Ông Biden củng cố thế trận châu Á trước khi rời Nhà Trắng
Khi chỉ còn 2 tháng sẽ kết thúc nhiệm kỳ, chính quyền của đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tăng cường củng cố thế trận hợp tác ở châu Á, bao hàm cả vấn đề Biển Đông.
Mới đây, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Lima (Peru), Tổng thống Biden đã có cuộc gặp 3 bên với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
Siết chặt quan hệ đồng minh
Kể từ khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng 10, đây là lần đầu tiên ông Ishiba gặp mặt trực tiếp Tổng thống Mỹ. Sau cuộc gặp, ba nước tuyên bố thành lập Ban thư ký ba bên được thiết kế để chính thức hóa mối quan hệ và đảm bảo rằng việc hợp tác không chỉ “họp hành, gặp gỡ” mà sẽ có những hành động cụ thể. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định điều này khi nói chuyện với các nhà báo cùng ông Biden trên chuyên cơ Air Force One.
Tàu chiến Mỹ và Philippines trong một lần tập trận chung ở Biển Đông. ẢNH: HẢI QUÂN MỸ
Việc Hàn Quốc và Nhật Bản hợp tác với nhau được coi là một trong những thành tựu ngoại giao của chính quyền Tổng thống Biden. Bởi trong suốt nhiều năm, Seoul và Tokyo liên tục hục hặc do những bất đồng về lịch sử. Washington xem quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ – Nhật – Hàn đóng vai trò quan trọng để cân bằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chính vì thế, việc ông Biden gặp lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản vừa qua được đánh giá nhằm củng cố hợp tác ba bên, đồng thời việc thành lập Ban thư ký ba bên là nhằm thể chế hóa mối quan hệ này.
Không chỉ với hai đồng minh Đông Bắc Á, chính quyền của ông Biden cũng vừa củng cố hợp tác với Philippines – một đồng minh ở Đông Nam Á.
Video đang HOT
Vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có chuyến công du đến Philippines. Tại Manila, ông Austin và người đồng cấp sở tại đã ký kết Thỏa thuận chung về an ninh thông tin quân sự (GSOMIA) song phương. Thỏa thuận này không chỉ trao đổi thông tin tình báo quân sự, mà còn cho phép Philippines tiếp cận kỹ thuật quân sự hiện đại và công nghệ quân sự tiên tiến của Mỹ. Washington và Manila ký kết thỏa thuận trên trong bối cảnh Philippines gần đây liên tục căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông.
Tăng cường thế trận ở Biển Đông
Nhận xét về việc Mỹ và Philippines ký kết GSOMIA khi trả lời Thanh Niên ngày 21.11, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) đánh giá: “Chính quyền của ông Biden đang cố gắng hết sức để thể chế hóa chặt chẽ các thỏa thuận với các đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) như Philippines. Điều này giúp đảm bảo tính liên tục trong cách tiếp cận đầu tiên của các đồng minh đối với chính sách đối ngoại Indo-Pacific. Chia sẻ thông tin tình báo là ví dụ mới nhất để tối đa hóa hợp tác của Mỹ và Philippines để tăng cường phối hợp thông tin giá trị cao trước các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Cũng trả lời tương tự với Thanh Niên, GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản) phân tích: “Thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ và Philippines đã hoàn thiện các chi tiết cần thiết trong hiệp ước liên minh vốn có từ trước. Trước đây, năng lực tình báo của quân đội Philippines chủ yếu tập trung vấn đề nội địa. Gần đây, căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và eo biển Đài Loan khiến cho Philippines cần nâng cấp năng lực tình báo”.
“Việc chia sẻ thông tin tình báo cho phép Washington và Manila phối hợp các hoạt động trên biển. Bên cạnh đó, kết hợp cùng mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo sâu rộng từ các thành viên “Bộ tứ” (gồm Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ) thì thỏa thuận mới với Philippines cũng giúp Washington nâng cao mạng lưới hợp tác thông tin hàng hải ở khu vực. Điều này cho phép Washington và các đồng minh phối hợp chống lại chiến lược vùng xám của Trung Quốc ở Biển Đông”, GS Sato nhận định thêm.
Trong một diễn biến liên quan, hôm qua (21.11), Reuters dẫn lời người phát ngôn Kanishka Gangopadhyay của Đại sứ quán Mỹ ở Manila cho hay quân đội Mỹ đang hỗ trợ các hoạt động của Philippines ở Biển Đông thông qua một lực lượng đặc nhiệm. Sự hỗ trợ này nằm trong sáng kiến hợp tác tình báo, giám sát và trinh sát.
“Lực lượng đặc nhiệm trên tăng cường sự phối hợp và khả năng tương tác của liên minh Mỹ – Philippines bằng cách cho phép các lực lượng Mỹ hỗ trợ các hoạt động của Lực lượng Vũ trang Philippines ở Biển Đông”, phát ngôn viên Gangopadhyay thông tin.
Tương lai xung đột Ukraine khi ông Biden mạnh tay giúp Kyiv
Khi chiến sự Ukraine chuẩn bị bước qua mốc 1.000 ngày, truyền thông Mỹ dẫn một số nguồn tin khẳng định Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden vừa cho phép Kyiv được sử dụng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Đây được xem là diễn biến bất ngờ khi suốt nhiều tháng qua, Nhà Trắng dưới thời ông Biden gần như kiên quyết từ chối đề xuất của Ukraine về việc sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thậm chí trước đây, ngay cả khi được lãnh đạo Anh thuyết phục, ông Biden cũng chưa đồng ý.
Binh sĩ Ukraine trong một lần nã pháo vào lực lượng Nga trên chiến trường. ẢNH: REUTERS
Trong khi Nhà Trắng từ chối bình luận thông tin trên, thì Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ trích quyết định mới của Mỹ đã "châm dầu vào lửa".
