Ông bố cùng con 22 tháng trekking hang ở Hải Phòng, xúc động và tự hào lắm khi con không bỏ cuộc
Cậu bé Táo chưa đầy 2 tuổi cùng bố trải nghiệm chuyến đi khám phá hang động hoang sơ tại đảo Cát Bà, Hải Phòng.
Với đam mê du lịch mạo hiểm, mới đây ông bố nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lê Cao Hải (thường gọi là HaiLeCao) đã có chuyến trekking đến Hang Thủng, tại đảo Cát Bà, Hải Phòng.
Đặc biệt, người bạn đồng hành của anh trong chuyến đi này không phải là những người anh em cùng sở thích mà là cậu con trai nhỏ tên Táo, 22 tháng tuổi.
Đồng hành với ông bố NAG trong chuyến đi trải nghiệm này là “người bạn nhí” 22 tháng tuổi.
Ông bố trẻ nhớ lại: ” Cung đường khá trơn và có nhiều đoạn gắt như băng rừng, trèo vách đá,… nhưng cả hành trình chỉ khoảng 30 phút đủ để con trải nghiệm. Mình đã hỗ trợ bế, cõng ở những đoạn đường quá sức với con, còn lại mình để con tự lực bước đi bằng chính đôi chân của mình để cảm nhận được độ trơn trượt của đất, độ sắc cứng của đá và độ chắc, mủn của cây…”.
Nói về quyết định này, anh lý giải: “Mình sớm định hướng cho con được trải nghiệm và gần gũi với thiên nhiên từ sớm để chúng dần hiểu và yêu thích khám phá thế giới tự nhiên bên ngoài thực tế nhiều hơn là quan màn hình ti vi hay sách vở”.
Anh Hải mong muốn con trai sớm được khám phá và trải nghiệm thế giới tự nhiên bên ngoài.
Để con sẵn sàng bước vào những cung đường trekking lần này, ông bố 8x đã lên kế hoạch trước đó khá lâu. Anh chuẩn bị kĩ lưỡng sức khỏe và tinh thần cho con trai bằng những bài tập đều đặn mỗi ngày cách đây 2 tháng.
Mỗi chiều, anh cùng con cùng tập luyện các bài tập từ đơn giản đến phức tạp như kéo xà, chống đẩy, giữ thăng bằng, tập tiền đình, leo cầu thang và đi trên tường. Trước đó, anh thường đưa con đến các bãi biển hoang sơ của Hải Phòng để con dần làm quen, thích nghi với nắng gió.
Video đang HOT
Cung đường Táo cùng ba đi qua không ít khó khăn
Ở những đoạn đường khó, cậu bé được ba giúp sức.
Anh cũng không quên động viên, khích lệ con.
Để thực hiện chuyến đi, anh cũng chuẩn bị cho con đầy đủ các loại thuốc cần thiết, quần áo dài và không thể thiếu sữa là món Táo rất “nghiện”.
” Rõ ràng đã luyện tập cùng và hiểu được tính cách con nhưng khi vào cung đường mình vẫn rất ngạc nhiên về sự lỳ lợm trước khó khăn và cố gắng của bé. Trong quá trình leo, mình luôn bên cạnh như lúc tập để cổ vũ tinh thần và liên tục hướng dẫn để cho bé tự tin cũng như hiểu được các kỹ năng cần thiết khi leo núi. Chính điều này làm bé luôn tự tin và hào hứng quyết, tâm cao hơn.
Có những đoạn đường mình nghĩ con sẽ kêu la hoặc nũng nịu đầu hàng nhưng không. Vẫn những tiếng “hây a ẹ ẹ” kéo dài như thường ngày hay tập với ba rồi con lại kiên trì bước tiếp. Có pha ngã ngang dốc vì đoạn vướng đá quá khó so với tuổi mà con vẫn đứng dậy không kêu khóc khiến mình vô cùng tự hào”, ông bố xúc động.
Hai ba con ăn mừng khi lên đỉnh.
Kết thúc hành trình, anh HaiLeCao tiếp tục cùng con rèn luyện sức khỏe để theo đuổi dự định tiếp tục đưa cậu con trai nhỏ đến những cung đường trải nghiệm tiếp theo.
