Ông Biden nổi giận khi bị vặn hỏi về vụ ‘cụng tay’ với thái tử Saudi Arabia
Tổng thống Joe Biden kể ông đã thể hiện thái độ không hài lòng và nhắc lại vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi khi gặp thái tử Saudi Arabia tại Riyadh. Tuy nhiên những gì ông nhận lại từ báo chí nước nhà là sự ngờ vực.
Tổng thống Biden bị báo giới hỏi ngay khi đáp trực thăng từ sân bay Andrews xuống Nhà Trắng ngày 17-7 – Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ vừa trở về Nhà Trắng ngày 17-7 sau 4 ngày công du Trung Đông, nhưng đón chào ông ở nhà là những câu hỏi mang tính chất vấn.
“Tại sao không hỏi gì đó quan trọng hơn? Tôi sẵn lòng trả lời những câu hỏi quan trọng”, Tổng thống Biden tỏ ra bực dọc (mô tả của báo New York Times) khi được hỏi về cái cụng tay giữa ông với Thái tử Mohammed bin Salman (MbS) của Saudi Arabia.
Không chỉ cái cụng tay đó, mà nội dung cuộc nói chuyện giữa ông Biden với ông MbS cũng bị đặt dấu chấm hỏi. Tờ New York Times, một trong những tờ có quan điểm mềm mỏng với Đảng Dân chủ, cũng nhập hội ngờ vực về những gì nhà lãnh đạo Mỹ đã thông tin trước truyền thông.
“Biden kể ông ấy đã đối đầu với thái tử Saudi Arabia vì vụ sát hại ông Khashoggi. Sự thật là như thế nào đây?”, tờ báo của Mỹ đặt câu hỏi ngay trong tựa bài.
Video đang HOT
Tổng thống Biden và Thái tử MbS – người nắm quyền trên thực tế tại Saudi Arabia – gặp nhau ngày 16-7 và bàn về nhiều chủ đề.
Tuy nhiên cái chết đầy uẩn khúc của nhà báo Khashoggi ưa chỉ trích hoàng gia cùng Thái tử MbS đã chiếm sóng truyền thông. Tình báo Mỹ kết luận thái tử Saudi Arabia đứng sau vụ sát hại và phân xác ông Khashoggi tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2018. Đây là cáo buộc mà chính quyền Riyadh luôn phủ nhận.
“Ông ta nói rằng mình không chịu trách nhiệm cá nhân về việc đó – ông Biden kể lại với các phóng viên cuộc gặp với Thái tử MbS tại Jeddah – Nhưng tôi đã nói rõ rằng tôi nghĩ ông ta là người phải chịu trách nhiệm”.
Nhà Trắng và các quan chức trong chính quyền ông Biden khẳng định tổng thống đã thẳng thắn và trực diện nêu vấn đề với nhà lãnh đạo trên thực tế của Saudi Arabia.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir đã thổi bùng sự nghi ngờ có sẵn khi nói rằng ông chưa nghe thấy ông Biden chỉ trích thái tử nước ông trong cuộc gặp hôm 16-7.
“Tổng thống đã nêu vấn đề và thái tử trả lời rằng đây là một giai đoạn đau đớn đối với Saudi Arabia. Đó là một sai lầm khủng khiếp”, ông al-Jubeir thuật lại.
Cũng theo vị này, Thái tử MbS thậm chí còn nói rằng nước Mỹ cũng đã phạm những sai lầm và không nên cố gắng áp đặt giá trị của nước mình lên nước khác.
Thái tử Mohammed bin Salman cụng tay đón Tổng thống Biden khi nhà lãnh đạo Mỹ đến thăm Saudi Arabia ngày 15-7. Ảnh: REUTERS
Tại Nhà Trắng ngày 17-7, khi được hỏi những gì ngoại trưởng Saudi Arabia nói có phải là sự thật, Tổng thống Biden trả lời cộc lốc “Không” trong tâm trạng bực dọc, theo mô tả của New York Times.
Nhà lãnh đạo Mỹ dường như đang cảm thấy khó chịu khi không ai tin chuyện ông kể, tờ báo của Mỹ giải thích thêm.
Phần lớn báo chí Mỹ đều cho rằng tổng thống của họ đã thất bại trong chuyến công du Trung Đông lần này. Ông đã không nhận được cam kết nào từ Riyadh hay các nước vùng Vịnh trong vấn đề tăng sản lượng dầu thô.
Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ, Công chúa Reema bint Bandar al-Saud, đã cố gắng giảm nhẹ sự nghi ngờ của báo chí Mỹ và nói đỡ cho ông Biden để tránh tạo thêm căng thẳng giữa hai nước.
Bà kể khi Thái tử MbS và Tổng thống Biden nhắc đến vụ Khashoggi, không khí trò chuyện đã chuyển sang trạng thái “thẳng thắn”.
“Nhưng câu hỏi là sự thẳng thắn ấy trông như thế nào?”, tờ New York Times kết bài bằng một câu hỏi khác như để thể hiện họ không bị thuyết phục bởi những gì ông Biden kể.
Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ chuyển việc xét xử vụ sát hại nhà báo J.Khashoggi cho Saudi Arabia
Một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/4 thông báo ngừng xét xử vắng mặt 26 nghi phạm liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi của Saudi Arabia và chuyển việc xét xử cho Riyadh.
Nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: Saudi Gazette/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra gần 1 tuần sau khi Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag "bật đèn xanh" đối với đề nghị của công tố viên về việc chuyển vụ án sang Saudi Arabia. Theo công tố viên, vụ xét xử này bị kéo dài vì không thực thi được các lệnh của tòa án do các bị cáo là người nước ngoài.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát lệnh truy nã đỏ đối với 26 cá nhân và yêu cầu dẫn độ 20 đối tượng về xét xử, nhưng toàn bộ những yêu cầu này đã bị bác bỏ. Phía Saudi Arabia đã đề nghị đình chỉ tiến trình tố tụng và chuyển giao vụ việc cho Riyadh thụ lý.
Hôm 31/3 vừa qua, công tố viên nhà nước phụ trách vụ án này đã yêu cầu tòa án Istanbul đình chỉ thủ tục tố tụng đối với các nghi phạm sát hại ông Khashoggi, đồng thời đề nghị chuyển vụ án cho cơ quan tố tụng phía Saudi Arabia. Do toàn bộ nghi phạm đang ở nước ngoài nên tòa án đã Istanbul đề nghị Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ cho ý kiến về vấn đề này.
Ngày 2/10/2018, nhà báo Khashoggi - phụ trách một chuyên mục của tờ The Washington Post - đã bị sát hại bên trong Lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ một số quan chức cấp cao của Riyadh liên quan vụ việc. Một tòa án của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu xét xử vụ việc vào năm 2020, trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nước rạn nứt nghiêm trọng liên quan đến vụ án.
Thời gian gần đây Ankara thúc đẩy hàn gắn quan hệ với Riyadh và các quốc gia vùng Vịnh, trong nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
Saudi Arabia phủ nhận thông tin Pháp bắt người liên quan vụ sát hại nhà báo Khashoggi Ngày 7/12, Đại sứ quán Saudi Arabia tại Paris ra tuyên bố cho biết người đàn ông bị Pháp bắt giữ cùng ngày không liên quan tới vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi hồi năm 2018, đồng thời yêu cầu Pháp ngay lập tức trả tự do cho người này. (Hình ảnh lấy từ camera an ninh): Đối tượng Khalid Alotaibi (đi...