Rủi ro không quá lớn ?
Không khó để hiểu lý do tại sao trước đây ông Biden từ chối cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga. Vì việc Ukraine được phép sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga có thể khiến cho cuộc xung đột ở Ukraine trở nên căng thẳng hơn, thậm chí lan rộng ngoài tầm kiểm soát đối với Mỹ.
Hồi tháng 9, khi Ukraine tích cực vận động Mỹ cùng đồng minh về vấn đề trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin phản ứng rằng nếu NATO dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của phương Tây để tấn công sâu vào bên trong Nga, thì Moscow sẽ xem đó là hành động chiến tranh. Vì thế, quyết định mới của Tổng thống Biden khiến nhiều người lo ngại Nga phản ứng mạnh dẫn đến xung đột lan rộng.
Thời gian qua, Mỹ đã cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine nhưng không cho phép dùng tấn công vào lãnh thổ Nga. Đạt trần bay lên đến 50 km cùng tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần vận tốc âm thanh) và có tầm bắn lên đến 300 km, ATACMS sẽ là loại vũ khí mà Ukraine có thể dùng tấn công lãnh thổ Nga sau khi Washington gỡ bỏ rào cản cho Kyiv. Tuy nhiên, như CNN dẫn một số nguồn tin thì khẳng định thực tế Mỹ không cung cấp nhiều tên lửa ATACMS cho Ukraine.
Thêm vào đó, so với giai đoạn tháng 8 - 9 vừa qua, khi Ukraine tấn công đã thọc sâu vào lãnh thổ Nga, thì thế trận đã thay đổi. Cụ thể, Moscow gần đây liên tục lấn lướt Kyiv trên chiến trường. Cho nên sức ép dành cho Moscow cũng giảm đi. Ngoài ra, vì Moscow vẫn kiểm soát nhiều vùng đất của Ukraine, nên nếu sử dụng ATACMS thì Kyiv chỉ đủ sức tấn công khoảng 100 km vào lãnh thổ Nga, chứ khó tấn công sâu hơn. Cho nên, rủi ro thiệt hại lớn cho Nga là không quá cao.
Đó là những phân tích lạc quan đối với rủi ro chiến sự lan rộng.
Đến "lá bài" cho ông Trump ?
Nhận định khi trả lời Thanh Niên ngày 18.11, chuyên gia tình báo quốc phòng Mỹ Carl O.Schuster đánh giá động thái mới của Tổng thống Biden nhằm tăng cường áp lực chính trị lên Moscow phải thay đổi chiến lược, mở ra cơ hội đàm phán hòa bình.
Quyết định được Tổng thống Biden đưa ra khi chỉ còn khoảng 2 tháng nữa Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức. Dự báo về chính sách của Nhà Trắng sau khi ông Trump tiếp quản, chuyên gia Schuster đánh giá: "Ý định của ông Trump là hạn chế và chấm dứt xung đột ở Trung Đông và Ukraine nhằm dành nhiều nguồn lực hơn cho Thái Bình Dương và Đông Á. Chiến lược của ông là đe dọa cắt giảm hỗ trợ vật chất của Mỹ cho những bên tham gia. Trong trường hợp của châu Âu, Mỹ đang cung cấp phần lớn thiết bị quân sự và đạn dược cho Ukraine".
Chính vì thế, để kết thúc xung đột ở Ukraine thì Washington có thể sử dụng "lá bài" viện trợ nhằm gây áp lực buộc Kyiv ngồi vào bàn đàm phán ngay cả khi không nhận được điều kiện Nga trả lại các khu vực đã chiếm đóng. Sự ủng hộ của dư luận Ukraine dành cho Tổng thống Volodymyr Zelensky đang ngày càng thấp hơn cũng trở thành gánh nặng cho chính quyền Kyiv đương nhiệm. Trong khi đó, ông Zelensky đang đối mặt áp lực phải tổ chức bầu cử tổng thống Ukraine sau thời gian trì hoãn vì chiến sự.
Ngược lại, việc Tổng thống đương nhiệm Biden cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga có thể trở thành "lá bài" cho ông Trump sắp tới gây sức ép đối với Moscow về hòa đàm. Ông Trump không phải chịu trách nhiệm về quyết định này của ông Biden, nhưng có thể dùng để thương thuyết với Tổng thống Putin. Vì có một thực tế là nguồn lực của Nga đang bị suy giảm, nên nếu về lâu dài có thể bị Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ thì có thể trở thành áp lực không nhỏ cho Moscow.
Đối sách của Nhà Trắng với Trung Đông
Dự báo về chiến lược sắp tới của Nhà Trắng đối với Trung Đông, chuyên gia Schuster cho rằng: "Ông Trump sẽ không cắt giảm hỗ trợ cho Israel nhưng sẽ đe dọa rút quân khỏi Iraq và Syria (chỉ khoảng 2.000 người). Tuy nhiên, ông sẽ không rút lui khỏi cuộc chiến chống lại lực lượng Houthi ở Yemen. Ông Trump cũng sẽ cho phép không kích mạnh hơn và nhiều hơn vào một số mục tiêu ở Trung Đông, đồng thời tái lập các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Iran mà ông Biden đã dỡ bỏ".
Ông Trump trở lại Nhà Trắng gặp ông Biden Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 13.11 đã quay lại Nhà Trắng để gặp Tổng thống Joe Biden sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 5.11. Tổng thống Biden ngày 13.11 đón tiếp người tiền nhiệm và cũng sắp kế nhiệm của ông, ông Donald Trump tại Phòng Bầu dục. Đây là lần đầu tiên ông Trump trở...