Chia sẻ về chuyến đi của mình và trải nghiệm khó quên của bé Táo, ông bố này cũng dành lời khuyên cho các bậc cha mẹ không nên để con làm theo các động tác leo trèo như con trai anh đã thực hiện. Theo anh, việc này là cần dựa vào sức khỏe của bé cũng như cần có quá trình tập luyện, chuẩn bị kĩ càng để tránh những sự cố không đáng có.
Điểm đến du lịch: Sín Chải - Linh hồn vẹn nguyên của núi rừng Sa Pa
Sín Chải là bản làng đơn sơ mộc mạc, nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa hơn 2km. Ở đó vẫn còn lưu giữ nét đơn sơ mộc mạc điển hình của bản làng vùng cao.
Nụ cười thân thiện luôn mỗi khi bắt gặp một vị khách du lịch trên đường. Và Sín Chải là một bản như thế.
Điểm đến du lịch: Sín Chải - Nơi còn nguyên vẻ hoang sơ của núi rừng Sa Pa
Sín Chải là bản làng đơn sơ mộc mạc, nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa hơn 2km. Ở đó vẫn còn lưu giữ nét đơn sơ mộc mạc điển hình của bản làng vùng cao. Nụ cười thân thiện luôn mỗi khi bắt gặp một vị khách du lịch trên đường. Và Sín Chải là một bản như thế.
Sa Pa từ lâu đã nổi tiếng với các bản làng Cát Cát, Tả Van, Tả Phìn; với nhà thờ đá uy nghi tồn tại lâu đời hay nóc nhà Đông Dương Fansipan... Tuy nhiên làn sóng du lịch đã tràn vào Sa Pa, khiến nó dần bị thương mại hóa.
Bản Sín Chải thuộc xã San Sả Hồ (cũ), nay thuộc xã Hoàng Liên, nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 4km. Mặc dù nằm ngay cạnh Cát Cát - một bản du lịch văn hóa cộng đồng nổi tiếng của Sa Pa, Sín Chải vẫn khá nguyên sơ và vắng lặng so với bản kế bên. Nằm lặng lẽ dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn, được bao bọc bởi những ngọn đồi rộng lớn, Sín Chải là nhà của người Mông đen đã bao đời nay.
Toàn cảnh Sín Chải - Ngôi nhà của người Mông Đen Sa Pa.
Cũng như nhiều bản làng ở Sa Pa nói riêng và vùng cao Tây Bắc nói chung, dân bản chủ yếu sống dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Vào khoảng tháng tư khi trời có mưa, những thửa ruộng bậc thang bắt đầu vào mùa nước đổ.
Khi vào vụ cấy, những thửa ruộng bậc thang sẽ ngập mình trong làn nước. Nước được lấy từ suối nên rất trong, phản chiếu ánh sáng mặt trời khiến cho cả một khoảng rộng lớn đều trở nên lung linh lấp lánh vô cùng đẹp mắt. Đây sẽ là một trải nghiệm mới mẻ vô cùng tuyệt vời khi bạn được tận mắt chứng kiến cảnh bà con dân tộc nơi đây cần mẫn cấy lúa trên ruộng bậc thang như một bức tranh lao động tuyệt đẹp.
Những thuở ruộng bậc thang ở Sín Chải lấp lánh mùa nước đổ.
Điểm đến du lịch: Người dân Sín Chải mộc mạc, chân thành và đáng yêu
Thời điểm du khách đến tham quan Sín Chải nhiều nhất trong năm có lẽ là vào tháng chín, đầu tháng mười, khi ruộng bậc thang ở đây chuyển sang màu vàng óng ả của lúa chín. Khắp nơi đều phảng phất mùi thơm của lúa mới, mùi ngai ngái của thân rạ tươi tạo nên bầu không khí đặc biệt.
Đứng trước khung cảnh bao la, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi ngắm nhìn hàng nghìn thửa ruộng bậc thang trải đều tít tắp, uốn lượn quanh những sườn đồi, lưng núi. Những làn mây, tia nắng ở đây như tô điểm thêm cho bức tranh mùa vàng.Toàn cảnh Sín Chải lúc đó tựa người con gái đẹp kiêu kỳ bên dòng suối uốn lượn quanh co, khoe những đường cong mềm mại với núi rừng.
Sắc thu vàng đẹp như mơ tại Bản Sín Chải.
