điện thoại
Nhận ra con trai sử dụng điện thoại quá nhiều, nhà leo núi người Canada tìm cách dành thời gian trò chuyện với con hơn thông qua chuyến đi tới Mông Cổ.
Theo BBC, Clarke, một nhà leo núi kiêm vận động viên trượt tuyết sống tại bang Alberta (Canada), cảm thấy giữa ông và cậu con trai Khobe ngày càng xa cách. Mỗi khi ở nhà, chàng thanh niên này chỉ chăm chú vào điện thoại mà không giao tiếp với cha mình.
Tuy nhiên, Clarke trách bản thân ông nhiều hơn là trách con trai. Khi Khobe còn nhỏ, cậu thích chơi điện tử trên chiếc điện thoại Blackberry và Clarke cho phép con trai chơi thoải mái.
Khobe không tiếp xúc với các thành viên trong gia đình nhiều mà chỉ chăm chăm dùng điện thoại. Ảnh: Jamie Clarke.
“Gia đình phải chịu trách nhiệm chính cho việc ‘nghiện’ điện thoại của con cái, nhất là khi để chuyện đó kéo dài. Điện thoại là một thiết bị hấp dẫn, nhưng có vẻ như nó đang điều khiển cuộc sống của chúng ta, còn chúng ta thì không”, ông chia sẻ.
Vấn đề ngày càng bộc lộ rõ trong một chuyến đi của gia đình Clarke vài năm trước. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 50 của ông, cả nhà cùng nhau đi trượt tuyết ở một nơi hẻo lánh. Nơi đây không có mạng wifi, thậm chí là cả sóng điện thoại.
“Tôi cảm thấy kỳ lạ và bứt rứt khi không có điện thoại kề bên. Chưa bao giờ tôi rời xa điện thoại lâu như thế”, cậu con trai kể lại.
Video đang HOT
Clarke và con trai rông ruổi trên yên ngựa tại Mông Cổ. Ảnh: Jamie Clarke.
Chàng thanh niên cũng thừa nhận rằng, anh cảm thấy đau khổ và trở nên cáu gắt với các thành viên còn lại trong gia đình khi không truy cập được Instagram hay Snapchat để cập nhật tình hình hiện tại của bạn bè. Điều này khiến Clarke nghĩ về sự lệ thuộc vào công nghệ của gia đình ông, khiến ông quyết tâm tìm cách chấm dứt tình trạng này.
Chuyến đi tới Mông Cổ gắn bó tình cha con
Khoảng một năm trước, Clarke đã đề nghị con trai đi cùng ông khám phá quốc gia Mông Cổ bằng xe môtô. Đó cũng là ước mơ của ông từ rất lâu rồi. Tuy ban đầu Khobe thẳng thừng từ chối, sau đó chàng trai nghĩ lại và cho rằng đó là một ý tưởng hay.
Để thực hiện chuyến đi này, Khobe phải lấy bằng xe máy và tập leo núi. Trong khi ông Clarke đã chinh phục đỉnh Everest hai lần, Khobe chưa từng leo núi bao giờ và anh phải luyện tập rất nhiều.
Hai cha con cùng nhau leo núi tuyết. Ảnh: Jamie Clarke.
Hai cha con đã di chuyển hơn 2.200 km dọc đất nước Mông Cổ bằng môtô, ngựa và lạc đà. Khobe được phép lưu lại hành trình chuyến đi trên Instagram, nhưng hai người hạn chế sử dụng mạng xã hội ít nhất có thể.
Khobe nói: “Tôi cảm thấy thực sự mệt mỏi khi phải rời xa điện thoại. Mọi thứ trở lên thật nhàm chán. Thường khi ở nhà, tôi sẽ xem Youtube hoặc Netflix mỗi khi rảnh. Còn trong chuyến đi, tôi đành phải ngắm sao và tự chơi với những ngón tay của mình”.
Tuy nhiên, anh cũng chia sẻ rằng, dành thời gian gắn kết với cha là điều vô cùng đáng giá, đặc biệt là thời gian trong lều để nấu ăn và trò chuyện.
Chàng trai thích nhất khoảng thời gian ở lều cùng cha trong chuyến đi Mông Cổ. Ảnh: Jamie Clarke.
Mặt khác, thông qua chuyến đi, Clarke ngạc nhiên khi nhận ra con trai mình trưởng thành nhường nào. Ông nói: “Trước đây, trong mắt tôi, Khobe vẫn còn là một cậu bé lười rửa bát và hay vứt áo khoác bừa bãi. Giờ tôi đã nhận ra con trai mình đã trở thành một chàng trai trẻ biết gánh vách nhiều trách nhiệm”.
