Ông Biden giải tán điều tra Covid-19 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
Sự tồn tại và tan rã của nhóm thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ điều tra giả thuyết virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, Trung Quốc chỉ được biết đến gần đây.
Các nhân viên làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán năm 2017 (Ảnh: AFP).
New York Post ngày 25/5 dẫn nguồn thạo tin cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden phải hứng chỉ trích vì nỗ lực điều tra giả thuyết virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. Nhóm điều tra này do cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các đồng minh lập ra từ mùa thu năm ngoái nhằm xác định liệu chính phủ Trung Quốc có vai trò gì trong sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 hay không.
Tuy nhiên, cuộc điều tra nhanh chóng gặp trở ngại bởi bất đồng nội bộ trong bối cảnh nhiều người lo ngại rằng đó là một phần trong nỗ lực chính trị hóa của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump nhằm đổ lỗi cho Trung Quốc.
Sau khi ông Biden nhậm chức, một số tài liệu tóm tắt về cuộc điều tra đã được bàn giao cho nhóm của tân Tổng thống vào tháng 2 và tháng 3. Ông Biden đã quyết định giải tán nhóm điều tra vì “lo ngại về chất lượng công việc”. Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ thậm chí còn gọi đây là cuộc điều tra đáng ngờ, vì những người đứng đầu nhóm điều tra đã loại bỏ những người có chuyên môn. Tuy nhiên, nhóm liên quan đến cuộc điều tra đã bác bỏ những chỉ trích này và khẳng định mục đích của họ là phân tích các nghiên cứu khoa học và thông tin từ cộng đồng tình báo củng cố giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm.
Mặc dù chính quyền của ông Biden đã giải tán nhóm điều tra, song Mỹ dường như vẫn hoài nghi về vai trò của Bắc Kinh trong việc hạn chế các nhà điều tra tiếp cận nguồn thông tin được cho là hữu ích liên quan đến nguồn gốc virus. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tuy nhóm điều tra đã bị giải tán nhưng họ tiếp tục làm việc với các cơ quan khác về vấn đề nguồn gốc Covid-19.
Các nhà điều tra WHO đã đến Vũ Hán, Trung Quốc điều tra nguồn gốc Covid-19 (Ảnh: AP).
Vấn đề nguồn gốc Covid-19 nóng trở lại những ngày gần đây sau khi Thời báo phố Wall dẫn một báo cáo tình báo của Mỹ nói rằng, một số nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán đã đi khám bệnh vào tháng 1/2019 trước khi các ca mắc Covid-19 đầu tiên được báo cáo ở nước này.
Viện Virus học Vũ Hán là tâm điểm trong nghi vấn của Mỹ và một số nước rằng virus SARS- CoV-2 có thể thoát ra từ đây. Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ nghi vấn này. Phản ứng về thông tin trên Thời báo Phố Wall , Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23/5 cáo buộc: “Mỹ tiếp tục thổi phồng giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm. Họ thực sự quan tâm đến việc truy tìm nguồn gốc hay cố gắng chuyển hướng sự chú ý”.
Báo cáo tình báo của Mỹ được tiết lộ trước cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dự kiến thảo luận về giai đoạn tiếp theo của cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19. Hồi tháng 3, WHO đã công bố báo cáo đánh giá các giả thuyết về nguồn gốc Covid-19 sau khi nhóm chuyên gia quốc tế do WHO dẫn đầu đến Vũ Hán điều tra. Theo báo cáo này, giả thuyết “nhiều khả năng nhất” là virus SARS-CoV-2 lây sang người từ một động vật trung gian. Ngược lại, giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm “rất khó xảy ra”.
Nhóm điều tra WHO tới phòng thí nghiệm Vũ Hán
Nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu tới Viện Virus học Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi Mỹ từng cáo buộc làm rò rỉ virus gây đại dịch Covid-19.
Đoàn xe chở các thanh tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sáng nay đi qua bộ phận an ninh vào Viện Virus học Vũ Hán, một trong những điểm dừng được chú ý nhiều nhất trong nhiệm vụ của nhóm để điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19. Những chiếc xe đầu tiên dừng lại để đại diện nhóm điều tra trả lời câu hỏi của báo chí.
"Chúng tôi mong đợi một ngày làm việc hiệu quả và đặt ra tất cả những câu hỏi mà chúng tôi biết là cần phải được hỏi", Peter Daszak, thành viên nhóm điều tra WHO, cho biết.
Phóng viên vây quanh đoàn xe chở nhóm chuyên gia WHO dừng trước Viện Virus học Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc hôm nay. Video: AFP .
Nhóm của WHO sẽ thăm phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia tại Viện Virus học Vũ Hán và trao đổi ý kiến với các chuyên gia của viện về công việc hàng ngày, hợp tác khoa học quốc tế, nỗ lực và đóng góp chống dịch, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN trước đó đưa tin.
Các nhà khoa học cho rằng Covid-19, xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán và đã giết chết hơn 2,2 triệu người trên toàn thế giới, có nguồn gốc từ dơi và có thể được truyền sang người qua một loài động vật trung gian khác. Tuy nhiên, giới khoa học hiện vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.
Ngay từ đầu đã có suy đoán virus có thể đã vô tình bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, dù không có bằng chứng nào chứng minh giả thuyết đó. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và những người ủng hộ ông cáo buộc Trung Quốc cố tình làm rò rỉ virus, trong khi Bắc Kinh nhiều lần phủ nhận.
Trung Quốc đang cố viết lại câu chuyện rằng Vũ Hán không phải nơi đại dịch khởi phát, cho rằng Covid-19 đã bùng phát ở nhiều khu vực trên thế giới. Một số nhà ngoại giao và truyền thông Trung Quốc ủng hộ giả thuyết virus có thể có nguồn gốc từ một nước khác.
Cuộc điều tra do WHO dẫn đầu tại Vũ Hán đã bị cản trở bởi sự chậm trễ, lo ngại về việc tiếp cận và tranh cãi giữa Trung Quốc và Mỹ. Việc Trung Quốc trì hoãn chuyến thăm của nhóm cũng dẫn đến những lời chỉ trích công khai hiếm hoi từ người đứng đầu WHO đối với Bắc Kinh.
Daszak hôm 2/2 cho biết nhiệm vụ đang tiến hành "rất tốt", vì nhóm đã được đưa vào một trung tâm kiểm soát dịch bệnh động vật. Nhóm cũng tham quan một triển lãm tuyên truyền sự phục hồi của Trung Quốc sau đại dịch ở Vũ Hán và tới chợ hải sản Hoa Nam, một trong những cụm lây nhiễm được báo cáo đầu tiên hơn một năm trước.
Mức độ đặc biệt nguy hiểm của biến chủng Covid-19 từ Ấn Độ Biến chủng SARS-CoV-2 B.1.617 được cho đã gây ra làn sóng bùng dịch phi mã ở Ấn Độ gần đây, do có khả năng lây lan mạnh so với các chủng ban đầu. Mức độ đặc biệt nguy hiểm của biến chủng Covid-19 từ Ấn Độ Theo Euro News , biến chủng B.1.617 lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ cuối năm...