Dọc theo con đường dẫn vào bản Sín Chải du khách sẽ được ngắm nhìn những nếp nhỏ nhỏ xinh mộc mạc lợp bằng gỗ pơ mu, những nông cụ đơn sơ trước hiên nhà. Đây là điểm đến tuyệt vời cho những ai muốn tìm hiểu về cuộc sống của người Mông Đen ở Sa Pa. Người dân nơi đây có một cuộc sống đơn giản và thanh bình, vào ngày mùa thì lên nương rẫy, trồng thảo quả; khi vụ mùa kết thúc thì chỉ vào rừng kiếm củi, chăn trâu nuôi ngựa. Người phụ nữ tranh thủ thời gian nông nhàn may vá trang phuc truyền thống.
Sín Chải yên bình, lặng lẽ nhìn từ trên cao.
Thông thường du khách đến tham quan bản Sín Chải thì thường kết hợp đi tham bản Cát Cát sau đó đi sang bản Sín Chải. Giá vé vào thăm quan bản Cát Cát với người lớn là 70.000đ/người và trẻ em là 30.000đ/người. Vé vào Sín Chải hiện tại đang miễn phí.
Hiện tại Trekking đang là loại hình du lịch đuộc du khách rất ưa chuộng khi đến tham quan bản Sín Chải. Du khách vừa đi bộ, vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của khung cảnh hai bên đường, vừa có thể tìm hiểu các phong tục tập quán, nếp sống văn hóa và ẩm thực của người dân nơi đây. Và muốn tìm hiểu rõ nét hơn nữa, bạn có thể ngủ lại tại một số homestay trong bản. Giá khoảng 50.000đ/người/đêm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, du khách có thể lựa chọn hình thức tham quan phù hợp với bản than nhất như là mua tour của công ty du lịch, hay tự thuê xe máy để trải nghiệm với giá dao động từ 120.000-150.000đ/xe/ngày.
Du khách trekking tại Sín Chải cũng những thuyết minh viên nhiệt tình người bản địa.
Không ồn ào náo nhiệt, không có người bán hàng mời chào, níu kéo khách du lịch như ở bản du lịch Cát Cát, Tả Phìn hay Tả Van, Sín Chải giờ đây thực sự là linh hồn của núi rừng Tây Bắc, là nơi mọi thứ vẫn còn đơn sơ, nguyên vẹn như thửa ban đầu.
TIPS: Một số lưu ý cần nhớ khi ghé thăm bản Sín Chải - Sa Pa
- Chủ động chuẩn bị một ít đồ uống hoặc một chút đồ ăn vặt , mang quần áo thoải mái tiện dụng và đeo giày thể thao để thuận tiện cho việc di chuyển trên địa hình đồi núi.
- Xin phép trước khi muốn tham quan nhà của dân bản. Lưu ý trước khi vào quan sát kỹ nếu thấy trước nhà hay đầu cầu thang cắm cành lá xanh, cành gai, hay một tấm phên đan mắt cáo thì đó là biểu tượng của sự cấm kị không được vào.
- Không nên mua những món đồ cổ về làm quà lưu niệm, làm vậy dân bản sẽ mất đi những giá trị văn hóa truyền thống vốn có.
- Khi ngồi ăn cơm không ngồi vào các vị trí dành riêng cho người cao tuổi, hay các vị trí bỏ trống cho linh hồn bố mẹ (thường các vị trí ấy gần bàn thờ).
- Trước khi ăn cơm bạn nên cố gắng kiên trì lắng nghe gia chủ tiến hành hết các nghi lễ mời tổ tiên hay chúc phúc ban điều lành, tránh việc vội vàng gắp thức ăn trước, và tuyệt đối không được úp chén bát xuống mâm.
- Khi ngủ lại nhà dân bạn nên tuân thủ sự bố trí của gia chủ không nằm quay chân về phía bàn thờ.
Kinh nghiệm đi Trekking đỉnh Pha Luông khám phá nóc nhà của cao nguyên Mộc Châu Chinh phục đỉnh Pha Luông với hình thức Trekking đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ yêu thích du lịch khám phá và thử thách bản thân. Chắc chắn điểm đến này cùng những trải nghiệm đáng nhớ sẽ không làm bạn thất vọng đâu! Trekking là gì? Phân biệt Trekking và Hiking? Trekking nôm na là một hình thức giải trí,...