Ông Biden và đảng Cộng hòa vừa đạt thỏa thuận để ngăn Mỹ vỡ nợ
Hôm nay (28.5), một nguồn tin của hãng Reuters cho biết Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc để nâng trần nợ, nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của Mỹ.
Theo nguồn tin, thế bế tắc kéo dài nhiều tháng qua được gỡ sau cuộc điện đàm kéo dài 90 phút giữa ông Biden và ông McCarthy vào tối 27.5 (giờ Mỹ). Tuy nhiên, chi tiết về thỏa thuận chưa được tiết lộ. Nguồn tin cho biết các nhà đàm phán đã đồng ý giới hạn mức chi tiêu phi quốc phòng ở mức hiện tại trong 2 năm tới, để đổi lấy việc tăng trần nợ trong khoảng thời gian tương tự.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy (trái) trong cuộc thảo luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 22.5. Ảnh REUTERS
Theo đó, thỏa thuận này sẽ là bước đệm để ngăn chặn một vụ vỡ nợ có nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế Mỹ, miễn là chính phủ của ông Biden vượt qua rào cản cuối cùng là một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội. Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo nước này sẽ vỡ nợ nếu quốc hội không kịp thời thông qua thỏa thuận về việc nâng trần nợ công, vốn được ấn định ở mức 31,4 nghìn tỉ USD.
Video đang HOT
Sau khi ông Biden và ông McCarthy đạt được đồng thuận, các thành viên Hạ viện sẽ có 72 giờ để đọc lại các đề xuất trước khi bỏ phiếu. Tiếp đến, đề xuất sẽ cần phải thông qua ý kiến Thượng viện. Khi cả lưỡng đảng thống nhất thông qua, dự luật sẽ được chuyển cho ông Biden ký ban hành luật chính thức.
Tổng thống Biden phát biểu trước truyền thông ngày 26.5. Ảnh REUTERS
Bế tắc kéo dài đã gây áp lực lên thị trường tài chính Mỹ. Các nhà kinh tế cho rằng vỡ nợ sẽ gây ra hậu quả còn nặng nề hơn nhiều, có nguy cơ đẩy quốc gia vào suy thoái, làm rung chuyển kinh tế thế giới và dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến.
Bế tắc trần nợ Mỹ sẽ được giải quyết trong hôm nay?
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã có một cuộc điện đàm "hiệu quả" nhằm giải quyết bế tắc về trần nợ.
Hãng Reuters đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy hôm 21.5 đã tổ chức một cuộc điện đàm "hiệu quả" về tình trạng bế tắc liên tục liên quan vấn đề trần nợ công. Hai bên thống nhất sẽ trực tiếp gặp nhau trong hôm nay 22.5, ngay sau khi ông Biden trở về Washington từ chuyến công du châu Á.
Cụ thể, phát biểu sau cuộc gọi, ông McCarthy cho biết ông và ông Biden đã có những thảo luận tích cực về cách giải quyết khủng hoảng và các cuộc đàm phán cấp thấp hơn giữa các quan chức sẽ được nối lại. Ông McCarthy nói thêm rằng cuộc thảo luận lần này "tốt hơn" so với những lần trước đó, bởi dù vẫn chưa có thỏa thuận cuối cùng, các bên đã đồng ý nối lại đàm phán.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp G7 tại Nhật Bản ngày 20.5. Ảnh REUTERS
"Những gì tôi đang xem xét là sự khác biệt của chúng tôi ở đâu và làm thế nào chúng tôi có thể giải quyết những điều đó, và tôi cảm thấy phần đó hữu ích", ông McCarthy nói với phóng viên.
Trong khi đó, phát biểu từ hội nghị G7 ở Nhật Bản, ông Biden cho biết ông sẵn sàng cắt giảm chi tiêu cùng với điều chỉnh thuế để đạt được thỏa thuận, nhưng nói rằng đề nghị mới nhất từ các đảng viên Cộng hòa về mức trần là "không thể chấp nhận được".
"Phần lớn những gì họ đã đề xuất đơn giản là không thể chấp nhận. Đã đến lúc các đảng viên Cộng hòa chấp nhận rằng không có thỏa thuận lưỡng đảng nào được thực hiện đơn độc, chỉ dựa trên các điều khoản đảng phái của họ. Họ cũng phải thay đổi", ông Biden nói.
Trên Twitter, ông Biden cho biết ông sẽ không đồng ý với một thỏa thuận bao gồm điều khoản bảo vệ các khoản trợ cấp cho các tập đoàn dầu mỏ lớn và "những người giàu có trốn thuế", trong khi đặt việc chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ thực phẩm cho hàng triệu người Mỹ vào rủi ro.
Tháng trước, Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua luật cắt giảm 8% chi tiêu của chính phủ vào năm tới. Các đảng viên Dân chủ nói rằng điều đó sẽ buộc các chương trình như giáo dục và thực thi pháp luật phải cắt giảm trung bình ít nhất 22%.
Ông Biden cũng cho rằng một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa sẵn sàng chứng kiến việc Mỹ vỡ nợ với hy vọng rằng hậu quả thảm hại sẽ ngăn cản ông tái đắc cử vào năm 2024, đài CNN đưa tin.
Còn hơn một tuần nữa là đến ngày 1.6, thời điểm mà Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo Mỹ sẽ vỡ nợ nếu như chính phủ liên bang không thể thanh toán tất cả các khoản nợ. Viễn cảnh vỡ nợ sẽ dẫn đến những hậu quả thảm khốc với kinh tế thế giới, trong đó, các công nhân liên bang Mỹ sẽ bị sa thải, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ bị tác động mạnh và nền kinh tế Mỹ có thể sẽ rơi vào suy thoái.
Đằng sau việc QUAD hủy họp thượng đỉnh Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia nhóm QUAD đã phải hủy vào giờ chót do Tổng thống Mỹ Joe Biden không thể đến dự. Có nhiều ý kiến bàn tán xung quanh sự kiện này, nhất là những ý kiến liên quan đến Trung Quốc trong mối quan hệ song phương với từng quốc gia thành viên nhóm. G7 vạch ra chiến...