Cha mẹ không nên đổ lỗi cho công nghệ
Caroline Knorr, biên tập viên của tổ chức phi lợi nhuận giáo dục cha mẹ về truyền thông và công nghệ Common Sense Media, khẳng định: “Bạn không cần phải du lịch tới quốc gia khác chỉ để gắn kết với con cái”.
Ông Clarke có cái nhìn khác về con trai sau chuyến đi Mông Cổ. Ảnh: Jamie Clarke.
“Cha mẹ hoàn toàn có thể tận dụng thời gian ở nhà để thử và làm những điều thú vị như chơi trò chơi tập thể, đi dạo hoặc cùng nhau xem phim. Quan trọng là các bậc phụ huynh phải hình thành và duy trì những thói quen mới đó”, bà chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó, bà Knorr nhấn mạnh rằng, cha mẹ không nên đổ tội cho công nghệ. “Các phụ huynh thường lo lắng về chuyện công nghệ làm hay đổi hành vi của trẻ. Thực chất, xu hướng thanh thiếu niên quan tâm đến văn hóa nhạc pop hơn truyền thống gia đình là một điều bình thường trong xã hội hiện nay”, bà nói.
Theo Zing
Đức lặp đắt hàng rào điện phòng dịch tả lợn châu Phi tại khu vực biên giới
Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, ngày 20/12, Đức đã bắt đầu thiết lập các hàng rào điện tại đường biên giới giáp với Ba Lan thuộc địa phận bang Brandenburg, miền Đông Bắc nước này.
Ảnh minh họa: notesfrompoland.com
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn tuyên bố của Bộ Bảo vệ người tiêu dùng bang Brandenburg cho biết chính quyền mỗi địa phương thuộc bang này sẽ quyết định vị trí chính xác lắp đặt các hàng rào điện. Quyết định trên được đưa ra sau khi Ba Lan phát hiện một con lợn rừng bị nhiễm bệnh tả lợn châu Phi ở khu vực cách biên giới giữa Đức và Ba Lan khoảng 40 km.
Bộ Nông nghiệp và Lương thực Đức đã nhanh chóng triển khai một chiến dịch thông tin tới người dân bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó kêu gọi mọi người không vứt bỏ thức ăn thừa ở các khu vực biên giới. Ngoài ra, Chính phủ Đức cũng sẽ siết chặt các quy định về đi lại tại những khu vực bị ảnh hưởng cũng như nới lỏng qua định săn bắn để giảm số lượng lợn rừng nhằm tránh lây lan virus.
Hiện nhiều bang ở Đức cũng đã đặt mua các hàng rào điện để bảo vệ và ngăn chặn sự lây lan của bệnh tả lợn châu Phi. Trước đó, Đan Mạch đã hoàn thành xong hàng rào bảo vệ vĩnh viễn dọc biên giới với Đức sau 10 tháng lắp đặt. Hàng rào cao 1,5 m, chạy dài gần 70 km từ khu vực Biển Baltic đến Biển Bắc.
Bệnh tả lợn châu Phi có nguồn gốc ở Nam Phi và xuất hiện ở châu Âu vào những năm 1960. Từ năm 2014, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trở lại ở các nước Tây Âu, bắt nguồn từ những con lợn rừng được đưa vào các khu rừng ở Bỉ để phục vụ mục đích săn bắn. Khả năng lây lan nhanh của virus gây bệnh được thể hiện qua tốc độ lây lan từ Trung Quốc sang các nước khác trong năm 2018, như Mông Cổ, bán đảo Triều Tiên, các nước ở Đông Nam Á và Timor Leste.
Không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bệnh tả lợn hiện không thể gây bệnh ở người nhưng có khả năng lây truyền sang các loài vật ruồi, muỗi, chuột, mèo và gia cầm như gà, vịt. Lợn bị bệnh tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như tai xanh, cúm, sốt thương hàn... Những bệnh này mới chính là tác nhân gây nguy hiểm cho người do có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa.
Anh Đức
Theo baotintuc.vn
Gazprom và Mông Cổ ký biên bản ghi nhớ về đường ống Sila Siberia-2 Trong khi chưa có xác nhận chính thức từ phía Trung Quốc về việc mua khí đốt từ các mỏ phía Tây Siberia của Nga, Gazprom đã chớp lấy thời cơ ký Biên bản ghi nhớ về đường ống Sila Siberia - 2 với Mông cổ. Chủ tịch điều hành Gazprom Ông Aleksey Miller ký Biên bản ghi nhớ với Mông cổ Dự...